Việt Nam tăng 15 bậc trên bảng xếp hạng FIFA
Với chiến thắng ấn tượng 2-1 trước đội chủ nhà World Cup 2022 Qatar tại vòng loại World Cup 2014, Việt Nam có bước tiến mạnh nhất châu lục và khu vực.
Thầy trò HLV Goetz có trận thắng nhiều ý nghĩa trước Qatar. Ảnh: Đức Đồng.
Theo đó, từ hạng 144 thế giới tháng 7, tuyển Việt Nam tăng 15 bậc, xếp hạng 129 thế giới tháng 8. Với cú nhảy vọt này, tuyển Việt Nam vượt qua Indonesia và đang cùng bằng điểm với Singapore, tạm xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Thái Lan vẫn đứng đầu khu vực với hạng 120 thế giới.
Ở bảng xếp hạng thế giới, Hà Lan đã phế truất thành công Tây Ban Nha để lần đầu tiên trong lịch sử leo lên vị trí số một trong bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia của FIFA. Top 10 thế giới còn chứng kiến sự hoán đổi vị trí giữa Anh và Brazil khi Tam sư leo lên hạng 4, đẩy Brazil xuống thứ 6. Đội tuyển vô địch Nam Mỹ, Uruguay đứng nguyên ở vị trí thứ 5 nhưng nếu xét riêng ở khu vực Nam Mỹ, Uruguay đã là đội tuyển số một. Italy đã cải thiện một bậc nhờ chiến thắng trước Tây Ban Nha và chiếm lấy vị trí của Bồ Đào Nha ở vị trí thứ 7.
Liên quan đến kế hoạch tập trung của Olympic Việt Nam nhằm chuẩn bị cho SEA Games 26, sau khi HLV Goetz thống nhất với Phòng các đội tuyển quốc gia của VFF để chốt lại kế hoạch tập trung chuẩn bị cho SEA Games 26, dự kiến ngày 22/9 Olympic VN sẽ hội quân tại Trung tâm TT Thành Long (TP HCM).
Trong buổi làm việc trước đó với Tổng thư ký Trần Quốc Tuấn vào ngày 23/8, VFF vẫn tái khẳng định chỉ tiêu phải giành HC vàng SEA Games 26 với HLV Goetz và nhà cầm quân này đã tiếp nhận nhiệm vụ. Đề xuất đưa đội đi tập huấn tại Đức 2 tuần của HLV Goetz bị VFF bác bỏ với lý do thời tiết tại châu Âu vào thời điểm cuối năm rất lạnh nên sẽ khó tác dụng cho quá trình chuẩn bị cho SEA Games 26. Thay vào đó, Olympic VN sẽ chỉ tham dự 2 giải đấu giao hữu như kế hoạch trước đây là Cup TP HCM (28/9 – 2/10) với Olympic Singapore, Olympic Syria, Sinh viên Hàn Quốc và VFF Cup (19-23/10) với Olympic Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
HLV Goetz và VFF bàn bạc về thành phần ban trợ lý cho tuyển Olympic. Nhiều khả năng 2 trợ lý Phan Thanh Hùng và Nguyễn Văn Sỹ vẫn góp mặt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bộ mặt thật của game "made in Việt Nam"
Sau khoảng 3 năm xuất hiện, game thuần Việt còn quá nhiều việc phải làm.
Là một trong những thị trường tiêu thụ game online lớn nhất khu vực, châu lục và có khả năng là trên phạm vi toàn thế giới, ước mơ về một thị trường tự sản xuất, tự tiêu thụ game là mơ ước cháy bỏng của bao người.
Tuy nhiên, sau khoảng 3 năm xuất hiện, game thuần Việt còn quá nhiều việc phải làm. Dù đã không còn cảnh quá hiếm hoi như trước đây nhưng có vẻ như còn lâu game online thuần Việt mới có thể thay thế được những đối thủ đến từ Trung Quốc.
Nhiều nhưng còn non kém
Trong năm qua, hàng loạt các dự án thuần Việt đã ra mắt cộng đồng. Nếu như năm ngoái, đếm mỏi mắt chúng ta mới thấy duy nhất một tựa game như Thuận Thiên Kiếm (hoặc trước đó là Thời Loạn), còn giờ thì hàng loạt cái tên như Jay Online, The King, SQUAD hay khoảng 4 hay 5 dự án webgame khác.
Thuận Thiên Kiếm chưa để lại dấu ấn sâu sắc.
Thực tế thì tuy nhiều nhưng sức mạnh của đội ngũ game online thuần Việt vẫn chưa được tăng lên là bao. Trừ SQUAD được đầu tư nghiêm túc và bắt đầu tới tay game thủ, các dự án khác đặc biệt là sản phẩm của các NSX nhỏ dường như vẫn còn yếu kém và thể hiện rõ sự hụt hơi nếu so với các sản phẩm hiện có mặt trên thị trường.
Với sự đầu tư ít, thiếu bài bản nên chúng vẫn không thể hiện được nhiều, Thuận Thiên Kiếm sau một thời gian bùng nổ đang bước vào giai đoạn "bặt vô âm tín" và có vẻ như cũng không có bước tiến gì lớn so với 1 năm trước. Cho đến bây giờ, có thể khẳng định phải chờ ít nhất đến sản phẩm sau, GSS mới hoàn thành được tham vọng "thay thế game Trung Quốc". Ngoài ra, các dự án được cho là "đang tiến hành và sắp xong" từ năm ngoái vẫn đang không thấy dấu vết đâu.
The King và các dự án tương tự vẫn còn lép vế nếu so với game ngoại.
Thật ra, chưa cần xét đến mặt kỹ thuật, ngay cả khâu duy nhất chúng ta có thể bắt kịp các NSX trên thế giới là ý tưởng và nội dung, game online thuần Việt không có nhiều đổi mới nếu không muốn là.... hầu như không có gì. The King na ná Band Master, Jay Online không có điểm gì mới nếu so với Audition, Thuận Thiên Kiếm còn lâu mới có thể là... "cái bóng" của Kiếm Thế.
Duy có SQUAD là có vẻ xuất sắc một chút nhưng rốt cuộc sau nhiều sửa đổi thì lối chơi vẫn khá giống Đột Kích. Rõ ràng, với những yếu tố trên, không quá đáng để khẳng định nội lực và khả năng của game online thuần Việt vẫn còn rất yếu kém.
Băn khoăn đầu ra
Mới chỉ có SQUAD là game thuần Việt đang được dự kiến phát hành ở nước ngoài.
Trong tình trạng mà ngay cả game hay còn chưa có đất phát triển như hiện nay, thật khó để các sản phẩm tầm tầm của các studio nhỏ có đầu ra và cơ hội chinh phục game thủ. Hoàn thành từ lâu nhưng chúng ta chưa thấy The King được NPH nào phát hành, Jay Online thì mới đang trong quá trình hoàn thành và có lẽ sẽ được phát hành trong tương lai gần.
Rõ ràng, những khó khăn này sẽ khiến cho các studio nhỏ (vốn rất mỏng) không có động lực để tiếp tục sản xuất và duy trì hoạt động. Rõ ràng, nguy cơ giải tán của họ là rất lớn và nếu vậy, sẽ không khuyến khích được các studio khác tham gia. Nền sản xuất game online mới manh nha tại Việt Nam đang có nguy cơ sụp đổ nếu không giải quyết được vấn đề "đầu tiên - tiền đâu".
7554 - Điện Biên Phủ vẫn luôn canh cánh nỗi lo tiền bạc.
Chung quy vấn đề trên cũng vì các NSX hiện tại không được sự hỗ trợ tốt từ phía các cơ quan chức năng, nên nhớ ngay cả 7554 - Dự án game vào loại tốn kém và bài bản nhất từ trước đến nay cũng vẫn còn phải băn khoăn không rõ có "huề vốn" hay không. Rõ ràng, trước mắt các NPH thì việc mua game ngoại (mà chính xác là từ TQ) vẫn còn ít tốn kém và mạo hiểm hơn nhiều.
Bắt đầu xây gốc
VTC Academy, môi trường đào tạo phát triển game mới tại VN.
Chưa thật sự có thể gọi là xu hướng nhưng những cơ sở đào tạo lập trình viên cho game đã bắt đầu xuất hiện. Tận dụng lợi thế từ VTC Studio, VTC Academy ra mắt, các khoa lập trình game của NIIT tiếp tục là "điểm hẹn" của những người đam mê game... Các game thủ có trình độ cũng bắt đầu quan tâm hơn đến việc làm game, các tân sinh viên cũng nhiều người dũng cảm lựa chọn ngành mới đầy thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị này. Rõ ràng, có cung ắt sẽ có cầu.
Trong khi đó, các studio lớn và chuyên nghiệp như của VTC và VNG tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình làm game. Với kinh nghiệm thu được từ những sản phẩm đầu tay, chắc chắn họ sẽ có những sản phẩm tốt hơn trong tương lai.
VTC Studio - Một điểm hẹn cho gamer yêu devgame.
Còn về cơ hội thăng tiến, khó có thể nói là ngành gamedev dồi dào hơn các nghề khác, thế nhưng môi trường làm việc trẻ trung, năng động cùng với thị trường phát triển với tốc độ mạnh mẽ như lúc này thì chắc chắn không thể ít cơ hội vươn lên được. Lúc này thị trường game đang đình trệ, nhưng chẳng ai dám nói rằng nó không trỗi dậy trong thời gian tới.
Kết
Còn nhiều khó khăn và thử thách đang đón chờ game online thuần Việt ở phía trước. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn của ngành công nghiệp còn trong "trứng nước" này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
19 năm đạp xe vòng quanh thế giới Ông Vladislav Ketov, người Nga đã thực hiện được ý tưởng đạp xe vòng quanh thế giới của mình. Ông đã đạp xe dọc theo bờ biển của các châu lục trên thế giới trong vòng 19 năm, trong chuyến đi dài 144.000 km này ông không đi cùng với bất cứ ai. Vladislav Ketov phát biểu khi trở về Ngày 14-5-1991, Vladislav...