Việt Nam sẽ mua thêm nhiều vũ khí tối tân từ Nga
Việt Nam và Nga hiện đang có những tiếp xúc để dọn đường cho việc ký kết thêm các thỏa thuận mua vũ khí mới của Nga, một chuyên gia quân sự Nga cho biết.
Cận cảnh tàu ngầm Hà Nội đang nằm trong lòng tàu vận tải Rolldock Sea tại Vịnh Cam Ranh – Ảnh: Nguyễn Chung
Phát biểu tại Triển lãm quốc tế An ninh Quốc phòng châu Á (DSA) 2014 hôm 14.4, ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO), đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Nga trong lĩnh vực xuất khẩu kỹ thuật quân sự và vũ khí, đài Tiếng nói Nước Nga đưa tin.
Ông Korotchenko nói tỷ lệ của Việt Nam trong cán cân tổng thể nhập khẩu vũ khí Nga giai đoạn 2013 – 2016 sẽ là 9%, tăng gần gấp đôi so với 7 năm trước.
“Chúng tôi đang ghi nhận sự gia tăng liên tục một cách năng động các tiếp xúc, tạo đà ký kết thêm nhiều thỏa thuận mới để nước đối tác nhận được những vũ khí hạng nhất từ Nga”, chuyên gia Nga này cho hay.
“Nguồn vũ khí cung cấp từ Nga rất quan trọng với Việt Nam”, ông Korotchenko nhận xét.
Video đang HOT
Việt Nam đã nhận được 2 tổ hợp tên lửa cơ động bảo vệ bờ biển Bastion, theo Tiếng nói Nước Nga. Vũ khí trong thành phần tổ hợp Bastion là các tên lửa có cánh Yakhont dùng để tiêu diệt các tàu đơn lẻ hoặc nhóm tàu.
Việt Nam cũng đã mua của Nga hàng chục máy bay chiến đấu Sukhoi, theo Tiếng nói nước Nga. Hai trong số 6 tàu ngầm diesel-điện mà Việt Nam đặt hàng với Nga đã được Hải quân Việt Nam đưa vào sử dụng.
“Hợp tác thương mại quân sự – kỹ thuật của Nga và Việt Nam có triển vọng tốt đẹp và rõ ràng. Bởi việc mua một số hệ thống vũ khí riêng biệt cũng đồng nghĩa là cơ sở cho những hợp đồng mới. Ví dụ, việc mua tàu ngầm là cơ hội để nghĩ tới hệ thống trang bị cho căn cứ và phương tiện bảo vệ, bố phòng dành cho những điểm neo đậu tàu ngầm”, Tiếng nói Nước Ngadẫn lời nhận định của ông Korotchenko.
Ông Korotchenko còn nhận xét rằng Việt Nam tiếp tục tập trung mở rộng khả năng của hệ thống phòng không, cùng với việc mua hệ thống tên lửa chống máy bay S-300 của Nga, đồng thời cũng tăng cường cơ số chiến đấu cơ.
Và tất cả những điều đó tạo cơ sở để ký kết các hợp đồng mới giữa Moscow và Hà Nội, theo ông Korotchenko.
“Đối với bất cứ loại hình vũ khí nào mà Việt Nam quan tâm thì Nga cũng sẽ có phương án quyết định tích cực”, Tiếng nói Nước Nga dẫn lời chuyên gia quân sự Nga.
Theo TNO
Trung Quốc chào bán bản sao tàu ngầm Kilo cho Thái Lan
Vũ khí TQ đang đầy cơ hội xâm nhập thị trường Thái Lan, bởi sau hệ thống pháo WS-1B và WS-32, TQ tiếp tục chào hàng tàu ngầm S-20 cho Thái Lan.
Đây sẽ là giao dịch có ý nghĩa quan trọng bởi Thái Lan trước đó không có kinh nghiệm sử dụng tàu ngầm. Dù đã bày tỏ quan tâm đến tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, tuy nhiên Thái Lan vẫn chưa có phản hồi chính thức nào về lời mời này.
Tàu ngầm S-20 của Trung Quốc
Theo những gì được Trung Quốc tuyên bố, S-20 là tàu ngầm do nước này tự thiết kế và sản xuất, nhưng theo những gì được công bố, S-20 chính là bản copy từ tàu ngầm Kilo của Nga. S-20 có chiều dài 66 m, chiều rộng 8 m, chiều cao 8,2 m, lượng giãn nước khi nổi 1.850 tấn, lượng giãn nước khi lặn 2.300 tấn, tốc độ đến 18 hải lý/h, cự ly hành trình với tốc độ 16 hải lý/h là 8.000 hải lý.
Thủy thủ đoàn S-20 là 38 người, thời gian hoạt động độc lập 60 ngày đêm. Tàu ngầm hai vỏ này có thể lặn sâu đến 300 m. S-20 giống Kilo không chỉ ở thiết kế bề ngoài mà còn ở cả từng chi tiết như các cánh vây đuôi giúp tàu đổi hướng.
S-20 được trang bị hệ thống các trạm thủy âm với tần số dò thay đổi, 1 sonar chặn thu và hệ thống đo tiếng ồn của bản thân tàu. Ngoài ra, tàu có khả năng thả một trạm thủy âm kéo. S-20 được trang bị các ngư lôi, các hệ thống rải lôi và tên lửa chống hạm.
Cận cảnh phần kiến trúc thượng tầng trên tàu ngầm S-20, có thể thấy nó khá giống với phần tương tự ở tàu ngầm Kilo của Nga.
Việc Trung Quốc chào bán tàu ngầm S-20 cho Thái Lan được cho là động thái nhằm khẳng định mối quan hệ đặc biệt trên lĩnh vực quốc phòng đang được hai nước thiết lập. Trước đó Thái Lan cũng ngỏ ý muốn mua pháo phản lực WS-1B và WS-32 của Trung Quốc.
Theo tạp chí Kanwa (trụ sở tại Canada), hiện nay Quân đội Hoàng gia Thái Lan đang cân nhắc đặt mua các hệ thống pháo phản lực mới WS-1B và WS-32 của Trung Quốc (phía Thái Lan đặt tên 2 hệ thống này lần lượt là DTI-1 và DTI-1G).
Kanwa cho biết thêm, bên cạnh việc đặt mua các hệ thống pháo phản lực, Thái Lan đã ký một hợp đồng về việc kết nối hệ thống pháo phản lực DTI-1G của mình với hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc. Với việc kết hợp với hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu, pháo phản lực DTI-1G sẽ giảm sai số vòng tròn xuống còn dưới 50m.
Theo thông tin được Trung Quốc công bố, hệ thống pháo phản lực WS-1B cỡ nòng 302mm do Tập đoàn cơ khí chính xác (CPMIEC) của Trung Quốc chế tạo. WS-1B là phiên bản nâng cấp của hệ thống WS-1 với tầm bắn vượt trội hơn (180km so với 100km của hệ thống WS-1).
Trong khi đó hệ thống pháo phản lực WS-32 được tích hợp các công nghệ dẫn đường hiện đại nhằm nâng cao khả năng tấn công mục tiêu chính xác. Bệ pháo phản lực được đặt trên khung gầm xe tải 6x6 với tổng cộng 4 ống phóng. Hệ thống WS-32 có tầm bắn từ 60-150km.
Theo Báo Đất Việt
Tàu ngầm Kilo HQ-185 Đà Nẵng thử nghiệm cấp nhà máy Theo tin của hãng thông tấn Nga "Interfax - AVN", tàu ngầm HQ-185 Đà Nẵng thuộc lớp Varshavyanka (NATO gọi là Kilo), thuộc đề án 636 của Việt Nam, chuẩn bị bước vào chu trình thử nghiệm cấp nhà máy. "Interfax" dẫn nguồn tin ngành công nghiệp đóng tàu của Nga cho biết, chiếc tàu ngầm thứ tư thuộc đề án 636 dành...