Việt Nam sở hữu hỏa tiễn chính xác nhất ở Đông Nam Á
Với CEP khoảng 50m, EXTRA được coi là hỏa tiễn dẫn đường chính xác nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc sở hữu của Hải quân Việt Nam.
Âm thầm hiện đại hóa, Hải quân Việt Nam đang từng bước khẳng định sức mạnh của mình trong việc bảo vệ biển đảo tổ quốc thân yêu, trong số những vũ khí mới không thể không nhắc tới hỏa tiễn dẫn đường EXTRA, đây là loại vũ khí dẫn đường chính xác đầy uy lực do Israel sản xuất.
Nền công nghiệp quốc phòng của Israel luôn có những sản phẩm quân sự đến ngay cả Mỹ cũng phải thán phục trước những phát minh của họ. Họ luôn sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việt Nam trong những năm gần đây luôn coi Israel là nhà cung cấp tin cậy. Hiện tại Israel là nhà cung cấp thiết bị quân sự lớn thứ hai của Việt Nam sau Liên Bang Nga.
Sản phẩm hỏa tiễn dẫn đường EXTRA là một trong những vũ khí uy lực được trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. EXTRA là viết tắt của cụm từ Extended Range Artillery (pháo binh mở rộng tầm bắn) thuộc loại pháo phản lực bắn loạt đối đất chính xác cao do IAI và IMI của Israel hợp tác chế tạo.
Giá phóng có thể lắp trên xe tải để tăng khả năng cơ động hoặc trên đất liền ở các vị trí phóng cố định. Đạn tên lửa EXTRA có đường kính 300 mm, dài 4,4 m, trọng lượng phóng 450 kg. Nó được dẫn hướng đến mục tiêu bằng hệ thống định vị GPS.
Video đang HOT
Hỏa tiễn EXTRA có thể tấn công mục tiêu cách xa 150 km với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ 10 m, mang theo đầu đạn nặng 120 kg. Xét về tầm bắn, EXTRA ngắn hơn so với các hệ thống ATACMS của Mỹ hay WS-2 của Trung Quốc, nhưng vượt trội về độ chính xác.
Cụ thể ATACMS có tầm bắn 300 km nhưng CEP khoảng 50 m, trong khi hệ thống WS-2 có tầm bắn 200 km nhưng CEP lên đến 600 m. Nhờ độ chính xác cao, EXTRA là vũ khí hiệu quả để ngăn chặn các đợt đổ bộ đường bằng đường biển của đối phương.
Thông thường hỏa tiễn EXTRA thường được đặt và phóng đi trên hệ thống phóng rocket Lynx. Hệ thống này có thể tùy chỉnh cấu hình với bệ phóng bốn quả đạn hoặc 2 quả đạn tùy theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến.
Cho đến nay EXTRA vẫn là loại hỏa tiễn phóng loạt mạnh nhất của Việt Nam và cũng là một trong những loại hỏa tiễn có độ chính xác nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Hiện những hỏa tiễn dẫn đường chính xác đang hoạt động tích cực trong biên chế của Hải quân Việt Nam, với ưu thế về sự hủy diệt và độ chính xác cao. Những hỏa tiễn này sẽ là mối đe dọa cho bất cứ kẻ thù nào dám dòm ngó lãnh hải của Việt Nam.
Theo Kiến Thức
Báo Nga nói khác việc tàu Gepard Việt Nam trang bị tên lửa Kalibr
Mặc dù nguồn tin quân sự Nga khẳng định tàu Gepard mới của Việt Nam được trang bị tên lửa Kalibr, nhưng thông tin mới nhất cũng từ Nga đã phủ nhận điều này.
Trang tin Chuyên gia chính trị của Nga ngày 25/9 dẫn tuyên bố của chuyên gia hải quân Vasily Dandykin cho biết, trong tháng 10/2016, cặp tàu Gepard 3.9 Nga đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ tiến hành thử nghiệm tại Biển Đen. Cặp tàu này là phiên bản xuất khẩu của lớp tàu Dự án 11661 thiết kế từ thời Liên Xô và sau này là Nga.
Lớp tàu này sản xuất cho Hải đội Caspian 2 chiếc gồm Tatarstan và Dagestan, nhưng chỉ có chiếc Dagestan là trang bị hệ thống tên lửa Kalibr. Trong khi đó, tàu lớp Gepard 3.9 xuất khẩu sang Việt Nam thì không được trang bị hệ thống tên lửa hiện đại nhất này.
Việc trang bị tên lửa Kalibr cho chiến hạm Gepard 3.9 phiên bản xuất khẩu là điều không thể. Chiếc đầu tiên của loại tàu này là Tatarstan chỉ trang bị tên lửa hành trình diệt hạm Uran, có tầm bắn ngắn hơn (130 km) so với Kalibr (từ 300 đến 2.000 km), chuyên gia Dandykin khẳng định.
Chiến hạm Gepard 3.9 trong Hải quân Việt Nam
Nếu tuyên bố của chuyên gia Dandykin được xác thực thì đâu là sự thật trong những thông tin từng được truyền thông Nga đăng tải rằng tàu Gepard 3.9 mới của Hải quân Việt nam sẽ được trang bị tên lửa Kalibr.
Theo tập đoàn nhà nước Rostex của Nga, không có gì trong mâu thuẫn trong thông tin của ông Dandykin bởi từ cặp tàu Gepard thứ 3 Việt Nam đang đàm phán mua tiếp (với một số cải tiến) mới được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-NK.
Thông tin này được nguồn tin chính thức từ Tập đoàn Rostex cho biết: "Tại thời điểm hiện tại, các bên đang thảo luận vấn đề đóng cặp tàu Gepard 3.9 thứ ba tại Zelenodolsk cho Hải quân Việt Nam".
Trước đây, Việt Nam đã đặt mua 2 chiếc tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9, trang bị tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 UranE và đã được bàn giao hoàn tất vào năm 2012. Khi về Việt Nam, hai tàu hộ vệ này được đặt theo 2 vị hoàng đế Việt Nam là "Đinh Tiên Hoàng" và "Lý Thái Tổ".
Tàu cũng có khả năng tham gia các hoạt động phi quân sự như chiếu sáng mặt nước và dưới nước, hộ tống thương thuyền, chống đánh cá trộm, chống cướp biển, hỗ trợ tàu bị nạn, cũng như tìm kiếm và cứu nạn trên biển.
Tàu được trang bị pháo, ngư lôi và tên lửa hiện đại, với các loại vũ khí phòng không, chống ngầm, chống ngư lôi và chống đổ bộ, có thể đảm nhận các nhiệm vụ tác chiến hải quân như chống ngầm, đối hạm và phòng không, bảo vệ và tuần tra biên giới lãnh hải của đất nước.
Cụ thể, tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E, 2 bệ pháo phòng thủ tầm gần 6 nòng 30 mm AK-630, 1 pháo hạm 76 mm AK-176 và một hệ thống phòng không tầm thấp CIWS Palma (2 pháo cao tốc AO-18KD 30 mm và 8 tên lửa phòng không 9M311).
Trong khi đó, ngoài các hệ thống vũ khí cơ bản như 2 chiếc đầu tiên, cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thứ 2 của Việt Nam đang được thử nghiệm tại Nga sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tăng cường khả năng chống ngầm nhờ hệ thống dò tìm sóng âm và các ống phóng ngư lôi mới.
Sau khi 2 tàu Gepard 3.9 này được bàn giao và đưa vào phục vụ, Hải quân Việt Nam sẽ có 4 tàu hộ vệ tên lửa với 2 chiếc chuyên chống hạm và 2 chiếc còn lại có thêm khả năng chống ngầm.
Tuy nhiên, các tàu tên lửa này chỉ có khả năng phòng không điểm với phạm vi tác chiến vẻn vẹn tầm 10 km, không có khả năng phòng không tầm trung và tạo ra một lỗ hổng tác chiến đáng ngại khi phải đối đầu với các máy bay chiến đấu mang tên lửa chống hạm tầm xa của đối phương.
Do đó, trong khi cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 thứ hai (đặt riêng phiên bản chống ngầm) đang được lắp đặt vũ khí tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk, Hải quân Việt Nam và Nga tiếp tục đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9 nâng cấp với hệ thống tên lửa hiện đại hơn - Kalibr-NK.
Cùng với hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK (phiên bản trên tàu nổi) như các tàu Gepard của Nga và hệ thống tên lửa phòng không trên hạm Shtil-1 (biến thể hải quân của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1), tàu Gepard 3.9 sẽ sở hữu nh ững đòn tấn công tầm xa cực mạnh mẽ.
Việc tiến hành đàm phán để mua thêm tàu tên lửa Gepard 3.9, được trang bị các hệ thống vũ khí, tên lửa hiện đại hơn cũng cho thấy, trong tương lai gần, Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hạm đội và nâng cao sức mạnh chiến đấu của mình.
Việt Nam sẽ lấy nền tảng là lớp tàu chiến Gepard 3.9 của Nga, có khả năng tác chiến đa năng như chống tàu nổi, chống tàu ngầm và phòng không hạm đội, làm lực lượng nòng cốt. Sau đó sẽ tiếp tục nâng cấp sức mạnh với những thế hệ chiến hạm mới hiện đại hơn.
Theo Đất Việt
Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 tại Hoa Kỳ Từ ngày 21 đến 23-9, tại trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ở thành phố Newport thuộc bang Rhode Island đã diễn ra Hội nghị sức mạnh Thế giới lần thứ 22 (ISS 22). Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân Việt Nam tham dự Hội nghị; chủ đề của ISS 22...