Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào hoạt động của LHQ về quyền con người
Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ và hiện đang ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi với các đại biểu tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 70 Ngày Nhân quyền thế giới. (Ảnh: An Bình)
Ông Đoàn Công Huynh, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã nhấn mạnh điều đó trong bài phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kỷ niệm 70 Ngày Nhân quyền thế giới, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ tổ chức tại thành phố Hòa Bình ngày 6/12.
Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua cách đây 70 năm, vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế, bao gồm hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được LHQ thông qua vào năm 1966. Đến năm 1950, Liên hợp quốc đã ra nghị quyết lấy ngày 10/12 hàng năm là “Ngày Nhân quyền Thế giới”.
Đánh giá về bản Tuyên ngôn, ông Đoàn Công Huynh cho rằng đây là văn kiện quan trọng có ý nghĩa tiến bộ lịch sử và giá trị to lớn về mặt đạo đức, chính trị và pháp lý. Những giá trị to lớn của Tuyên ngôn được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và tôn trọng. Trên tinh thần của Tuyên ngôn, khoảng hơn 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người đã được soạn thảo và ban hành, trong đó có những công ước quan trọng.
Ông Đoàn Công Huynh cho hay, đối với Việt Nam, sau hơn 30 năm Đổi mới, nước ta đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tích được quốc tế ghi nhận trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, nhất là thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trước đây và các Mục tiêu Phát triển bền vững hiện nay. Từ một nước nghèo kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên, đạt tăng trưởng GDP cao trên 6% trong 20 năm qua, là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới, và từ năm 201 0 trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống của gần 100 triệu người dân được năng cao.
“Việt Nam đã nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp về quyền con người, thực hiện các khuyến nghị quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam chấp thuận thông qua các cơ chế của Liên hợp quốc như Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR), cơ chế báo cáo định kỳ các Công ước mà Việt Nam là thành viên, xây dựng các chương trình hành động quốc gia về thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nỗ lực trong việc triển khai các chương trình phát triển, đặc biệt là việc hỗ trợ người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai”, ông Huynh nói.
Ông Đinh Công Huynh nhấn mạnh, dù còn nhiều thách thức, Việt Nam sẽ nỗ lực để người dân ngày càng được thụ hưởng tốt hơn quyền con người và thành quả của công cuộc phát triển đất nước. Việt Nam sẽ tiếp tục là thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào hoạt động của các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về quyền con người, trong đó có Hội đồng Nhân quyền LHQ và hiện đang ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội nghị, PGS. TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nhận định, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền con người. Hiến pháp năm 2013 được ban hành trên cơ sở tổng kết gần 30 năm đổi mới, kế thừa giá trị của các bản hiến pháp trước đó. Hiến pháp đã dành 36 trong tổng số 120 điều để quy định các quyền con người, quyền công dân.
Các văn bản pháp luật được ban hành nhất là từ sau Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa các nguyên tác tôn trọng và bảo đảm quyền con người, bảo đảm sự hài hòa với các nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
“Việt Nam nhất quán áp dụng nguyên tắc ưu tiên pháp luật quốc tế so với pháp luật quốc gia, trong trường hợp các quy định của bộ luật, luật của Việt Nam trái với các điều ước quốc tế nói chung, các điều ước quốc tế về quyền con người nói riêng, thì ưu tiên áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn của quốc tế mà Việt Nam đã tham gia”, PGS. TS. Tường Duy Kiên cho biết.
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2015, Tổng thư ký Liên hợp Quốc Ban Ki Moon đánh giá: “Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc hoàn thành các mục tiêu thiên niên kỷ”, đồng thời bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
Ông Hoàng Ngọc Hà, Phó Trưởng Ban Chuyên trách Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, đánh giá, trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên các lĩnh vực: Các quyền dân sự, chính trị, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, các quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Những thành tựu quan trọng của công cuộc đổi mới tạo điều kiện để Việt Nam tăng cường nguồn lực đầu tư cho con người. Đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ nghèo giảm mạnh cùng với việc thúc đẩy bình đẳng xã hội. Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội cũng đặc biệt quan tâm việc bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương… Cách tiếp cận và những thành tựu của Việt Nam được đông đảo nhân dân ủng hộ và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Cùng với những nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở trong nước, Việt Nam cũng đã đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chung trong việc bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế. Trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò, tham gia tích cực và thực chất vào các diễn đàn quốc tế về quyền con người, phê chuẩn Công ước chống tra tấn và Công ước về quyền của người khuyết tật…
Ông Hoàng Ngọc Hà nói thêm, Việt Nam đã cử 90 sỹ quan tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó đáng chú ý, năm 2018 Việt Nam lần đầu tiên cử bệnh viện dã chiến cấp 2 gồm 63 thành viên đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn theo yêu cầu của Liên hợp quốc tới thực thi nhiệm vụ tại Nam Sudan. Những kết quả này một lần nữa cho thấy Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Nhân quyền Thế giới là dịp để Việt Nam nhìn lại những thành tựu trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở cập độ quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời nhận diện những khó khăn, thách thức đối với công tác này trong thời gian tới.
An Bình
Theo Danviet
Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ
Việt Nam đang tích cực vận động để lần thứ hai trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chuyên trang quan sát và phân tích địa chính trị Geopolitical Monitor vừa đăng bài phân tích của chuyên gia James Borton có tựa đề "Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm một ghế tại Hội đồng Bảo an LHQ" (Vietnam Ready for a Seat at the UN Security Council).
Chuyên gia James Borton đánh giá Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực và quốc tế, nhất là từ sau Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi năm ngoái ở Đà Nẵng, sự kiện có sự tham dự của hàng loạt nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong ba thập niên vừa qua, Việt Nam đã được công nhận trên toàn cầu như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam thông qua các cơ chế thị trường để từ đó dẫn đến hơn 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Đáng chú ý, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế, ví dụ như việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và APEC năm 1998.... Các nỗ lực đáng chú ý của Việt Nam thời gian qua còn bao gồm việc mở ra những cơ hôi hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Tất cả thành tựu đó đạt được trong bối cảnh Việt Nam luôn giữ được nền kinh tế và chính trị ổn định.
Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Australia), cho biết: "Trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009, Mỹ đã đánh giá cao Việt Nam vì những đóng góp tích cực và sự hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố".
Với tư cách thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. Trọng tâm của sự cởi mở và hội nhập với thế giới là việc Việt Nam sẵn sàng đóng góp tiếng nói và vị trí nổi bật hơn tại LHQ. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất trong những nỗ lực thành công của Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ từ đầu năm 2014.
Tháng 8/2018, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý đã có bài phát biểu trước HĐBA trong một phiên tranh luận mở về "hòa giải và giải quyết tranh chấp". Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định chính sách ngoại giao và hiến chương hòa bình của LHQ, trong đó bao gồm việc thúc đẩy các biện pháp giải quyết hòa bình đối với các xung đột. Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của các tổ chức khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.
Sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 gửi một thông điệp rõ ràng tới Hội đồng Bảo an rằng Việt Nam cam kết hợp tác, chủ động thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, cũng như tăng cường môi trường hợp tác và hữu nghị trong khu vực cũng như trên thế giới.
Từng trải qua nửa thế kỷ chiến tranh, Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến của LHQ nhằm đề cao những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế.
Việt Nam cũng đã thông qua "Sáng kiến một Liên hợp quốc" năm 2006: Một kế hoạch, một ngân sách, một lãnh đạo và một bộ thực hành quản lý. Việt Nam đồng thời được đánh giá là đạt được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, mở rộng giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em...
Bài viết trên Geopolitical Monitorl nhận định, bất chấp viêc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên các đảo và bãi đá tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam kiên định quan điểm giải quyết mọi tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình và trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế. Chuyên gia Borton đánh giá Việt Nam đã đóng vai trò là "Người kiến tạo hòa bình" ở Biển Đông.
HĐBA LHQ có 5 nước ủy viên thường trực là Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mỹ và 10 nước ủy viên không thường trực. 10 nước ủy viên không thường trực được bầu luân phiên tại Đại hội đồng LHQ cho nhiệm kỳ 2 năm, mỗi năm có 5 ủy viên bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia theo cùng một khu vực địa lý, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng LHQ.
Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu bầu ủy viên không thường trực HĐBA vào tháng 6/2019. Các ứng viên được chọn từ 1 trong 5 khối địa lý. Theo bài viết trên trang mạng Geopolitical Monitor đăng ngày 27/9, Việt Nam là ứng cử viên thuộc nhóm 54 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Mỹ "tố" Triều Tiên lách luật, nhập gần 1 triệu thùng dầu bất chấp lệnh trừng phạt Mỹ đã cáo buộc Triều Tiên vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc (LHQ), bằng việc nhập khẩu bất hợp pháp ít nhất 760.000 thùng dầu bằng phương thức tàu qua tàu trong 5 tháng đầu năm. Một tàu chở hàng Triều Tiên (Ảnh minh họa: NBC News) Theo hãng tin AFP, Mỹ ngày 12/7 đã gửi báo cáo tới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025
400 ngàn người ùa vào xem ảnh nghi Jennie (BLACKPINK) - V (BTS) hôn nhau đắm đuối
Sao châu á
21:25:44 02/04/2025