Việt Nam sớm tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam sẽ sớm cử binh sĩ tham gia các lực lượng này của LHQ.
Chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luyện tập – Ảnh: QĐND
Trong thời gian từ 26 đến 29/6, Đoàn đại biểu cán bộ liên ngành Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Trưởng Ban chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình của LHQ, dẫn đầu đã thăm Cơ quan gìn giữ hòa bình và một số cơ quan chức năng của LHQ tại trụ sở chính của tổ chức này ở New York (Mỹ) nhằm chuẩn bị cho việc Việt Nam tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ (UNPKO).
Phát biểu trong buổi tiếp Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, ông Edmon Mulet, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách công tác gìn giữ hòa bình, hoan nghênh việc Việt Nam cùng chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ.
Ông cho biết gìn giữ hòa bình và ổn định trên Trái đất là mục tiêu tối cao và xuyên suốt đã được ghi trong Hiến chương của LHQ và người thực hiện mục tiêu này không ai khác ngoài 193 quốc gia thành viên của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này.
Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Mulet đã giới thiệu chi tiết về tổ chức, bộ máy và hoạt động của Cơ quan phụ trách công tác gìn giữ hòa bình của LHQ, cũng như một số phái bộ gìn giữ hòa bình đang có mặt tại nhiều quốc gia, nhằm ngăn ngừa xung đột, cách ly các bên tham chiến hay tái thiết những nơi từng xảy ra xung đột…
Ông bày tỏ tin tưởng rằng một dân tộc yêu chuộng hòa bình, từng chịu đựng nhiều hy sinh, gian khổ, đấu tranh kiên cường, dũng cảm vì hòa bình như Việt Nam, chắc chắn sẽ mang đến Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ những kinh nghiệm quý báu về bảo vệ nền hòa bình chung cho nhân loại.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chân thành cám ơn những đánh giá tích cực của LHQ về vai trò của nước ta trong việc gìn giữ hòa bình, cũng như việc LHQ đặt trọn niềm tin vào Việt Nam trong sứ mệnh cao cả này.
Thượng tướng nhấn mạnh đây là vinh dự và trách nhiệm của một quốc gia thành viên LHQ và khẳng định là một thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ làm tốt công tác chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, kể cả các thủ tục pháp lý, để sớm cử binh sỹ tham gia các đơn vị quân y, công binh và sỹ quan tham mưu thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình.
Trước khi tới New York, Đoàn cán bộ liên ngành Việt Nam đã đi khảo sát hoạt động của Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan, tìm hiểu những kinh nghiệm thực tế của các đơn vị quân đến từ nhiều quốc gia đang thực thi sứ mệnh gìn giữ hòa bình và tái thiết ở Nam Sudan.
Trước đó, trong buổi tiếp Trợ lý Tổng Thư ký LHQ phụ trách công tác gìn giữ hòa bình Edmond Mulet ngày 25/2/2013 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết Quân đội Nhân dân Việt Nam đang làm tốt công tác chuẩn bị một số nội dung để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ vào đầu năm 2014.
Video đang HOT
Theo xahoi
Trung Quốc khiếp sợ với loạt tên lửa của Việt Nam (Kỳ 1)
Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, với những người am hiểu quân sự thì Trung Quốc chưa dọa được ai.
Tổ hợp Bastion sử dụng tên lửa Yakhont của Hải quân Việt Nam
Kỳ 1: Tên lửa diệt hạm siêu thanh Yakhont - "Tia chớp trên biển"
Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.
Ngày 1/6, báo chí Mỹ đồng loạt đưa tin Nga đã chuyển cho Syria vũ khí hiện đại, trong đó có tên lửa Yakhont. Đây không chỉ đơn thuần là vũ khí mà được xem như một lá bài chính trị. Loại tên lửa tối tân này được xem là sát thủ diệt hạm. Trong kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao phương Tây là lo ngại trước Yakhont, liệu Yakhont có đóng vai trò nào trong những căng thẳng gần đây ở biển Đông hay không?
Với tốc độ cao tới 750 m/s (2,6M, hơn 2.700 km/h), khả năng bay sát mặt biển (cách mặt biển 5-15 m) và công nghệ tàng hình (công nghệ Stealth) nên hầu như không một hệ thống phòng thủ hạm tàu nào có thể ngăn chặn được Yakhont. Phần chiến đấu 200 kg có thể tiêu diệt hầu hết các loại tàu chiến chỉ với một quả đạn.
Tên lửa Yakhont hay còn gọi là Oniks (NATO gọi là SS-N-26), do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1997, là tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, tầm bắn đến 300 km.
Hiện nay các nước sở hữu Yakhont hoặc Brahmos là Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Syria. Trung Quốc được cho là rất muốn sở hữu loại tên lửa này nhưng phía Nga từ chối bán cho Trung Quốc do lo ngại phía nước này sẽ dùng để gây ảnh hưởng tới các nước khác hoặc sao chép trái phép.
Tên lửa Yakhont và container chứa
Tên lửa Brahmos là một biến thể khác của Yakhont, sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, lấy theo tên viết tắt của hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga.
Tên lửa Brahmos, sản phẩm hợp tác của Nga và Ấn Độ
Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,72 m, khối lượng phóng 3.000 kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động, động cơ phóng - tăng tốc sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, động cơ hành trình sử dụng động cơ phản lực không khí dòng thẳng.
Cấu tạo tên lửa Yakhont gồm: chụp mũi, đầu tự dẫn, thiết bị hỗ trợ điều khiển, phần chiến đấu, phần nhiên liệu hành trình, bộ truyền động bánh lái, động cơ hành trình dòng thẳng, tầng phóng- tăng tốc
Radar tự dẫn
Động cơ phản lực không khí dòng thẳng
Đặc điểm nổi bật của Yakhont là: Tầm bắn ngoài đường chân trời; tác chiến hoàn toàn tự hoạt (nguyên lý "bắn-quên"); quỹ đạo bay linh hoạt ("thấp", "cao-thấp"); tốc độ siêu âm ở mọi giai đoạn bay; chuẩn hóa hoàn toàn cho nhiều phương tiện mang (các lớp tàu nổi chủ lực, tàu ngầm và bệ phóng trên bờ); tàng hình đối với radar hiện đại (công nghệ Stealth).
Tên lửa Yakhont/Brahmos được phóng từ bệ phóng cố định và cơ động trên bờ, từ máy bay, tàu mặt nước và tàu ngầm
Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120 km hoặc kết hợp "cao-thấp" với tầm bắn đến 300 km. Ở chế độ bay kết hợp, tên lửa bay hành trình ở độ cao đến 14.000 m và 10-15 m ở giai đoạn bay cuối. Ở chế độ bay ở độ cao nhỏ, tên lửa bay hoàn toàn ở độ cao đến 15 m.
Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680 m/s. Với độ cao và tốc độ này, các loại radar trên các tàu chiến rất khó phát hiện, nếu có phát hiện cũng không có loại vũ khí nào có thể ngăn chặn được.
Quỹ đạo tên lửa Yakhont với 2 chế độ: độ cao nhỏ và kết hợp "cao-thấp"
Hiện nay, để vượt qua được hệ thống phòng thủ trên tàu của đối phương, các tên lửa diệt hạm thường có quỹ đạo bay sát mặt biển. Với độ cao quỹ đạo tầm 5- 15 m, các radar trên tàu hầu như bị tê liệt do sự phản xạ tín hiệu bị nhiễu rất mạnh bởi sóng biển.
Tuy nhiên để có được quĩ đạo này, cần có trình độ hết sức hiện đại về kỹ thuật đo cao, điều khiển, khí động học. Với sóng biển cao 3-4 m, vận tốc bay tên lửa lớn hơn 680 m/s chỉ cần xử lý chậm 1/10.000 s hoặc sai số nhỏ là tên lửa sẽ đâm xuống mặt biển.
Với độ cao quỹ đạo nhỏ, vận tốc lớn và công nghệ tàng hình Yakhont vượt qua mọi hệ thống phòng thủ
(còn nữa)
Theo xahoi
Nâng cấp sức mạnh 'thần chết' SA-6 của Việt Nam Một số quốc gia đã đưa ra chương trình nâng cấp sức mạnh cho tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (SA-6). Các gói nâng cấp của Nga và Cộng hòa Czech trang bị đạn tên lửa có tầm bắn xa đến 35km, tầm cao 20km (khi chưa nâng cấp là 24 và 14km). 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6) là...