“Việt Nam tham gia giữ gìn hòa bình LHQ để hàn gắn chiến tranh”
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Việt Nam đã trải qua chiến tranh nên chỉ tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc để hàn gắn những cuộc chiến tranh khác.”
Ngày 25/4 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Hội thảo có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cùng nhiều chuyên gia, học giả trong lĩnh vực luật pháp, ngoại giao và quốc phòng.
Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: “Việt Nam sẽ không tham gia hoạt động mang tính xung đột mà mang tính hòa bình, nhân đạo để giữ gìn hòa bình của LHQ. Đây là chủ trương nhất quán và lâu dài của chúng ta.”
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu tại hội thảo (Ảnh N.H)
“Việt Nam đã trải qua chiến tranh nên chỉ tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ để hàn gắn những cuộc chiến tranh khác. Việc tham gia các lực lượng hòa bình LHQ là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa chính trị cao”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam phải chọn những lĩnh vực mà mình có thế mạnh và phù hợp với khả năng để tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ. Điều quan trọng là Việt Nam đang cố gắng hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho việc tham gia này.
Việt Nam đã sẵn sàng tham gia giữ gìn hòa bình LHQ
Video đang HOT
Phát biểu tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, “Việc tham gia vào các hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ là một quyết định quan trọng của Việt Nam. Đây là sự tiếp nối của chính sách nhất quán của Việt Nam ủng hộ hòa bình ủng hộ các mục tiêu cao cả của LHQ, khẳng định cam kết, cũng như khả năng của Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.”
Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia, học giả trong lĩnh vực luật pháp, ngoại giao và quốc phòng (Ảnh N.H)
Tại cuộc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho hay Bộ Quốc phòng cũng đã thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình để chuẩn bị cho các sứ mệnh quốc tế.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình theo nguyên tắc đầu tiên là chủ động, chủ động đưa lực lượng đi và chủ động chọn được phái bộ, thời gian và nhiệm vụ như thế nào. Thứ hai là mang tính chất hòa bình và nhân đạo, ví dụ như cử lực lượng công binh, quân y, quan sát viên đi làm nhiệm vụ. Nguyên tắc thứ 3 là độc lập, trong đó nguyên tắc chủ động và độc lập là quan trọng nhất.
“Cũng có nhiều ý kiến rằng cho rằng chúng ta có thể chia sẻ hoặc phối hợp với một phái bộ của quốc gia nào đó để vừa học kinh nghiệm và họ có thể giúp chúng ta nhưng chúng tôi cho rằng chúng ta nên độc lập trong vấn đề này. Do đó chúng tôi chọn tham gia ở cấp đại đội và quan sát viên độc lập,” Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, mặc dù Việt Nam đã tạo đủ các điều kiện thuận lợi về mặt chủ trương, đường lối lãnh đạo song vẫn còn vướng mắc ở một số thủ tục pháp lý cần sớm được giải quyết để Việt Nam có thể thực hiện sứ mệnh quốc tế giữ gìn hòa bình của mình.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho hay Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành liên quan đã được giao dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sự tham gia của Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ cũng như xây dựng các văn bản pháp lý quy về chính sách, định tổ chức, và xây dựng lực lượng khác.
“Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới nên chúng ta còn thiếu khung pháp lý điều chỉnh. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội thông qua năm 2013 đã có một số sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sự tham gia của Việt Nam tuy nhiên hiện chưa có một văn bản pháp lý điều chỉnh toàn diện và cụ thể về việc tham gia này,” Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nói.
Cũng tại cuộc hội thảo, Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho biết, việc tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ đã được Việt Nam quyết định đã lâu, tuy nhiên đến nay vẫn còn vướng mắc thủ tục pháp lý. “Tôi cảm thấy sốt ruột vì tiến độ chậm quá, nếu không nhanh thì sẽ có thể ảnh hưởng đến “lòng tin chiến lược” mà chúng ta đã khẳng định trước quốc tế.”
Phát biểu kết thúc Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã ghi nhận việc hội thảo đã đạt được nhận thức chung về một số nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị quyết, khẳng định các ý kiến đóng góp tại Hội thảo sẽ được Ban soạn thảo Nghị quyết tiếp thu, chỉnh sửa và thúc đẩy để Dự thảo Nghị quyết sớm được thông qua, củng cố thêm khung pháp lý cho việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Nam Hằng
Theo Dantri
Khởi động hệ thống xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Ngày 19/4, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng đưa vào vận hành hệ thống xử lý nhiệt để tiến hành xử lý 45.000 m3 đất và bùn ô nhiễm dioxin đã được đào xúc và đặt trong một kết cấu bể chứa tại sân bay Đà Nẵng.
Dự án lịch sử xử lý môi trường ô nhiễm dioxin là một điểm mốc quan trọng trong quan hệ song phương và đối với người dân Đà Nẵng.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam; Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Patrich Leahy, đại sứ Hoa Kỳ David Shear cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã đóng điện khởi động hệ thống xử lý nhiệt.
Đại diện Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cùng bấm nút khởi động hệ thống xử lý nhiệt để tiến hành xử lý 45.000 m3 đất và bùn ô nhiễm dioxin
Kết cấu bể chứa và xử lý được xây dựng trong khu vực dân bay hiện chứa 45.000 m3 đất và bùn ô nhiễm. Đất và bùn ô nhiễm sẽ được nung nóng tới nhiệt độ tối thiểu là 335 độ C. Khi đất và bùn ô nhiễm được nung nóng, khoảng 95% dioxin bị phân hủy trong kết cầu này. Bất kỳ lượng dioxin nào không bị phân hủy trong kết cấu xử lý đều được thu gom dưới dạng lỏng hoặc hơi và được xử lý trước khi đưa trở lại môi trường. Chất lỏng và hơi đã qua xử lý sẽ được phân tích để đảm bảo các hợp chất hóa học có trong đó, bao gồm cả dioxin, đạt ngưỡng an toàn. Công tác đào xúc giai đoạn 2 đã được bắt đầu tháng 2/2014 và công tác xử lý giai đoạn 2 sẽ được tiến hành sau đó. Chính phủ hai nước dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016.
Kết cấu bể chứa để xử lý đất và bùn ô nhiễm dioxin
"Tôi muốn khẳng định rằng dự án xử lý ô nhiễm dioxin ở sân bay Đà Nẵng có ý nghĩa rất đặc biệt, bởi ngoài nỗ lực của Việt Nam còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của phía Hoa Kỳ. Dự án này chôn vùi, khắc phục hậu quả quá khứ, mở con đường đến tương lai tốt đẹp giữa hai nước" - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu.
Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác về các vấn đề liên quan đến chất da cam từ năm 2000. Hỗ trợ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực xử lý môi trường và y tế đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cả hai đảng tại Quốc hội Hoa Kỳ. Đặc biệt, thượng nghị sĩ Patrich Leahy thuộc bang Vermont đã vận động và ủng hộ mạnh mẽ cho nổ lực xử lý dioxin nhằm giúp giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh và thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Được biết, khu vực sân bay Đà Nẵng được coi là "điểm nóng" dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn, đất còn sót lại. Được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, năm 2011, USAID và Bộ quốc phòng Việt Nam cùng phối hợp thực hiện dự án xử lý môi trường tại sân bay Đà Nẵng nhằm mục tiêu tẩy sạch dioxin và qua đó loại bỏ nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng xung quanh, đồng thời phát triển năng lực cho phía Việt Nam để thực hiện các hoạt động xử lý tương tụ tại các khu vực khác ở Việt Nam.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Chủ tịch nước lên đường thăm cấp Nhà nước Nhật Bản Nhận lời mời của Nhà vua Nhật Bản Akihito và Hoàng hậu, ngày 16/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, từ 16-19/3. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (Nguồn: TTXVN) Tham gia đoàn...