Việt Nam sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại trong năm nay
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết trong năm nay, Việt Nam sẽ ký kết nhiều hiệp định thương mại.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
Theo Bộ trưởng, năm 2015, lĩnh vực hội nhập quốc tế về kinh tế sẽ tập trung vào các khía cạnh như hội nhập thành công vào cộng đồng kinh tế AEC; tập trung ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó, có các hiệp định tự do thương mại kiểu mới mà điển hình như là TPP, Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu…
Phát biểu tại cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo liên ngành cho biết trong năm 2015, một số hiệp định thương mại sẽ được ký kết như FTA với Liên minh Hải quan Belarus-Kazakhstan và Nga; FTA với Hàn Quốc; FTA với EU.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, các hiệp định sẽ được ký kết trong năm 2015 như FTA với EU có thể ký kết trong tháng 6/2015; FTA với Liên minh Hải quan có thể được ký trong tháng Năm, chậm nhất trong tháng Sáu. Đặc biệt, FTA được ký kết sớm nhất trong năm 2015 sẽ là FTA với Hàn Quốc.
Hiện hai bên đã dự kiến sẽ ký kết tại Hà Nội vào ngày 5/5 tới đây. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết thêm, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP cũng có thể kết thúc đàm phán vào cuối năm 2015.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế về kinh tế cũng như Bộ Công Thương cũng đang nghiên cứu để tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Israel.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, hội nhập trong lĩnh vực kinh tế có vai trò rất quan trọng nên đề nghị các bộ, ngành, đơn vị liên quan cần nỗ lực để đẩy nhanh quá trình hội nhập, thúc đẩy quá trình hội nhập được hiệu quả hơn.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ những điểm yếu trong công tác hội nhập quốc tế về kinh tế thời gian qua như cơ chế phối hợp trong Ban chỉ đạo cũng như giữa các bộ, ngành còn yếu; công tác thông tin tuyên truyền chưa hiệu quả; sự chủ động của các doanh nghiệp chưa cao; vai trò của các địa phương trong công tác hội nhập kinh tế chưa tốt…
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về các hiệp định kinh tế và thương mại cho rằng, vẫn còn nhiều sự chưa thống nhất trong nhận thức, quan điểm của các bộ ngành trong một số vấn đề cụ thể, thậm chí còn chưa có sự thống nhất trong cả đoàn đàm phán. Điều này gây khó khăn trong quá trình đàm phán.
Các đại biểu tại hội nghị cho rằng, để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế cần đổi mới cách thúc tuyên truyền. Cụ thể, cần tuyên truyền theo chiều ngang thay vì chiều dọc. Theo đó, cần tuyên truyền cụ thể cho người dân và doanh nghiệp những tác động của hội nhập đến từng vấn đề cụ thể, từng ngành hàng cụ thể, các vấn đề kỹ thuật…chứ không chung chung như trước.
Các đại biểu cũng cho rằng, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tham mưu cho Ban chỉ đạo và Chính phủ trong việc điều hành và đưa ra các quyết sách. Công tác nghiên cứu cần có sự phối hợp với các chuyên gia kinh tế, đi vào các nghiên cứu cụ thể, thực tế để tư vấn cho ban chỉ đạo điều hành hiệu quả hơn./.
Theo Vietnam
Phương tiện lạc hậu, chống hàng giả, hàng kém chất lượng thế nào?
Là thành viên Chính phủ đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn , Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng được đề nghị làm rõ một số vấn đề: phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế tạo; giải pháp quản lý thị trường... Đáng chú ý, đây đã là lần thứ ba Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn trước Quốc hội trong nhiệm kỳ này - nhiều nhất trong số các bộ trưởng, trưởng ngành.
Nói thủy điện hoạt động cầm chừng là thiếu cơ sở!
Mở đầu, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nêu câu hỏi: "Có ý kiến phản ánh công suất các nhà máy thủy điện Nhà nước rất lớn (ví dụ Nhà máy thủy điện Hòa Bình) nhưng hoạt động cầm chừng, trong khi ta lại đi mua điện của các nhà máy tư nhân, thậm chí nhập khẩu điện của Trung Quốc với giá cao. Phản ánh đó có đúng không?". Trước câu hỏi khó và có phần bất ngờ này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, không lý do gì chúng ta không khai thác triệt để các thủy điện lớn theo mục tiêu đã đặt ra khi xây dựng các công trình này. "Với Thủy điện Hòa Bình, từ khi vận hành đến nay, sản lượng bình quân một năm luôn đạt 9-10 tỷ kw/h, hoàn toàn không có chuyện vận hành cầm chừng. Với Thủy điện Sơn La, 3 năm qua, năm nào cũng phát điện vượt sản lượng thiết kế, mỗi năm phát trên dưới 10 tỷ kw/h..." - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn chứng.
Với câu hỏi của một số ĐB về quản lý giá điện, xăng dầu, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chia sẻ, Bộ Công Thương đang tích cực điều hành theo hướng đưa giá xăng dầu và điện về giá thị trường. Với giá điện, Chính phủ đã ban hành lộ trình, trong đó phấn đấu đến 2015, giá điện sẽ hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
Đừng để Việt Nam thành bãi rác công nghệ
ĐB Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên Huế) đặt vấn đề: "Công nghiệp phụ trợ được xác định là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trong nước, song nhìn vào thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta chục năm nay thấy gần như... chưa có gì". ĐB Lê Đình Khanh (Hải Dương) hỏi: "Tại sao công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay chủ yếu trông vào các sản phẩm nhập khẩu, trong khi công nghiệp chế tạo trong nước chủ yếu vẫn chỉ là... lắp ráp?". ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) gay gắt: "Trong công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đạt bao nhiêu %? Phải chăng Việt Nam chỉ là bãi rác để nước ngoài thuê địa điểm sản xuất, tận dụng lao động giá rẻ và ưu đãi đầu tư?".
Trả lời nhóm câu hỏi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận: "Thời gian qua, công nghiệp phụ trợ còn nhiều vấn đề. Hiệu lực của các chính sách còn thấp, chưa đầy đủ, hạn chế". Tuy vậy, theo Bộ trưởng, việc ngành công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng có nhiều lý do khách quan. Trong đó, khó nhất là việc thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này, bởi đây là lĩnh vực đòi hỏi quy mô sản xuất lớn, vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, lãi suất không cao.
Hơn nữa, nhìn tổng thể ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế nhưng không phải lĩnh vực nào cũng yếu. Trong công nghiệp sản xuất ô tô - lĩnh vực rất nhiều ĐB lo lắng, bi quan, song thực tế chỉ có công nghiệp sản xuất ô tô du lịch còn yếu, trong khi các sản phẩm khác đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Riêng với công nghiệp chế tạo xe máy, hiện không chỉ đáp ứng phục vụ nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn làm chủ thị trường
Về vấn đề quản lý thị trường, các ĐB quan tâm nhiều đến trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc quản lý, kiểm soát hàng lậu, hàng nhái, hàng giả nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân và quyền lợi người tiêu dùng. Trả lời các ĐB về vấn đề này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thẳng thắn thừa nhận, đây là yếu kém đã tồn tại nhiều năm nay. Dù Nhà nước, các bộ ngành và chính quyền địa phương đã rất cố gắng kiểm soát nhưng hiện quả còn hạn chế. "Với việc ra đời Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tôi dám chắc rằng công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu sẽ được cải thiện hơn trong những năm tiếp theo" - Bộ trưởng cam kết.
Thêm một vấn đề được các ĐBQH đặc biệt quan tâm là sự thâm nhập ngày càng sâu của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường phân phối, bán lẻ Việt Nam, khi họ liên tục sáp nhập, thâu tóm doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: "Thực tế chứng minh doanh nghiệp trong nước vẫn đang làm chủ được thị trường nội địa và tiếp tục vươn lên mạnh mẽ". Đến nay, cả nước có trên 900 cơ sở bán lẻ hiện đại thì số cơ sở do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ chỉ có hơn 70 cơ sở. Tỷ trọng tiêu thụ hàng hóa năm 2014 của hệ thống bán lẻ ước tính gần 3 triệu tỷ đồng, trong đó số bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng 3,4%.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh): Bộ trưởng trả lời có lúc như đối phó
"Tôi thấy Bộ trưởng nắm vấn đề khá rõ nhưng cách trả lời có lúc như đối phó. Như câu hỏi của tôi về hàng lậu, hàng giả hiện nay, Bộ trưởng cho là thiếu phương tiện kiểm định đến nỗi phân bón phải kiểm định bằng miệng thì tôi không đồng ý. Như thế thuốc trừ sâu thì kiểm định bằng gì? Cơ quan quản lý Nhà nước mà phương tiện lạc hậu đến mức thế thì không thể chấp nhận được. Như thế bao giờ mới chống được hàng giả, hàng kém chất lượng. Tôi muốn Bộ trưởng làm rõ vấn đề này để người dân tin tưởng, làm ăn, sản xuất đúng theo pháp luật. Bộ Công Thương cần phải đề xuất mua sắm những phương tiện cần thiết chứ không thể trả lời như vậy được".
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM): Có dung túng, tiếp tay hàng giả, hàng nhái?
"Hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đang hàng ngày hiện diện ở ngay các chợ đầu mối trong nội địa dù lực lượng quản lý thị trường rất đông. Cần phải làm rõ trách nhiệm của lực lượng này. Đặc biệt là sự vô tư, khách quan trong thi hành công vụ chưa được làm rõ. Theo tôi, có sự dung túng, tiếp tay nhất định thì hàng nhái, hàng giả mới trôi nổi trên thị trường được. Tôi chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương vì chưa làm rõ trách nhiệm, đặc biệt chưa thấy Bộ trưởng cam kết mạnh mẽ trước Quốc hội, trước cử tri".
Theo_An ninh thủ đô
Có Chỉ thị 11, sẽ không còn mập mờ giá điện? Với Chỉ thị 11, Bộ Công thương sẽ công khai tất cả chi phí đầu vào cũng như cách tính giá điện bán ra để người dân giám sát - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11/5. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng Điện, giá điện và khả năng cung...