Việt Nam sẽ nêu diễn biến mới ở Biển Đông tại hội nghị ASEAN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tuần này tới Lào dự hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN, nơi ông sẽ nêu các diễn biến mới ở Biển Đông.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp tại Diễn đàn Kinh tế thế giới. Ảnh chụp màn hình
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hẹp (AMM Retreat) tại Vientiane, Lào từ ngày 26 đến 27/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay thông báo.
Đây là hội nghị khởi đầu năm chủ tịch ASEAN 2016 của Lào, cũng là hội nghị đầu tiên sau khi hiệp hội này hình thành cộng đồng.
Tại hội nghị, các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tập trung trao đổi về các định hướng ưu tiên, cũng như trọng tâm hoạt động của ASEAN trong năm 2016, quan hệ đối ngoại của ASEAN, vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình, các vấn đề quốc tế và khu vực.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu phía Việt Nam có nêu các diễn biến mới ở Biển Đông tại hội nghị hay không, ông Bình cho biết “bất cứ vấn đề nào đe doạ hoà bình ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này cũng sẽ được nêu ra”.
Ngày 17/2, báo chí Mỹ đưa tin Trung Quốc đã triển khai các tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tiếp đó, tình báo Mỹ ghi nhận sự hiện diện của các chiến đấu cơ Thẩm Dương J-11 và Tây An JH-7 trên đảo Phú Lâm.
Ngày 23/2, Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, đồng thời gửi lên Liên Hợp Quốc nhằm phản đối Bắc Kinh đưa tên lửa đến Phú Lâm và xây căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa.
Mỹ cũng lên án Trung Quốc đang quân sự hoá Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, trong khi Nhật yêu cầu nước này giải thích rõ ràng về hành động điều tên lửa. Australia, New Zealand cũng đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc bị nghi đặt radar tần số cao tại Trường Sa
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã bố trí một hệ thống radar mới trên đá Châu Viên, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đã triển khai radar tần số cao ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Gregory Poling, người đứng đầu Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á tại Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết những hình ảnh chụp vào cuối tháng một cho thấy Bắc Kinh có thể đã bố trí hệ thống radar tần số cao tại đá Châu Viên, một trong 7 thực thể ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp, cải tạo và xây dựng trái phép.
"Nếu đó thực sự là radar tần số cao, nó sẽ làm gia tăng khả năng của Trung Quốc trong việc giám sát các tàu và máy bay" ở Biển Đông,Washington Post trích dẫn bình luận của ông Poling. "Đá Châu Viên là nơi hợp lý để đặt thiết bị như vậy vì nó nằm ở vị trí cực nam trong số các thực thể Trung Quốc cải tạo tại quần đảo Trường Sa. Điều này có nghĩa nó là nơi tốt nhất để bố trí radar cảnh báo sớm về tàu hoặc máy bay đi từ eo biển Malacca và các khu vực khác ở phía nam như Singapore", ông viết.
"Radar sẽ đóng vai trò rất quan trọng nếu Trung Quốc thực hiện chiến lược chống tiếp cận khu vực, nhằm làm giảm khả năng hoạt động tự do của Mỹ" tại Biển Đông, bao gồm cả việc đưa lực lượng đến Biển Đông trong trường hợp nổ ra khủng hoảng tại Đông Bắc Á, Poling bình luận.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng phi pháp trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Truyền thông Mỹ tuần trước công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng này. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cũng có công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành chính thức công hàm nói trên.
7 đá Trung Quốc cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa:The Diplomat
Phương Vũ
Theo VNE
Philippines đốt mô hình tên lửa trước lãnh sự quán Trung Quốc Hàng chục thanh niên Philippines hôm qua biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để phản đối việc triển khai tên lửa đất đối không ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mô hình tên lửa Trung Quốc bị người biểu tình đốt trước cổng lãnh sự quán nước này ở Manila. Ảnh: Reuters Theo...