Việt Nam tham gia khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, nông sản nào được lợi nhất?
Việc Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực Việt Nam đang có lợi thế.
Tham gia RCEP, không gian chuỗi sản xuất nông nghiệp mở rộng hơn
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NNPTNT), tham gia RCEP – khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện nay, lợi thế lớn nhất là đơn giản hoá thủ tục hải quan, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các nước ASEAN và 5 nước tham gia Hiệp định RCEP là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, NewZealand.
Lợi thế nữa là các nước tham gia RCEP gần như bao trùm một chuỗi liên kết tạo ra sản phẩm nông sản từ nguyên liệu đầu vào, phân bón, canh tác, sơ chế, chế biến… đến xuất khẩu trong khối RCEP.
Có thể thấy, trong số các nước tham gia RCEP, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hiện là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chỉ sau Mỹ.
Trong đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt khoảng 8,47 tỷ USD trong năm 2021, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 26,9% tổng lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng tăng tốc nhập khẩu nông sản của Việt Nam với giá trị kim ngạch nhập khẩu nông sản từ Việt Nam năm 2021 đạt trên 3 tỷ USD (chiếm 6,9%).
Đứng thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam là Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,9 tỉ USD (chiếm 4,4%)…
Những năm qua, Nhật Bản đã và đang mở cửa cho nhiều loại trái cây của Việt Nam, trong đó vải thiều Lục Ngạn và mới đây là thanh long Bình Thuận đã được Nhật Bản bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Theo đánh giá của các chuyên gia, RCEP sẽ mang lại cơ hội cho các loại nông sản nhiệt đới và sản phẩm chế biến của Việt Nam. Trong ảnh: Chế biến dừa ở Công ty Long Uyên (Tiền Giang). Ảnh: K.N
Ngoại trừ Nhật Bản, Australia, New Zealand, người tiêu dùng của khu vực RCEP không quá khó tính, trong khi nhu cầu của nhóm này đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh lại tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến.
Trong 5 năm trở lại đây, rất nhiều quốc gia trong khối có thế mạnh xuất khẩu như Thái Lan, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Indonesia… đều coi trọng các thị trường nội khối ASEAN.
Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường ASEAN rất nhiều chủng loại hàng nông sản (gạo, cà phê, hạt tiêu, rau quả, thủy sản…). Hiện, ASEAN là thị trường tiêu thụ rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, trong đó, Thái Lan là nước trong khối nhập khẩu nhiều rau quả Việt Nam nhất.
Vào RCEP, nông sản nào được lợi?
Theo đánh giá của các chuyên gia, RCEP được kỳ vọng sẽ mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng thế mạnh, nhất là nông sản nhiệt đới và thực phẩm chế biến.
Video đang HOT
Ngoài ra, RCEP cũng mang lại nhiều thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của nước ta do quy trình xuất, nhập khẩu được đơn giản hóa sẽ giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời tăng tỷ suất lợi nhuận và sức cạnh tranh tại thị trường RCEP.
RCEP có hiệu lực, hàng rào thuế quan giữa các quốc gia thành viên được giảm bớt, các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng dễ dàng hơn được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam, trong đó có nông sản khi xuất khẩu vào các thị trường trong RCEP.
Đồng thời, RCEP sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của nước ta hàng năm vượt 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc tham gia RCEP cũng khiến áp lực cạnh tranh của nông sản Việt trở nên căng thẳng hơn bởi nhiều đối tác trong khu vực cũng có những sản phẩm tương đồng, thậm chí có thể phải cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng với một số đối tác lớn tham gia RCEP sẽ là một bất lợi.
Việc xuất khẩu sang các nước đối tác cũng ngày một khó khăn hơn, khi các nước đặt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ cạnh tranh với Việt Nam trong cung cấp hàng dệt, thực phẩm chế biến và thức ăn gia súc sang Hàn Quốc, gạo và hàng may mặc sang Nhật Bản.
Để không mất lợi thế ở RCEP, điều cần làm lúc này là các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh để tận dụng cơ hội mà RCEP mang lại.
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được đánh giá là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới giữa ASEAN và 5 nước đối tác.
Cụ thể, RCEP có sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và 5 đối tác của khối này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Theo đánh giá, RCEP tạo nên một thị trường quy mô 2,2 tỷ người, GDP xấp xỉ 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và là khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng khổng lồ, Việt Nam có tới 6 loại nông sản xuất khẩu trên 3 tỷ USD
Trong bối cảnh khó khăn chưa từng có, xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn thu về 48,6 tỷ USD, trong đó 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, 6 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD
Trong bối cảnh khó khăn chung, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%.
Đặc biệt, lần đầu tiên, xuất khẩu nông lâm thủy sản chinh phục kỷ lục mới khi năm 2021 đạt con số 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020; trong đó Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu nông sản chính đạt 21,49 tỷ USD, tăng 13,5%; lâm sản chính 15,96 tỷ USD, tăng 20,7%; thủy sản trên 8,89 tỷ USD, tăng 5,6%; chăn nuôi 434 triệu USD, tăng 2,1%.
Tiếp tục có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (thêm 1 mặt hàng là thức ăn gia súc và nguyên liệu), trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD.
Đó là, gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 14,81 tỷ USD; tôm trên 3,85 tỷ USD; rau quả trên 3,52 tỷ USD; hạt điều 3,66 tỷ USD; gạo trên 3,27 tỷ USD; cao su trên 3,31 tỷ USD.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Nói về những thành tích của ngành nông nghiệp năm 2021, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, nếu ở thời điểm tháng 8, tháng 9, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội, chuỗi ngành hàng bị đứt gãy, việc sản xuất, vận chuyển, chế biến khó khăn khiến hệ thống phân phối bị ngưng trệ, thị trường bị đứt gãy..., không hình dung nổi ngành nông nghiệp sẽ vượt qua, hoàn thành chỉ tiêu, lập kỷ lục mới về xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập kỷ lục về giá trị trong năm 2021. Ảnh: Dây chuyền chế biến gỗ của Công ty Hoàng Thông. Ảnh: T.L
"Chúng ta phải giải quyết được bài toán nghịch lý là tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không đồng nhất với thu nhập của người nông dân. Lẽ ra hai đường này phải đi song song nhau nhưng một đường đi nhanh, một đường đi chậm. Đây là điều mà tôi rất ưu tư".
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan
"Kết quả này nói lên sự năng động, thích ứng, nhanh nhạy không chỉ trong bộ máy quản lý ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương mà còn thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp và người dân, sự vào cuộc của hiệp hội ngành hàng nhằm kết nối, giữ vững thị trường.
Hàng chục triệu hộ nông dân trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn tạo ra được lượng nông sản lớn, giúp ngành nông nghiệp lấy được đà phục hồi nhanh, đảm bảo cung ứng đủ lương thực thực phẩm cho người dân trong thời điểm giãn cách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để có được kết quả này, các tổ công tác đặc biệt của Bộ NNPTNT đã có nhiều sáng kiến, giải pháp phù hợp, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giúp các doanh nghiệp có nguyên liệu phục vụ chế biến.
Trong điều kiện mỗi địa phương có những quy định khác nhau trong phòng chống dịch thì vai trò kết nối, điều phối của các tổ công tác là rất quan trọng.
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, kết quả kỷ lục này là nhờ cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn gắn với nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng ngành, sản phẩm nông lâm thủy sản có lợi thế và giá trị cao, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong đó, ngành trồng trọt tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả và do thời tiết không thuận lợi, sang trồng rau, quả, cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn, mặc dù diện tích gieo trồng giảm khoảng 39.700ha nhưng năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020.
Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao được mở rộng.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ, giá thịt lợn hơi giảm trong thời gian tương đối dài, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng, nhiều cơ sở chăn nuôi dừng tái đàn, Bộ NNPTNT đã phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp đánh giá thực trạng chăn nuôi, hệ thống phân phối, tiêu thụ thịt lợn để có giải pháp tăng cường quản lý, bình ổn thị trường.
Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát triển: Đàn lợn ước đạt khoảng 28,0 triệu con, tăng 7,1%; đàn gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8%. Tổng sản lượng thủy sản 8,73 triệu tấn, tăng 1,0% so với năm 2020; trong đó khai thác trên 3,9 triệu tấn, tăng 0,9%; nuôi trồng 4,8 triệu tấn, tăng gần 1,1%.
Linh hoạt trong biến động
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan (giữa) tham gia mở vườn vải xuất khẩu tại huyện Thanh Hà (Hải Dương). Ảnh: K.N
Linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, triển khai kịp thời các giải pháp, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có một năm thắng lợi dù những khó khăn ngành gặp phải vô cùng nhiều và chưa từng có tiền lệ.
Đây là động lực để ngành tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới, chuyển đổi mạnh mẽ từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp trong năm 2022 và những năm tới.
Nói về năm 2021, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Nếu nói một từ duy nhất về ngành nông nghiệp năm 2021 thì đó là từ "biến".
Nhưng qua sự biến động, chúng ta cũng nhìn rõ ưu, khuyết điểm và cũng là động lực để chuyển đổi mạnh mẽ hơn tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp".
Sự chuyển dịch mạnh mẽ này thể hiện ở chỗ với phương châm thích ứng linh hoạt, Bộ NNPTNT tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khó khăn, khai thông thị trường xuất nhập khẩu.
Cùng với đó, môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ; nỗ lực vươn lên và đạt kết quả khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch.
"Lần đầu tiên, Bộ NNPTNT thành lập, tổ chức hoạt động hiệu quả 2 tổ công tác đặc biệt chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 khu vực phía Nam và phía Bắc. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển, phân phối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch Covid-19, giảm thiểu đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản; tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, năm 2022, Bộ NNPTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.
Đẩy mạnh truyền thông quảng bá giới thiệu sản phẩm, địa chỉ bán nông sản an toàn, nhất là theo phương thức online; tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các địa phương theo chuỗi; đẩy mạnh kết nỗi các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Cùng với đó, tích cực tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTAs), đặc biệt là CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu các hàng nông sản chủ lực.
Đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao.
Trung Quốc phê duyệt mã nông sản được phép nhập khẩu, Việt Nam có bao nhiêu mã, doanh nghiệp tra cứu thế nào? Thống kê đến ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 320 mã nông sản thực phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc. Trung Quốc phê duyệt mã sản phẩm cho doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, Việt Nam có bao nhiêu mã? Theo Văn phòng SPS Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc...