Việt Nam sẽ là đối thủ số 1 của nước chủ nhà ở môn “Võ gậy”
Nếu Muay được xem là quốc võ của Thái Lan, Việt Nam có Vovinam, Indonesia có Pencak Silat, thì người dân Philippines cũng tự hào khi sở hữu một môn võ độc quyền đó là Arnis hay còn được gọi với cái tên Võ gậy.
Võ gậy được coi là môn thể thao quốc võ ở Philippines.
Võ gậy vươn tầm tới Hollywood
Võ gậy vươn tầm tới Hollywood.
Trong trận chiến đấu cuối cùng ở bom tấn Furious 7, Dom (Vin Diesel) và Shaw (Jason Statham) đã chạm trán trong một garage. Ở trận chiến sống còn đó, thay vì dùng súng, cả hai đã lựa chọn sử dụng cờ lê và thanh kim loại để tạo nên màn “Giáp lá cà” tay bo rất kịch tính và đầy máu lửa.
Chắc hẳn các khán giả khi theo dõi màn đối kháng giữa hai ngôi sao võ thuật của điện ảnh thể giới so tài với nhau, hầu hết tất cả đều nghĩ rằng cả hai chiến đấu một cách ngẫu hứng. Nhưng trên thực tế lại không giống các khán giả nghĩ, theo võ học và phân tích của những nhà chuyên môn, Dom và Shaw đã sử dụng một môn võ có tên gọi là Arnis (hay Eskrima), tên tiếng Việt gọi là võ gậy, một môn võ thuật truyền thống chiến đấu bằng cả hai tay của Philippines. Thường thì vũ khí chủ yếu được sử dụng là gậy mây, nhưng trong nhiều trường hợp, người ta có thể thay đổi với đủ loại vũ khí khác nhau tuỳ theo từng hoàn cảnh.
Võ gậy có gì đặc biệt ?
Võ gậy được người dân Philippines thường xuyên tham gia tập luyện và thi đấu.
Video đang HOT
Arnis (còn gọi là Kali, Eskrima, Escrima) là một môn võ thuật sử dụng vũ khí của Philippines. Môn võ này cũng đã có mặt tại một số quốc gia Đông Nam Á dưới những tên gọi khác như Krabi Krabong hay Trumbu. Ngoài ra cũng có một số tên gọi thông dụng khác như Kali và Arnis de Mano (áo giáp bọc tay). Đôi khi người ta cũng dùng chữ viết tắt FMA (Filipino Martial Arts, võ thuật Philippines). Eskrima và Arnis là tên dùng chủ yếu tại Philippines ngày nay. Tên trong tiếng Việt hiện nay là võ gậy.
Trong lịch sử ra đời môn võ Arnis được xuất hiện ở Philippines từ thế kỷ thứ 15 nhưng không ai rõ nguồn gốc xuất xứ. Một số thông tin ít ỏi được những bậc cao nhân của Philippines kể lại rằng môn võ này bắt đầu được hình thành và phát triển nhằm mục đích dạy cho người dân bản địa cách tự vệ để chống lại sự xâm lược của binh lính Tây Ban nha ở thế kỷ thứ 15. Với mục tiêu quảng bá môn thể thao được xem là quốc võ của mình, ở những lần đăng cai SEA Games trước đó vào các năm 1991 và 2005, Philippines đều đưa Arnis vào chương trình thi đấu.
Việt Nam là đối thủ số 1 của nước chủ nhà
Chúng ta hẳn còn nhớ tại SEA Games 23 diễn ra tại Philipphines, đội tuyển võ gậy của Việt Nam đã tạo lên một cơn địa chấn khi chỉ với 9 tháng làm quen với môn võ truyền thống của nước bạn, nhưng trong vòng 1 tuần lễ thi đấu, các võ sĩ Việt Nam đã đoạt đến 3 chiếc HCV và vượt qua nước chủ nhà để độc chiếm ngôi đầu bảng tổng sắp huy chương ở môn thi này ngay tại quê hương của nó.
Việt Nam sẽ là đối thủ số 1 của nước chủ nhà.
Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, ngoài cái nôi của võ gậy là Philippines thì chỉ có Việt Nam, Đông Timor và Campuchia tham gia tập luyện và thi đấu thường xuyên. Tuy nhiên để là đối trọng cân xứng với nước chủ nhà thì chỉ có Việt Nam xứng tầm nhất. Ở kỳ SEA Games 30 lần này, đoàn thể thao Việt Nam cũng tỏ rõ quyết tâm để một lần nữa đem đến những bất ngờ cho nước chủ nhà Philippines. Còn theo chiều hướng ngược lại, đội chủ nhà cũng đã có những sự chuẩn bị chu đáo để đòi lại vị thế số một của môn quốc võ Arnis.
Theo Danviet
Báo Thái than trời vì những trục trặc mà các đội khách phải chịu tại SEA Games 30
Liên tiếp những sự cố mà các đội nước ngoài phải chịu trong quá trình chuẩn bị trước các trận đấu đầu tiên tại SEA Games, khiến cho báo chí trong khu vực phải than trời. Riêng tờ Fox Sport phiên bản Thái Lan liệt kê tất tần tật những sự cố trên, cho thấy sự tắc trách của nước chủ nhà Philippines.
Từ U22 Thái Lan, sang đến Myanmar, rồi Campuchia hay Timor Leste đều đã trải qua những bất tiện trước thềm SEA Games 30.
Những trục trặc đấy của các đội cho thấy sự tắc trách của quốc gia chủ nhà Philippines, trong việc đón tiếp các đội khách.
Tờ Fox Sport phiên bản Thái Lan đã thống kê lại những trục trặc và thiếu sót nêu trên.
U22 Timor Leste vạ vật ngủ ở sân bay quốc tế Manila, do xe buýt đón trễ vài giờ đồng hồ
Sau đó tài xế còn đưa họ về nhầm khách sạn
U22 Campuchia cũng khổ sở khi nhận phòng khách sạn
Một số cầu thủ Campuchia phải nằm ngủ trên sàn vì quá mệt
U22 Thái Lan phải băng qua ruộng mới đến được sân tập
Cầu thủ Thái Lan "tố" BTC chủ nhà phát thiếu nước uống cho họ, với mỗi phòng chỉ 2 chai nước suối nhỏ
U22 Myanmar được đón ở sân bay bằng chiếc xe buýt nhỏ xíu như xe chở học sinh Tiểu học
Cầu thủ U22 Myanmar mệt mỏi vì phải ngồi "bó gối" nhiều giờ đồng hồ từ sân bay về khách sạn, trên chiếc xe buýt quá chật chội này
Gần đến ngày bóng lăn, công trình thi đấu vẫn ngổn ngang
Việc tu sửa và lắp đặt vẫn chưa hoàn tất
Công nhân vẫn còn dọn vệ sinh ở các công trình phục vụ thi đấu của đại hội
Theo Thiện Nhân (Dantri)
Cháy vé trận đại chiến U22 Việt Nam - U22 Thái Lan ở SEA Games Dù tới ngày 5/12, đội U22 Việt Nam và U22 Thái Lan mới đụng độ ở vòng bảng SEA Games nhưng lúc này đã không còn tấm vé nào trên các hệ thống bán vé trực tuyến. Ban tổ chức SEA Games đã bán vé trực tuyến các trận đấu ở môn bóng đá nam SEA Games 30 qua trang mạng Smtickets.com. Trong...