Việt Nam tham vọng thành cường quốc về tôm
Chúng ta có đủ khát vọng để nâng tầm lên trở thành cường quốc sản xuất về tôm, chứ không cam chịu phận… nhược tiểu mãi được.
Đó là chia sẻ của ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Việt-Úc, một trong những cơ sở sản xuất tôm giống hàng đầu trong nước hiện nay tại hội nghị quản lý tôm giống nước lợ do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 15/8.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, để nâng tầm được tôm Việt thì thứ nhất nâng cao giá trị gia tăng, làm sao đảm bảo giá trị tăng liên tục, mà muốn làm như vậy chúng ta phải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành tôm. “Trên thực tế, ngành tôm nước ta hiện không thua kém nhiều so với 2 cường quốc về tôm là Indonesia và Ấn Độ, nên tôi tin Việt Nam đủ khả năng vươn lên bằng, thậm chí vượt hai nước này về sản xuất tôm, trở thành công xưởng sản xuất tôm cho cả thế giới”.
Chế biến tôm xuất khẩu
Đánh giá về khả năng phát triển của con tôm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, trong định hướng tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, thủy sản được xác định là ưu tiên hàng đầu, bởi còn rất nhiều dư địa để phát triển, trong đó con tôm sẽ là ưu tiên số 1.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Con tôm là con đầu tiên có một thị trường tới cả 7 tỷ người trên thế giới, bởi khác với các con khác, rất ít người kiêng ăn tôm. Đó là một thị trường dự báo rất mở rộng. Đặc biệt, trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, chúng ta còn có cơ hội biến thách thức thành lợi thế, bởi thủy sản của Việt Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long khi nước biển dâng, khi hạn mặn thì chúng ta sẽ chuyển một bộ phận từ lúa sang thủy sản và trong thủy sản có “con 7 tỷ người ăn”, đó là con tôm”.
Dự kiến, năm 2016 tiếp tục là năm thắng lợi của ngành tôm Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu vượt 3 tỷ USD, lớn hơn gạo.
Việc phát triển ngành tôm Việt Nam phù hợp với xu hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó quan trọng nhất là giảm diện tích trồng lúa, giảm sản lượng gạo như nhiều chuyên gia nông nghiệp đã chỉ ra trước đây. Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người phụ trách ngành nông nghiệp Việt Nam trong suốt những năm Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành cường quốc thế giới về xuất khẩu gạo, từng kiến nghị giảm 2 triệu ha đất lúa.
Video đang HOT
Bộ NN& PTNT đã phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014-2020 trong đó mục tiêu năm 2014-2015 chuyển đổi khoảng 260.000 héc ta diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
Vào tháng 4/2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia, trong đó quyết định điều chỉnh giảm diện tích đất trồng lúa từ 3,81 triệu ha xuống còn 3,76 triệu ha (giảm 52.040 ha), trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha. Trong số 3,76 triệu ha đất trồng lúa được giữ lại, có khoảng 400.000ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa.
Trở lại với tham vọng trở thành cường quốc về tôm, dù lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan luôn khẳng định có nhiều thị trường tiềm năng sắp mở ra khi các hiệp định thương mại song phương và đa phương có hiệu lực nhưng các chuyên gia trong ngành thủy sản cho rằng, vấn đề bất cập nhất hiện nay ảnh hưởng đến thị trường hoạt động xuất khẩu tôm chính là chất lượng không đáp ứng thị trường.
Tình trạng tôm bẩn đang trở thành “con sâu làm rầu nồi canh”. Giới kinh doanh cho rằng, nhiễm khuẩn là do nước đá, dụng cụ phục vụ cho hoạt động sản xuất không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, “tôm bẩn” tồn tại vì cá nhân, doanh nghiệp tham lợi nhuận tự ý bơm tạp chất.
“Muốn giải quyết vấn nạn này rất cần sự phối kết hợp của lực lượng quản lý thị trường cùng các bộ phận, đơn vị quản lý khác kiểm tra tận gốc và dẹp bỏ sớm”, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) kiến nghị.
Song song với giải pháp ngăn chặn tình trạng “tôm bẩn”, Vasep yêu cầu sớm xây dựng chương trình tôm sạch. Bởi vì đây là chương trình thiết thực, cấp bách nếu Việt Nam chứng minh được tôm sạch chắc chắn nhu cầu thị trường khó tính cũng như thị trường truyền thống sẽ tăng trưởng nhanh.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tỷ phú Jack Ma tiết lộ sai lầm và hối tiếc lớn nhất đời
Tỷ phú Jack Ma bày tỏ, sai lầm lớn nhất trong đời ông là tạo ra Alibaba, còn hối tiếc lớn nhất cuộc đời ông là trở thành tỷ phú.
"Thành thật mà nói thì sai lầm lớn nhất trong đời tôi là tạo ra Alibaba. Khi tôi lập ra nó, tôi đã tưởng rằng đó sẽ là một doanh nghiệp nhỏ. Còn bây giờ mỗi ngày tôi đều phải bận rộn như Chủ tịch...", tỷ phú Jack Ma nói tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 20 tại LB Nga.
"Trong kiếp sau, nếu như tôi có được cuộc đời nữa thì tôi không bao giờ tham gia kinh doanh như hiện nay. Tôi sẽ chỉ làm những công việc của riêng mình và tận hưởng cuộc sống", tỷ phú Jack Ma nói thêm.
Đồng thời Jack Ma cam đoan rằng ông sẽ không trụ lại lâu ở vị trí đứng đầu doanh nghiệp, và tiết lộ, sau khi rời cương vị lãnh đạo tập đoàn, ông dự kiến chăm lo bảo vệ môi trường xung quanh.
Tỷ phú Jack Ma bày tỏ, sai lầm lớn nhất trong đời ông là tạo ra Alibaba, còn hối tiếc lớn nhất cuộc đời ông là trở thành tỷ phú.
Trước đó, ông chủ tập đoàn Alibaba Jack Ma trong một buổi diễn thuyết trên đài truyền hình Trung Quốc trước hàng ngàn khán giả trẻ tuổi cũng bộc bạch: "Hối tiếc lớn nhất cuộc đời tôi là trở thành tỷ phú.
Sau lời nhận định đầy bất ngờ, vị tỷ phú này đã chân thành chia sẻ những kinh nghiệm quý giá nhất cho thế hệ thanh niên hiện nay. Trong bài diễn thuyết của ông, ông đã chia sẻ tường tận mọi việc mà một người nên làm ở mỗi độ tuổi khác nhau.
Dưới đây là một trích đoạn trong bài diễn thuyết của ông:
"Trước năm 20 tuổi, bạn nên là một học sinh ưu tú. Nếu có thể, hãy đi làm thêm để lấy kinh nghiệm.
Trước năm 30 tuổi, bạn nên lấy ai đó làm hình mẫu lý tưởng. Thành lập một công ty nhỏ. Thông thường, khi bạn làm việc ở một công ty lớn, bạn sẽ có cơ hội tốt để học cách xử lý mọi viêc. Nhưng khi bạn làm việc ở một công ty nhỏ, bạn sẽ học được về đam mê, về ước mơ. Bạn sẽ học được cách làm mọi thứ cùng một lúc.
Vì vậy, trước năm 30 tuổi, điều quan trọng nhất không phải là công ty bạn làm lớn hay nhỏ mà là ông chủ của bạn tài giỏi đến đâu. Một ông chủ giỏi sẽ dạy bạn nhiều thứ khác biệt. Đặc biệt, bạn sẽ trở thành một con người khác.
Khi bạn 40-50 tuổi, bạn phải làm tất cả mọi thứ mà bạn giỏi. Đừng cố gắng dấn thân vào một lĩnh vực mới, bởi vì nó quá muộn, tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng thành công, nhưng tỷ lệ chết là quá lớn. Bởi vậy, bạn nên tập trung làm những thứ mà bạn giỏi.
Khi bạn 50-60 tuổi, hãy làm việc cho những bạn trẻ, bởi vì họ có thể làm tốt hơn bạn. Bởi vậy, hãy ở bên cạnh họ, họ thực sự giỏi.
Khi bạn ngoài 60 tuổi. Hãy dành thời gian cho bản thân mình. Đến bãi biển, đón ánh nắng và hưởng thụ cuộc sống một cách nhẹ nhàng nhất. Bởi lẽ, lúc này đã quá muộn để bạn thay đổi mọi thứ".
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hà Nội: Cứ 114 trẻ trai mới có 100 trẻ gái Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang gia tăng và trở thành một trong những vấn đề "nóng" của cả nước nói chung và của Hà Nội nói riêng. Ngày 17-6 tại Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS - KHHGĐđã diễn ra cuộc hội thảo về việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền...