Việt Nam tận dụng được gì khi tuyển Thái Lan gặp khủng hoảng?
Người Thái đặc biệt quan tâm tới King’s Cup 2019 không chỉ bởi đây là giải đấu truyền thống mà còn là cột mốc để đội tuyển quốc gia tái cấu trúc sau khoảng thời gian trì trệ.
Dù đặt quyết tâm vô địch King’s Cup 2019, đoàn quân của Sirisak Yodyardthai đối mặt với không ít vấn đề từ trên băng ghế huấn luyện lẫn nhân sự thi đấu.
HLV tạm bợ
Đội tuyển Thái Lan vừa trải qua quãng thời gian giậm chân tại chỗ dưới thời của HLV Milovan Rajevac, bằng chứng là màn trình diễn kém cỏi mà “Voi chiến” thể hiện ở AFF Cup 2018 hay Asian Cup 2019 trên đất UAE.
Sau khi sa thải nhà cầm quân người Serbia, Sirisak Yodyardthai được bổ nhiệm trở thành HLV tạm quyền. Tuy nhiên sau đó, những nỗ lực của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) trong việc tìm HLV mới đi vào ngõ cụt khi không thu hút được ứng viên nào phù hợp cho chiếc ghế nóng.
HLV Sirisak chỉ là người đóng thế khi FAT vẫn chưa tìm ra HLV mới cho đội tuyển. Ảnh: FAT.
Thậm chí, FAT tiếp tục phải nhận nỗi lo mới khi HLV trưởng Alexandre Gama của đội tuyển U23 Thái Lan xin từ chức, người được cho là sẽ trở thành thuyền trưởng CLB Muangthong United trong thời gian tới.
Tờ Bangkok Post kết luận FAT đã phải “miễn cưỡng” bổ nhiệm Sirisak giữ vai trò HLV trưởng ngay cả khi ông chưa có bằng huấn luyện chuyên nghiệp của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC). Vị trí đứng đầu đội tuyển của Sirisak chỉ là tạm thời.
Đó là chưa kể đến việc cầu thủ Sanrawat Detchmitr đang khoác áo Bangkok United tạo ra bê bối không đáng có khi bị cấm thi đấu 8 trận ở Thai League vì hành vi đấm trọng tài.
“May mắn cho HLV 51 tuổi này là Sanrawat đã tự rút lui khỏi danh sách lên tuyển dự King’s Cup”, tờ báo Thái Lan viết.
Khủng hoảng tiền đạo
Trước thềm King’s Cup, điều khiến HLV Sirisak đau đầu hơn cả là bài toán nhân sự trên hàng công, trong bối cảnh các chân sút đồng loạt thể hiện phong độ kém cỏi và thi nhau tịt ngòi.
Đầu tiên, FAT vẫn gọi lên tuyển 2 chân sút Teerasil Dangda và Adisak Kraisorn, bất chấp lời đề nghị từ Muangthong không triệu tập nhân sự của CLB vì thành tích kém cỏi ở Thai League.
Teerasil, ngôi sao kỳ cựu chuẩn bị có lần thứ 100 khoác áo đội tuyển quốc gia đang gặp khó khăn lớn trong khâu ghi bàn. Anh chỉ có vỏn vẹn 3 pha lập công trong 14 trận ra sân cho Muangthong mùa giải này.
Adisak Kraison, vua phá lưới của AFF Cup 2018 thậm chí còn thê thảm hơn. Trong 8 trận ra sân cho Muangthong, Kraisorn ghi được 2 bàn thắng, phản ánh phần nào thành tích kém cỏi của hàng công đội chủ sân SCG.
Tuy nhiên, người khiến HLV Sirisak bận tâm hơn cả phải là Supachai Jaided của Buriram United, tiền đạo trẻ đang bị báo chí Thái Lan khép vào diện “đáng báo động”.
Hàng công Muangthong không hoàn thành nhiệm vụ ghi bàn ở Thai League 2019. Ảnh: MTUTD.
Thuyền trưởng của đội tuyển Thái Lan đã có lúc phải nhắn tin riêng cho Supachai để khích lệ anh sớm lấy lại phong độ. Chân sút Buriram từng là đứa con cưng của đội tuyển ở ASIAD 2018 và Asian Cup 2019, trước khi trở về Thai League chơi 8 trận nhưng chỉ ghi được 1 bàn như hiện tại.
Trước 3 cái tên kể trên đang thể hiện nhạt nhòa, CĐV Thái Lan dần chuyển hướng kỳ vọng sang “thần đồng” 16 tuổi Suphanat Muenta. Thi đấu cho nhà đương kim vô địch Thai League, Suphanat đã kịp để lại dấu ấn ở sân chơi quốc nội lẫn AFC Champions League.
Ngôi sao số một chấn thương
Khi câu chuyện tiền đạo còn chưa rõ phương án giải quyết, HLV Sirirak tiếp tục nhận tin sét đánh. Ngôi sao số một Chanathip Songkrasin quyết định rút khỏi danh sách triệu tập lần này vì chấn thương rách cơ chân trái.
Khi không còn Chanathip, Thái Lan vẫn sẽ có sự phục vụ của những ngôi sao khác đang chơi ở J.League như Theerathon Bunmathan, Thitipan Puangchan và thủ môn số một Kawin Thamsatchanan khoác áo đội hạng Nhất Bỉ.
Theo Bangkok Post, sự phục vụ của các ngôi sao đang thi đấu nước ngoài có thể là cú hích lớn cho đội tuyển bước vào giải đấu trên sân nhà, nhưng họ cũng chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Sự trỗi dậy của bóng đá Việt Nam khiến báo chí Thái Lan dè chừng. Ảnh: King’s Cup Express.
Điều quan trọng là FAT không thể trì hoãn quá lâu việc quyết định tương lai của Sirisak hay vị trí HLV trưởng đội tuyển Thái Lan. Sự tạm bợ kéo dài quá lâu có thể gây bi quan cho cả cầu thủ lẫn khán giả nhà, khi mà họ đang hạ quyết tâm lớn cho vòng loại World Cup 2022 sẽ diễn ra vào tháng 9 tới.
“King’s Cup 2019 rất có thể sẽ là giải đấu đội tuyển Thái Lan chia tay nhiều ngôi sao kỳ cựu để bắt đầu quá trình tái cấu trúc nhân sự, nếu không muốn bị bỏ lại quá xa khi những đối thủ trong khu vực đang trỗi dậy đầy mạnh mẽ”, Bangkok Post kết luận.
‘Tuyển Việt Nam hãy coi Thái Lan là đối trọng cùng vươn ra châu Á’. Cựu danh thủ Thạch Bảo Khanh cho rằng sự cạnh tranh giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan nhiều năm nay đã góp phần không nhỏ vào việc nâng tầm nền bóng đá Đông Nam Á.
Theo Zing
Thái Lan có lịch sử, còn Việt Nam có "phù thủy" Hàn Quốc
Trong quá khứ, Thái Lan lấn lướt hoàn toàn Việt Nam ở mọi cấp độ đội tuyển, nhưng với HLV Park Hang Seo, chúng ta dần đảo chiều lịch sử.
Có một sự thật ít người để ý, trước đây chúng ta luôn xem Thái Lan là đối thủ lớn nhất và luôn khao khát để vượt qua, tuy nhiên người Thái lại chưa bao giờ xem Việt Nam là kẻ xứng tầm để ngang hàng cả.
Thật vậy, ngoại trừ việc giành chiến thắng ở hai trận bán kết Tiger Cup 1998 (tiền thần của AFF Cup) và chung kết AFF Cup 2008, chúng ta thua họ trong tất cả những trận đấu chính thức còn lại. Thậm chí Thái Lan còn áp đảo hoàn toàn với 15 chiến thắng, và chỉ để hòa 4 trận.
Thái Lan vẫn rất chất lượng với dàn cầu thủ đồng đều ở mọi tuyến.
Thời điểm hiện tại, dù trải qua rất nhiều thành công vang dội trên đấu trường Châu lục, nhưng cũng chưa đủ cơ sở để kết luận chất lượng đội hình của chúng ta nhỉnh hơn Thái Lan. Cần nhớ, AFF Cup 2018, "Voi chiến" dù mất tới 4 trụ cột đang thi đấu ở nước ngoài vẫn khiến Malaysia, đội vốn chơi rất khó chịu phải nhờ đến may mắn mới có tấm vé vào chơi trận chung kết.
Tại Asian Cup 2019, sau trận thua thảm trước Ấn Độ, họ sa thải HLV Milovan Rajevac và lột xác hoàn toàn. Thái Lan chỉ chịu thúc thủ trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Trung Quốc ở vòng 1/8. Tóm lại so về đẳng cấp lẫn phong độ, Thái Lan không thua thiệt chúng ta là bao, chưa kể họ còn có điểm tựa sân nhà tại King's Cup.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của chúng ta và họ nằm ở "bộ não" vận hành. Sirisak Yodyardthai còn quá ít kinh nghiệm thực tiễn để đối chọi lại "phù thủy" người Hàn Quốc Park Hang Seo. Dấu ấn ông tạo ra sau khi thay Rajevac tại Asian Cup có chăng chỉ là ổn định lại tinh thần cho toàn đội.
Thầy Park vừa là điểm tựa chuyên môn, vừa điểm tựa tinh thần cho ĐT Việt Nam trước Thái Lan.
Về chuyên môn, HLV này vẫn giữ bộ khung cũ cùng sơ đồ 5-3-2 khi phòng thủ và 3-4-3 nếu cần bàn thắng, chưa có nhiều sự đột phá về con người lẫn chuyên môn. Còn với thầy Park, điểm mạnh nhất của ông chính là khả năng thích nghi với trận đấu. Báo chí đã tốn quá nhiều giấy mực để nhắc đến khả năng thay người của HLV người Hàn Quốc.
HLV Park Hang Seo có thể nhìn ra được điểm yếu mà đối thủ để hở ra, lựa chọn con người phù hợp và khai thác nó. Từ VCK U23 Châu Á, ASIAD đến AFF Cup, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều cầu thủ được ông tung vào sân để tỏa sáng đem về bàn thắng.
Sẽ không quá lời, nếu nói điểm tựa sức mạnh lớn nhất để ĐT Việt Nam tự tin trước Thái Lan trên chính sân nhà của đối thủ là HLV Park Hang Seo.
Theo TTVN
Tiền đạo số một tuyển Thái Lan có thể lỡ trận gặp Việt Nam Đội trưởng Dangda đang tích cực hồi phục chấn thương, song khả năng đá chính ở trận gặp tuyển Việt Nam tại King's Cup 2019 còn bỏ ngỏ. Tờ Bangkok Post dẫn lời của huấn luyện viên (HLV) Sirisak Yodyardthai: "Đội bác sĩ tuyển Thái Lan cho biết Dangda cần hồi phục 70% trước ngày 5/6. Vì thế, chúng tôi phải chờ đến...