Việt Nam sẽ mua máy bay nào sau Su-30MK2?
Để giành ưu thế trên không, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ tìm mua chiến đấu cơ có thế mạnh này. Vậy đâu sẽ là lựa chọn của Việt Nam?
Sau khi nhận đủ 36 chiếc tiêm kích Su-30MK2, Không quân Việt Nam có ưu thế rất lớn trong nhiệm vụ giành ưu thế khi đánh biển, tuy nhiên khả năng không chiến của dòng chiến đấu cơ này lại không được đánh giá cao như các tiêm kích tiệm cận thế hệ 5 hiện nay của phương Tây và Nga hiện nay.
Những phương án mua máy bay của phương Tây đã được tính đến và truyền thông đã từng đưa tin về việc Việt Nam quan tâm đến máy bay Rafale của Pháp, Typhoon của châu Âu, JAS-39 Gripen của Thụy Điển… Tuy nhiên giá thành là trở ngại lớn nhất khi Việt Nam muốn mua những dòng máy bay này.
Và những máy bay thế hệ mới của Nga đang được tính đến trong chiến lược hiện đại hóa Không quân Việt Nam. Truyền thông Nga đã từng nhiều lần đưa tin về việc Việt Nam quan tâm đặc biệt đến máy bay Su-35 và phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-30 là Su-30SM.
Tiêm kích Su-30SM.
Tuy nhiên theo thông tin mới nhất được trang vpk-news.ru của Nga cho biết, Việt Nam chuẩn bị mua Su-30SM làm át chủ bài cho lực lượng không quân của mình. Nguồn tin này cũng cho biết, Ấn Độ sẽ đào tạo phi công lái Su-30 cho Không quân Việt Nam trước cuối năm 2015.
Bên cạnh đó, đích thân ông Kuznetsov Viktor Dmitrievich, Tổng giám đốc Công ty AVIAPROM (đơn vị đầu mối điều phối việc hợp tác kỹ thuật giữa các tổ hợp công nghiệp hàng không Liên Bang Nga) khẳng định rằng IRKUT sẽ là đơn vị cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Việt Nam. Như vậy, gần như chắc chắn Su-30SM đã lọt vào tầm ngắm của Không quân Việt Nam.
Theo thông tin được Nga công khai, Su-30SM được trang bị radar mảng pha quét thụ động NIIP N011M BARS có tầm hoạt động tối đa 400 km với mục tiêu là máy bay cỡ lớn; hoặc 100 km ở bán cầu trước, 55 km ở bán cầu sau với máy bay có diện tích phản xạ radar nhỏ, theo dõi 15 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP kết hợp cùng cánh mũi giúp Su-30SM có khả năng siêu vận động, tạo ưu thế rất lớn trong không chiến quần vòng cự ly gần. Vận tốc tối đa của Su-30SM đạt 2.100 km/h, tầm bay 3.000 km, tải trọng vũ khí 8.000 kg.
Video đang HOT
Là một chiếc tiêm kích đa dụng, ngoài khả năng cơ động và không chiến linh hoạt, Su-30SM còn có thể thực hiện các cuộc tấn công trên đất liền và trên biển, cũng có thể thực hiện các sứ mệnh chống tác chiến điện tử và cảnh báo sớm, thậm chí có thể là một máy bay kiểm soát và chỉ huy trong phi đội máy bay chiến đấu thực hiện nhiệm vụ chung.
Để thực hiện nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom khác và sẵn sàng không chiến, Su-30SM được trang bị pháo 30 mm GSh-301 với cơ số đạn 150 viên. Máy bay có 12 giá treo vũ khí bên ngoài, có thể mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các loại tên lửa dẫn đường tầm nhiệt hoặc laser.
Với những giá vũ khí này, Su-30SM có thể gắn 6 tên lửa không đối không tầm trung R-27RE, R-27TE hoặc Vympel RVV-AE hay tên lửa tầm gần R-73. Những loại tên lửa này sẽ giúp Su-30SM đối phó với hai mục tiêu trên không cùng một lúc.
Mặc dù năng lực không thua kém các máy bay chiến đấu thế hệ 5 hiện nay trên thế giới nhưng theo hãng tin Sputnik, điểm hạn chế của Su-30SM so với các máy bay tiêm kích thế hệ 5 như T-50 của Nga hay F-22 của Mỹ là nó không được trang bị công nghệ tàng hình.
Quá trình tác chiến cho thấy Su-30SM còn có thể được sử dụng để huấn luyện phi công chuẩn bị lái các máy bay tiêm kích đa năng tiên tiến, siêu cơ động. Nếu được đưa vào trang bị trong tương lai gần và tích hợp thêm khả năng mang tên lửa BrahMos, bộ đôi Su-30SM và Su-30MK2 sẽ giúp Không quân Việt Nam có thể vươn lên giữ vị trí số 1 tại khu vực Đông Nam Á.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh máy bay trinh sát Việt Nam
Để thực hiện nhiệm vụ vụ tuần tra trinh sát trên đất liền và trên biển, lực lượng không quân Việt Nam được trang bị dàn máy bay hàng đầu khu vực.
Máy bay DHC-6: Loại máy bay có tầm hoạt động 1.480km, tốc độ bay tối đa 170 hải lý/h (314km/h khi tuần tra biển), tốc độ ổn định 150 hải lý/h (278 km/h khi tuần tra biển), độ cao hoạt động tối đa là 8.138 m. Để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra hàng hải và tìm kiếm cứu nạn của mình, thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP.
Radar ELM-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn), và được ELTA nhấn mạnh vào đặc điểm tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân.
Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển. MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt.
Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.
Ngoài DHC-6, hiện nay Hải quân Việt Nam đang sở hữu máy bay trinh sát săn ngầm hàng đầu Đông Nam Á là Ka-28 - đây là biến thể xuất khẩu của dòng trực thăng Ka-27PL.
Theo đánh giá của nhà sản xuất Nga, Ka-28 có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm.
Ka-28 được trang bị thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm); dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm).
Ngoài ra, Ka-28 còn được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện.
Ngoài những may bay kể trên, trước đây Việt Nam từng sở hữu 8 chiếc máy bay trinh sát An-30. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các máy bay trinh sát An-30 của Việt Nam đều đã nghỉ hưu.
Theo_Báo Đất Việt
Tại sao AH-64 Apache được mệnh danh là "cơn ác mộng"? Được mệnh danh là cơn ác mộng trên không AH-64 Apache được cho là máy bay trực thăng tấn công tiên tiến của quân đội Mỹ. Trực thăng AH-64E Apache được quân đội Mỹ biên chế hoạt động từ năm 1986. (Ảnh: military-today) AH-64 Apache là loại máy bay trực thăng tấn công có 2 chỗ ngồi, được đẩy bằng 2 động cơ...