Việt Nam tham gia Hội chợ sách Hong Kong
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Hội chợ sách Hong Kong lần thứ 33 do Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong (HKTDC) tổ chức, đang diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Hong Kong (Trung Quốc) từ ngày 19-25/7.
Hội chợ sách năm 2023 lấy “Văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên” làm chủ đề. Hội chợ năm nay thu hút khoảng 760 nhà triển lãm đến từ hơn 30 quốc gia và khu vực.
Khách tham quan, mua sắm tại Hội chợ sách Hong Kong 2023. Ảnh: Mạc Luyện/TTXVN
Đơn vị tổ chức hy vọng sẽ khuyến khích độc giả trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua việc đọc, đồng thời tăng hứng thú với văn học. Bên cạnh đó, người lớn có thể khám phá lại tuổi thiếu niên của mình, khám phá lại sức hấp dẫn của văn học và tạo nền tảng để nuôi dưỡng việc đọc giữa cha mẹ và con cái, cho phép cha mẹ đồng hành cùng con cái học hỏi và trưởng thành.
Cũng giống như những năm trước, hội chợ có tất cả các loại sách và ấn phẩm, thiết bị nghe nhìn các sản phẩm đa phương tiện, thể thao và điện tử giải trí… Ngoài ra, hội chợ sách thường niên năm nay cũng sẽ giới thiệu những tác phẩm mới và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực xuất bản, công nghệ sách điện tử mới và các hội thảo của các cây bút hàng đầu châu Á sẽ là những mối quan tâm lớn nhất của người xem trong sự kiện kéo dài 7 ngày này.
Lần đầu tiên hội chợ sách có phòng trưng bày văn hóa nghệ thuật quốc tế, trưng bày các triển lãm văn học, văn hóa và nghệ thuật từ 24 quốc gia và khu vực, giúp công chúng hiểu sâu hơn về các nền văn hóa.
Gian hàng của Tổng lãnh sự quán các nước tại Hội chợ sách Hong Kong 2023. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhà tổ chức luôn dành một phần gian hàng cho Tổng lãnh sự quán nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Philippines, Myanmar, Venezuela, Qatar…
Tại hội chợ lần này, “Không gian Việt Nam” trưng bày nhiều đầu sách giới thiệu về thương mại đầu tư, văn hóa du lịch, ẩm thực… của Việt Nam, trong đó có cả sản phẩm Báo Ảnh của Thông tấn xã Việt Nam với phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Thông qua những hình ảnh chân thực, chất lượng về mọi mặt của đời sống chính trị – xã hội, Báo Ảnh Việt Nam sẽ góp phần làm cho người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu rõ hơn về đất nước, con người Việt Nam.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Vũ Thị Thúy – Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Hong Kong cho biết hàng năm Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong đều có một gian hàng trưng bày sách để quảng bá hình ảnh đất nước con người, du lịch và nghệ thuật, thương mại và đầu tư của Việt Nam. Hong Kong có văn hóa đọc rất tốt và có thể thấy điều này trong việc ngay từ ngày đầu tiên đã có rất đông người tham gia hội chợ. Phần đông những người đến với “Không gian Việt Nam” tại hội chợ là những người đã từng hoặc đang mong muốn đến tham quan du lịch ở Việt Nam.
Gian hàng của Việt Nam tại Hội chợ sách Hong Kong 2023. Ảnh: Mạc Luyện/PV TTXVN tại Hong Kong
Theo bà Vũ Thị Thúy, để sách báo của Việt Nam có thể thu hút độc giả và tìm được đầu ra tại thị trường Hong Kong thì nên tập trung vào sách tiếng Anh, tiếng Trung, vào các chủ đề mà người Hong Kong quan tâm như văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực của Việt Nam. Ngoài ra, cũng có ngày càng nhiều người Hong Kong thích học tiếng Việt, muốn tìm sách dạy tiếng Việt.
Anh Meer So – sinh viên Trường Đại học Việt Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội theo hình thức trực tuyến, cho biết anh bị thu hút khi đến với “Không gian Việt Nam” của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong. Đến đây, anh có được cơ hội được tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Việt Nam .
Ông Alva Chan – người dân Hong Kong chia sẻ đến hội chợ sách ông có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hóa con người của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và hy vọng sẽ có dịp sớm đến tham quan. Trong khi đó, ông David Xiao cho hay ấn tượng đầu tiên của ông về Việt Nam là các món ăn, khi tại Hong Kong có khá nhiều nhà hàng Việt Nam và các món ăn đều rất ngon. Ông cũng biết Việt Nam có nhiều thắng cảnh độc đáo nên tới triển lãm xem thêm giới thiệu về Việt Nam.
Đây cũng là hội chợ sách đầu tiên sau khi Hong Kong khôi phục các hoạt động bình thường sau dịch bệnh.
Đơn vị tổ chức – Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong – nhận định số lượng khách tham quan năm nay sẽ nhiều hơn con số 850.000 người của năm 2022.
Mạc Luyện (TTXVN)
Nhật cân nhắc hội nghị 4 bên nhằm đối phó Trung Quốc
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cân nhắc gặp gỡ lãnh đạo các nước Hàn Quốc, New Zealand và Úc bên lề cuộc họp NATO sắp tới.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh AFP
Tờ Yomiuri Shimbun ngày 20.6 đưa tin Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang cân nhắc một hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo các nước Hàn Quốc, New Zealand và Úc bên lề cuộc họp NATO sắp tới, nhằm thể hiện sự đoàn kết trước Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn.
Lãnh đạo 4 nước châu Á - Thái Bình Dương này được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid (Tây Ban Nha) từ ngày 29-30.6.
Trước đó, hãng Kyodo ngày 18.6 đưa tin Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) điều động một hạm đội đến 11 quốc gia ở khu vực Indo-Pacific (Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) trong hoạt động tập trận chung với Mỹ và các nước nhằm đối phó với Trung Quốc.
Trong đợt điều động kéo dài đến ngày 28.10, hạm đội này sẽ lần đầu ghé qua các nước Fiji, Tonga và Quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, hạm đội của Nhật sẽ ghé qua lãnh thổ New Caledonia của Pháp ở nam Thái Bình Dương, bên cạnh các nước Mỹ, Ấn Độ, Úc, Papua New Guinea, Palau, Vanuatu, Philippines và Việt Nam.
Các tàu cũng sẽ tham gia tập trận RIMPAC, Pacific Vanguard với Úc, Mỹ, Hàn Quốc và các cuộc tập trận khác.
Hạm đội sẽ gồm tàu khu trục chở trực thăng Izumo, 2 tàu khu trục khác, một tàu ngầm cùng các máy bay.
Trước đó vào tháng 4, Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, khiến nhiều bên lo ngại Bắc Kinh gia tăng hiện diện quân sự ở nam Thái Bình Dương.
Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du nhiều nước trong khu vực từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, nhưng chưa ký được thỏa thuận chung với các nước.
Trong một diễn biến khác, tờ Financial Times ngày 19.6 đưa tin các nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ vào tuần tới sẽ đưa ra dự luật kêu gọi Nhà Trắng chi thêm tiền tại khu vực Indo-Pacific nhằm đối phó Trung Quốc.
Nghị sĩ Ami Bera, chủ tịch tiểu ủy ban châu Á tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ và nghị sĩ Steve Chabot tại tiểu ủy ban này hy vọng Đạo luật Tham gia Indo-Pacific sẽ thu hẹp khoảng cách giữa những phát ngôn về khu vực châu Á ưu tiên, với mức chi trên thực tế.
Tin mới tiền số: Vì sao các ngân hàng trung ương muốn có tiền kỹ thuật số riêng Nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang nghiên cứu ý tưởng về việc phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã lập ban nghiên cứu về tiền kỹ thuật số. Trang Cointelegraph dẫn kết quả một cuộc khảo sát mà Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS)...