Việt Nam sẽ tích cực tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon (Ảnh: UN)
Chiều ngày hôm qua (22/5), tại buổi tiếp diễn ra ngay sau lễ đón chính thức Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam Liên Hợp Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình Việt Nam và các hoạt động ưu tiên của Liên Hợp Quốc thời gian qua, tập trung thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chủ tịch nước đánh giá cao sự ủng hộ, hỗ trợ nhiều mặt và hiệu quả của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Trong bối cảnh Liên Hợp Quốc chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập (1945-2015), hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và phấn đấu đạt được thỏa thuận quốc tế mới về ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ tịch nước khẳng định là thành viên có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã và sẽ tham gia và đóng góp tích cực vào các nỗ lực quốc tế trên, cũng như vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu khác, vì hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh tình hình an ninh quốc tế diễn biến hết sức phức tạp và khó lường hiện nay, với những bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, chủ nghĩa cực đoan và khủng bố, tranh chấp lãnh thổ… ở nhiều nơi trên thế giới, Liên Hợp Quốc cần tiếp tục đảm nhiệm tốt trách nhiệm bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế, phát huy vai trò là trung tâm điều phối các nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức đó. Chủ tịch nước nhấn mạnh để duy trì hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế, tất cả các nước cần tuyệt đối tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
Chủ tịch nước đã thông báo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon về các diễn biến gần đây ở Biển Đông và đề nghị Tổng Thư ký Ban Ki-moon và Liên Hợp Qquốc tiếp tục quan tâm sát sao, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Chủ tịch nước khẳng định thời gian tới Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ngày một tích cực hơn trên các lĩnh vực hoạt động quan trọng của Liên Hợp Quốc, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình.
Video đang HOT
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự vui mừng được đến thăm Việt Nam lần thứ hai, cảm ơn Chủ tịch nước đã đón tiếp trọng thị. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá rất cao những thành tựu kinh tế xã hội ấn tượng mà Việt Nam đạt được trong quá trình đổi mới, khẳng định Liên Hợp Quốc luôn coi trọng vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam vào các hoạt động của Liên Hợp Quốc thời gian qua, như tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng chia sẻ ưu tiên Liên Hợp Quốc trong năm nay là phải thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015, các Mục tiêu Phát triển bền vững và thỏa thuận khung về biến đổi khí hậu. Ông Ban Ki-moon mong Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung, kể cả thông qua việc ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đề nghị Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Liên Hợp Quốc trong triển khai sáng kiến “Thống nhất hành động” tại Việt Nam. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tỏ lo ngại về gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, mong muốn các bên liên quan cùng đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; mong các nước ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ về vấn đề này nếu các bên liên quan đề nghị.
Theo chương trình chuyến thăm hai ngày từ ngày 22-23/5, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon sẽ đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm, dự Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện nhiệm vụ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và Lễ khánh thành Một Ngôi nhà chung Liên Hợp Quốc; gặp gỡ, nói chuyện với sinh viên và cán bộ ngoại giao trẻ Học viện Ngoại giao.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Chủ tịch nước: Không nhân nhượng khi chủ quyền bị xâm phạm
"Chủ quyền là của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Chúng ta nhất quyết, không nhân nhượng khi bị xâm phạm", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Sáng 17/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị số 1 gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Trần Du lịch, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM tiếp tục có buổi tiếp xúc với cử tri quận 4.
Đại biểu Trần Du Lịch đã báo cáo trước bà con cử tri về nội dung dự kiến của chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa 13 sắp diễn ra.
Cử tri cũng đã trình bày nhiều ý kiến, sự quan tâm của mình về các dự án luật sắp được thông qua và nhiều vấn đề dân sinh đang nổi cộm hiện nay.
Cử tri Trần Thị Thanh Mai đề nghị Quốc hội cần chỉnh sửa luật Nghĩa vụ Quân sự làm sao để không có khe hở cho một số thanh niên "né" nghĩa vụ quân sự...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "Ta rất hòa hiếu. Ta muốn hòa bình"
Trước việc giá điện, xăng liên tục tăng trong thời gian qua, cử tri Đinh Phát Đạt đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần có biện pháp trợ giá để hỗ trợ đời sống của người dân. "Tăng giá xăng, dầu, giá điện đã ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống của người dân. Cuối năm 2014, người dân phấn khởi vì được bình ổn giá, yên tâm sản xuất nhưng đầu năm 2015, giá điện rồi giá xăng tăng. Xăng dầu tăng, các mặt hàng nông sản tăng. Người dân phải thắt lung buộc bụng, khổ trăm bề", ông Đạt nói.
Đối với dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, cử tri Huỳnh Anh Tuấn cho rằng Quốc hội cần thẩm tra kỹ về mức độ kinh tế và thời gian thu hồi vốn. Đối với vấn đề biển Đông, cử tri Tuấn đề nghị Đảng, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp để bảo vệ biển đảo, giữ vững ngư trường của nhân dân...
Cử tri Nguyễn Thị Thu Vân thì nêu ra một vấn đề "nóng hổi" hiện nay là có rất nhiều người không có việc làm, nhiều thanh niên ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh phải ra nước ngoài lao động theo diện xuất khẩu, cũng có nhiều người đi lao động nước ngoài chui... Trong khi đó, tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), dự án Formosa lại tuyển đến 5.000 lao động Trung Quốc. "Cần cân nhắc, việc gì thanh niên ta làm được thì nên ưu tiên", cử tri Vân kiến nghị.
Chủ tịch nước bắt tay, thăm hỏi bà con cử tri sau buổi tiếp xúc
Sau khi lắng nghe các ý kiến của đông đảo bà con cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu lãnh đạo UBND TPHCM, UBND quận 4 xem xét, giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong lĩnh vực phụ trách, trên địa bàn mà cử tri bức xúc, phản ánh. Đối với những vấn đề mà cử tri nhắn gửi, Đoàn ĐBQH TPHCM sẽ tổng hợp và có ý kiến đến Quốc hội trong kỳ họp sắp tới.
Về vấn đề biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, quan điểm, lập trường của Việt Nam trước sau như một về chủ quyền lãnh thổ. Theo đó, trong Luật Biển và Biên giới Quốc gia, chúng ta khẳng định rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Hiện nay, Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ bằng vũ lực. Với Trường Sa các bên đã thỏa thuận giữ nguyên hiện trạng. Thế nhưng, Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng bằng cách bồi đắp các đảo chìm thành đảo nổi nhân tạo. Họ đang làm rất khẩn trương, gần 2.000 công nhân làm việc mỗi ngày, bất chấp sự phản đối.
Biển Đông là luồng giao thông hàng hải quan trọng khi 50% hàng hóa thế giới đi lại vùng biển quốc tế này. Vì vậy, việc Trung Quốc liên tục gây hấn ở biển Đông rõ ràng đang thách thức dư luận quốc tế.
"Ta rất hòa hiếu. Ta muốn hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển nên được lòng bạn bè quốc tế. Ai đó nói rằng, Việt Nam rủ nước này, bao vây nước khác là áp đặt, bịa đặt. Ta nghèo nên lo làm ăn. Ta không chống ai cả mà muốn làm bạn với khắp thế giới trên cơ sở hòa bình, hữu nghị để xây dựng đất nước. Nhưng chủ quyền là của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Chúng ta nhất quyết, không nhân nhượng khi bị xâm phạm. Việt Nam tôn trọng Trung Quốc, Trung Quốc phải tôn trọng Việt Nam", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Công Quang
Theo Dantri
Chủ tịch nước kêu gọi cử tri thẳng thắn đấu tranh Thừa nhận có một bộ phận không nhỏ các cán bộ hư hỏng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết đây là điều ray rứt và kêu gọi dân không đưa những người này vào cấp ủy. Ngày 16/5, tại buổi tiếp xúc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cử tri, bà Nguyễn Thị Nguyệt bày tỏ sự phấn khởi...