Việt Nam tăng cường giám sát phi công
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) đang yêu cầu các hãng hàng không giám sát nghiêm ngặt nội bộ đội ngũ phi công và thực hiện ngay nguyên tắc “2 người trong buồng lái” sau khi xảy ra vụ tai nạn thảm khốc của hãng hàng không giá rẻ của Đức – Germanwings.
Trao đổi với phóng viên, cục trưởng Cục HKVN Lại Xuân Thanh cho biết sẽ triển khai ngay nguyên tắc “2 người trong buồng lái”. Có 2 phương án đang được cân nhắc là bổ sung thêm 1 phi công cho mỗi tổ lái (hiện nay một tổ lái có 2 người) thành 3 phi công trong buồng lái hoặc khi một phi công cần ra ngoài phải có tiếp viên cùng ở trong buồng lái với phi công còn lại. Theo Cuc HKVN, chọn phương án 1 sẽ khó khăn vì phải tăng thêm nhân lực, chi phí cho mỗi chuyến bay. Do đó sẽ thiên về phương án 2.
Tai nạn của chiếc máy bay thuộc hãng Germanwings khiến hàng không các nước gấp rút tìm biện pháp khắc phục. Ảnh: Los Angeles Times
Theo yêu cầu của Cục Hàng không Liên bang Mỹ, sau vụ khủng bố 11-9, các hãng hàng không đều phải gia cố buồng lái với tính năng không thể đột nhập nếu bên trong khoá trái cửa. Tuy nhiên, quy định này đã bị lợi dụng như tình huống xảy ra với chuyến bay gặp nạn ở Pháp khiến nhà chức trách hàng không mỗi quốc gia phải tính toán phương án phòng ngừa cho tình huống này.
Trong thực tế cũng đã có những hãng hàng không đưa vấn đề này vào tài liệu khai thác. Vietnam Airlines cho biết trong tài liệu khai thác bay của Vietnam Airlines (Flight Operation Manual – FOM) được Cục Hàng không phê chuẩn từ 2005 và tiếp tục duy trì cho đến bản mới nhất được Cục phê chuẩn năm 2014 đã đề cập vấn đề này. Cụ thể, trên các chuyến bay của Vietnam Airlines, trước khi có người lái nào rời buồng lái vì bất kể lý do gì phải gọi một tiếp viên vào và tiếp viên đó phải ở trong buồng lái cho tới khi người lái quay trở lại.
Ủy ban An ninh hàng không quốc gia sẽ triển khai tăng cường an ninh hàng không tới các cơ quan liên quan sau vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Pháp có nguyên nhân từ hành động cực đoan của lái phụ. Trên cơ sở đó, Cục HKVN đã ban hành Chỉ thị về quy tắc tăng cường an ninh và các giải pháp cụ thể và triển khai thực hiện từ hôm nay.
Video đang HOT
Các hãng hàng không phải tăng cường ngay hoạt động giám sát an ninh nội bộ đối với đội ngũ phi công. Về phía nhà chức trách hàng không sẽ rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung các biện pháp an ninh, trong đó có giải pháp liên quan đến tình huống xảy ra như vụ máy bay của Germanwings.
Theo quy định hiện hành, các hãng hàng không phải ban hành quy tắc giám sát nội bộ phi công, nắm lý lịch và giám sát để phát hiện những điều bất thường trong đội ngũ phi công.
Theo Người Lao Động
Vietnam Airlines và Vietjet Air bị phạt vì chậm chuyến bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nguyên nhân là 2 hãng này để xảy ra chậm chuyến bay nhiều giờ nhưng chậm thông báo và thông tin không đầy đủ tới hành khách.
Quyết định xử phạt của Cục Hàng không Việt Nam áp dụng với chuyến bay VN1370 Vietnam Airlines từ TPHCM đi Huế hôm 10/3.
Theo đó, chuyến bay VN1370 dự kiến cất cánh lúc 6h10 từ sân bay Tân Sơn Nhất nhưng do thời tiết tại Huế xấu và hãng chưa có máy bay để vận chuyển nên chuyến bay đã bị hoãn lại nhiều lần. Cho đến 14h25 cùng ngày, chuyến bay VN1370 mới cất cánh đi Huế, trong khi đó nhiều hành khách tỏ ra bức xúc vì phải ngồi chờ vạ vật tại sân bay Tân Sơn Nhất hơn 9 tiếng đồng hồ.
Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định xử phạt Vietnam Airlines 15 triệu đồng do chậm thông tin tới hành khách trong trường hợp chuyến bay thay đổi giờ khởi hành. Áp dụng quy định xử phạt theo Nghị định 147/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Cục Hàng không vừa xử phạt hành chính 15 triệu đồng với Vietnam Airlines
Với Vietjet Air, Cục Hàng không Việt Nam cũng quyết định xử phạt 15 triệu đồng áp dụng với chuyến bay VJ321 từ Phú Quốc đi TPHCM ngày 9/3.
Cụ thể, lúc 8h45, chuyến bay VJ321 đã đóng cửa và đang lăn ra đường băng thì cơ trưởng phát hiện có cảnh báo hệ thống phanh. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, cơ trưởng đã quyết định dừng khởi hành đưa hành khách trở lại nhà ga để kiểm tra kỹ thuật.
Dự kiến ban đầu chuyến bay VJ321 sẽ khởi hành đi TPHCM vào 13h, nhưng để khắc phục triệt để lỗi kỹ thuật nên cơ trưởng quyết đình dừng bay để sửa chữa. Đến 19h cùng ngày, công tác kiểm tra kỹ thuật đã hoàn tất, đảm bảo điều kiện an toàn bay, chuyến bay đã cất cánh đưa hành khách về TPHCM lúc 20h40 (chuyến bay bị chậm gần 12 tiếng - PV).
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Vietjet Air đã thực hiện xử lý đúng quy trình trong trường hợp chuyến bay bị chậm, hãng cũng đã phục vụ ăn uống, thông báo phát thanh và bồi thường thiện chí 300.000 đồng/hành khách. Tuy nhiên, lỗi của Vietjet Air là trong phát thanh thông báo chuyến bay tới hành khách không đầy đủ thông tin về sự việc nên bị phạt.
Trao đổi về sự việc, đại diện Vietjet Air cho hay, hiện nay nhiều dịch vụ của hãng chưa được phép tự làm mà phải sử dụng của các công ty dịch vụ tại các cảng hàng không. Nhưng áp lực dịch vụ từ khách hàng và các cơ quan quản lý vẫn đặt rất nặng lên hãng. Đây là một thách thức rất lớn đối với Hãng. Hãng cũng thường xuyên phối hợp, nhắc nhở và làm việc cùng với các Cảng hàng không để đảm bảo cao nhất khả năng phục vụ cho hành khách tại Cảng hàng không tại tất cả các đầu sân bay mà hãng có chuyến bay.
Vietjet Air bị phạt 15 triệu đồng vì thông tin không đầy đủ tới hành khách khi chuyến bay bị chậm
Được biết, đây là lần đầu tiên Cục Hàng không ra quyết định xử phạt đối với hãng hàng không vì chậm thông tin chuyến bay và thông tin chưa đầy đủ về chuyến bay tới hành khách. Theo quy định, chuyến bay cất cánh muộn 15 phút so với giờ khởi hành bị coi là chậm, chuyến bay bị chậm dài là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn) muộn hơn 4 tiếng so với giờ dự kiến cất cánh theo lịch bay.
Trong Thông tư quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với hành khách khi các chuyến bay bị chậm hủy mà Cục Hàng không Việt Nam đã trình lên Bộ Giao thông Vận tải,mức bồi thường đối với hành khách bị ảnh hưởng vì chậm/hủy chuyến bay được căn cứ theo đường bay nội địa hay quốc tế và cự ly chặng bay.
Dự kiến từ 1/7 tới đây, Thông tư về bồi thường ứng trước không hoàn lại sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, với chuyến bay nội địa bị hủy, chậm chuyến trên 4 giờ có mức bồi thường tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành: Chuyếnbay có độ dài dưới 500 km mức đền bù 200.000 đồng/hành khách; từ 500 km đến dưới 1.000 km bồi thường 300.000 đồng/hành khách; từ 1.000 km trở lên bồi thường 400.000 đồng/hành khách.
"Mặc dù Thông tư chưa có hiệu lực thi hành nhưng các hãng hàng không đã áp dụng mức bồi thường theo tinh thần của mới, đơn cử như chuyến bay VJ321 của Vietjet Air bị chậm và hành khách đã được bồi thường 300.000 đồng" - đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Kỳ vọng thiết lập đường bay thẳng Việt Nam - Hoa Kỳ vào cuối năm 2015 Điều kiện tiên quyết để mở đường bay thẳng từ Việt Nam tới Mỹ là phải được Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) phê chuẩn Mức 1 về an toàn hàng không, và mục tiêu này được kỳ vọng sẽ thành công vào cuối năm nay. Một trong những hoạt động xúc tiến thể hiện bước đi rõ ràng và đánh...