Việt Nam tặng Pháp hơn 250.000 khẩu trang
Các tổ chức, nhà tài trợ đại diện cho các lĩnh vực hợp tác Việt – Pháp tại Việt Nam quyên góp hơn 250.000 khẩu trang cho Pháp.
Chuyến bay miễn phí của Vietnam Airlines đưa lô hàng đến Paris hạ cánh ngày 5/5. Các nhà tài trợ khẩu trang gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Hội Hữu nghị Việt – Pháp, Đại học Y Hà Nội, Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Hiệp hội Cựu sinh và Pháp ngữ, tỉnh Yên Bái, Hiệp hội Y bác sĩ nội trú của Hà Nội từng đến Pháp và một số doanh nghiệp, theo thông cáo báo chí của sứ quán Pháp.
Lô khẩu trang được đưa sang Pháp ngày 5/5. Ảnh: ĐSQ Pháp.
“Đại sứ quán Pháp xin trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ, các tác nhân đã giúp vận chuyển nhanh chóng lô khẩu trang về Pháp và phân phát đến những người đang cần nhất”, thông cáo có đoạn viết. “Lô hàng viện trợ này là minh chứng cho tình hữu nghị Việt – Pháp: tức thì, hào phóng và đoàn kết sâu rộng”.
Video đang HOT
Pháp là một trong những vùng dịch lớn nhất thế giới, với gần 171.000 ca nhiễm nCoV và gần 26.000 người chết. Với một số dấu hiệu khả quan gần đây, như số trường hợp điều trị tích cực liên tục giảm, Pháp dự kiến nới lệnh phong tỏa toàn quốc đã kéo dài gần 8 tuần từ ngày 11/5.
Khoảng 240 công dân Việt Nam tại Pháp đã về nước trên chuyến bay diễn ra trong hai ngày 5 và 6/5, hạ cánh ở sân bay Vân Đồn. Chuyến bay do Bộ Ngoại giao, đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức. Những công dân về nước chủ yếu là trẻ em dưới 18 tuổi (một số dưới 14 tuổi), người cao tuổi, người có bệnh nền, du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa.
Ngay sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra y tế và đưa những người tham gia chuyến bay về cơ sở cách ly tập trung theo quy định.
Bác sĩ chữa Covid-19 châu Âu đồng loạt khỏa thân phản đối thiếu khẩu trang
"Tôi được đào tạo để khâu vết thương, sao bây giờ phải học cả cách khâu lại vết rách của khẩu trang bảo vệ y tế", bác sĩ chữa Covid-19 ở châu Âu bày tỏ khi tham gia hoạt động chụp ảnh khỏa thân để phản đối việc thiếu trang thiết bị bảo vệ y tế khi họ phải chiến đấu với đại dịch Covid-19.
Các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Đức chụp ảnh khỏa thân phản đối việc thiếu thiết bị bảo hộ y tế như khẩu trang chống dịch.
Các bác sĩ chữa Covid-19 đã gọi cuộc biểu tình của họ là Blanke Bedenken để phản đối việc thiếu trang thiết bị bảo hộ y tế để chống lại virus corona mà họ đã từng kêu cứu nhưng bị bỏ qua.
Phong trào biểu tình này xảy ra ở một số nước châu Âu như Pháp, Đức... Hình ảnh khỏa thân của nhân viên y tế, với các đạo cụ được đặt cẩn thận như sách và hoa để che giấu những bộ phận kín của họ, xuất hiện trên một trang web kêu gọi các chính trị gia đảm bảo bác sĩ và phòng khám có đủ đồ bảo hộ.
"Tôi đã học được cách khâu vết thương, tại sao bây giờ tôi phải học cách khâu mặt nạ?" một nữ bác sĩ viết lên thông điệp.
Đức có hơn 156.000 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 và số người chết chính thức là khoảng 6.000 người.
So với Mỹ, Ý, Tây Ban Nha và Pháp, số người nhiễm và tử vong ở Đức thấp hơn nhiều. Nhưng cũng giống như các quốc gia đó, Đức đã bị thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) dành cho các nhân viên y tế.
Các bác sĩ khỏa thân nói rằng chăm sóc ngoại trú và thực hành chung cho bệnh nhân Covid-19 cũng quan trọng như chăm sóc tại bệnh viện, đặt họ lên tuyến đầu trong cuộc chiến để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Các chuyên gia y tế Đức cho biết cuộc biểu tình của họ được lấy cảm hứng từ Alain Colombie, một bác sĩ người Pháp vào tháng trước đã đăng những bức ảnh khỏa thân của mình để phản đối việc thiếu thiết bị bảo vệ.
Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel muốn cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất thiết bị bảo vệ và đã tăng cường các đơn đặt hàng cho PPE ở nước ngoài. Một máy bay quân sự Đức đã giao 10 triệu khẩu trang y tế từ Trung Quốc vào thứ Hai.
Bộ Tài chính đã cung cấp thêm 8 tỷ euro (7 tỷ bảng Anh) cho các thiết bị bảo vệ y tế để giúp các bệnh viện và bác sĩ ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Marc-Pierre Mll, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghệ Y tế Đức, kêu gọi chính phủ hỗ trợ sản xuất trong nước.
Các tiểu bang Đức đã đeo khẩu trang bắt buộc khi tham gia phương tiện giao thông công cộng và trong các cửa hàng.
Bảo Ngọc
Cuộc chiến khốc liệt giành giật khẩu trang ở Pháp mùa COVID-19 Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng trên toàn thế giới, cuộc chiến giành giật khẩu trang không chỉ diễn ra giữa các quốc gia. Trong những ngày gần đây, chiếc khẩu trang đang là đề tài gây nhiều bàn tán, tranh luận, thậm chí là mâu thuẫn tại nước Pháp. Cách đây ít ngày, lãnh đạo một địa phương...