Việt Nam sẽ có thực phẩm biến đổi gene
Bộ NN&PTNT đang soạn thảo Thông tư cho phép đưa thực vật biến đổi gene vào làm thức ăn gia súc và thực phẩm. Nếu được thông qua thì Việt Nam sẽ chính thức gia nhập các quốc gia trồng, sử dụng sản phẩm biến đổi gene.
1,5 triệu tấn ngô phải nhập khẩu mỗi năm, trong đó có sản phẩm biến đổi gene
Đã dùng ngô, đậu tương biến đổi gene nhiều năm nay
Hiện, trên thế giới có khoảng 170 triệu ha chuyên trồng cây biến đổi gene (GMO), chiếm 12% diện tích canh tác toàn cầu, con số này đã tăng gấp 100 lần so với cách đây gần 17 năm (năm 1996 diện tích chỉ khoảng 1,7 triệu ha). Hiện tại, có 28 nước trồng cây GMO với tốc độ tăng trưởng diện tích khoảng 11%/năm, trong đó, chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển với diện tích chiếm tới 52% như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Mỹ, Argentina… Ba loại cây biến đổi gene đang được trồng phổ biến là ngô, đậu tương và cây bông vải. Tại Việt Nam, từ năm 2008, Chính phủ đã phê duyệt và giao cho Bộ NN&PTNT thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Từ năm 2010, Bộ NN&PTNT đã triển khai khảo nghiệm ngô biến đổi gene trên diện hẹp và hiện tại vẫn đang tiếp tục tiến hành.
Trong khi đó, dù chưa chính thức công bố cho phép sử dụng sản phẩm biến đổi gene nhưng thực chất, những sản phẩm này đã tràn vào thị trường nước ta từ nhiều năm nay.
Video đang HOT
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho biết, gần 10 năm nay, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn đậu tương, gần 1,5 triệu tấn ngô. Lượng nhập chủ yếu từ Argentina, Mỹ, Ấn Độ… vì giá thành rẻ. “Những nước này, tỷ lệ cây ngô, đậu tương biến đổi gene lên tới 90-95%, khó có thể tìm được sản phẩm ngô, đậu tương không biến đổi gene. Chúng ta cứ trốn tránh cây trồng biến đổi gene, nhưng thực chất, đã sử dụng nhiều năm nay”, ông Lịch nhấn mạnh.
Còn GS. Nguyễn Quang Thạch, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội cho rằng, trong vấn đề ATTP đáng sợ và đáng lo nhất là tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, quá dư lượng cho phép. Trong khi, có cây trồng kháng sâu bệnh thì chúng ta lại lảng tránh, không đề cập đến. “Chúng ta nên tiếp nhận và kiểm soát chặt chẽ loại cây trồng này. Còn hiện nay, sản phẩm biến đổi gene vẫn được nhập khẩu về làm thức ăn gia súc song chúng ta lại không kiểm soát được”, GS Thạch nói.
Khảo nghiệm mãi chưa xong?
Nhiều năm qua, Bộ NN&PTNT đã tiến hành khảo nghiệm một loạt trên cây ngô biến đổi gene kháng sâu và thuốc diệt cỏ. Ông Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp cho biết, có 10 giống ngô biến đổi gene đã được khảo nghiệm, đánh giá, Hội đồng an toàn sinh học của Bộ NN&PTNT đã thông qua, tiến tới sẽ trình lên Hội đồng an toàn sinh học quốc gia. Cũng theo ông Lê Huy Hàm, đến nay, chưa có tài liệu nào cho thấy, sản ph ẩm thực vật biến đổi gene gây hại cho con người cũng như gia súc. Tuy nhiên, lãnh đạo Viện Di truyền nông nghiệp cũng nhìn nhận, tại Việt Nam, cây trồng biến đổi gene mới được khảo nghiệm an toàn với môi trường, sinh học, còn trong chăn nuôi và làm thực phẩm cho con người thì chưa được khảo nghiệm, đánh giá. “Dù muốn hay không chúng ta vẫn đang nhập khẩu nhiều thực phẩm biến đổi gene về bán cho người tiêu dùng”.
Mặc dù việc nhập khẩu và sử dụng sản phẩm biến đổi gene diễn ra đã nhiều năm nay, nhưng đến nay, Bộ NN&PTNT mới đang xây dựng Thông tư quản lý loại thực phẩm này. “Việc xây dựng, ban hành Thông tư này nhằm quản lý chặt chẽ hơn các loại thực vật biến đổi gene trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, góp phần đảm bảo ATTP và tạo điều kiện cho công nghệ sinh học phát triển, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng”, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhận định.
Theo dự thảo Thông tư, thực vật biến đổi gene được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng các điều kiện: Được Hội đồng thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gene đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gene đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe con người và vật nuôi. Thứ hai, thực vật biến đổi gene được ít nhất 5 nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.
Theo ANTD
Cắt góc CMND 9 số để thay giấy xác nhận cho người dân
Ngày 5/5, theo chúng tôi được biết, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BCA hướng dẫn việc thu, nộp và xử lý chứng minh nhân dân (CMND) khi công dân đổi CMND.
Trong Thông tư nói trên đã đề cập đến việc cắt góc CMND cũ (loại 9 số) để giúp người dân sử dụng thay thế cho việc phải làm giấy xác nhận để xác nhận số CMND 9 số và 12 số là một. Đây là một động thái mới của lực lượng CAND trong việc giảm phiền hà cho công dân cũng như giảm tải công việc cho lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH.
Theo lãnh đạo của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH (PC64) Công an TP Hà Nội, từ 1 đến 21/4, tại Hà Nội đã triển khai lần lượt hết việc cấp, đổi, cấp lại CMND loại mới 12 số tại 32 điểm (trong đó có 30 điểm là Công an các quận, huyện và 2 điểm cấp của Phòng PC64).
Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn người dân trong việc cấp đổi CMND.
Còn theo báo cáo của Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH, tính đến ngày 5/5, đã cấp CMND mới, loại 12 số cho 143.795 trường hợp tại Hà Nội, cấp tại Trung tâm CMND là 1.776 trường hợp. Sau triển khai tại TP Hà Nội, vào đầu tháng 5/2014, việc cấp CMND mới sẽ tiếp tục được triển khai tại TP Hải Phòng, sau đó tiếp theo ở Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Dự kiến trong năm 2014, sẽ hoàn thành việc cấp CMND mới tại 10 tỉnh tiếp theo nữa.
Trong quá trình triển khai các thủ tục cấp, đổi, cấp lại CMND loại mới, đã nảy sinh một vấn đề, đó là việc nhiều người dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận công nhận số CMND 9 số và 12 số là một để tiến hành các thủ tục, giấy tờ hành chính liên quan đến các giao dịch ngân hàng, nhà đất... Việc này gây phiền hà cho người dân, bởi sau khi có số CMND mới, các lực lượng làm CMND mới có thể xác nhận vào giấy chứng nhận nói trên. Đặc biệt, có công dân phải làm đến 2-3 giấy chứng nhận, bởi có những đơn vị khi làm các thủ tục liên quan đến giấy xác nhận đã giữ lại luôn trong hồ sơ. Nghĩa là người dân phải đến một số lần để làm và nhận giấy chứng nhận. Đồng thời, công việc của lực lượng Công an sẽ tăng lên, nhất là khi công dân đến xin cấp chứng nhận lần 2, lần 3 thì công tác tra cứu còn mất thời gian và công sức hơn nhiều.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng PC64 Công an TP Hà Nội, có khoảng 50% người dân khi đến làm CMND loại mới xin cấp thêm giấy xác nhận, và đã có một số người dân đến xin làm giấy xác nhận lần 2. Chính vì thế, để tháo gỡ khó khăn này, giảm phiền hà cho người dân, và giảm tải công việc cho lực lượng làm nhiệm vụ cấp CMND, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BCA quy định sẽ cắt góc CMND cũ (loại 9 số) để trả lại cho người dân. Những CMND cũ, bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý. Tuy nhiên, nó sẽ thay thế giấy xác nhận, chứng minh rằng số CMND loại 9 số và 12 số của công dân là một. Còn nếu người dân vẫn có nhu cầu cấp giấy xác nhận số CMND thì lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH có trách nhiệm làm cho công dân đó.
Nội dung Thông tư số 18/2014/TT-BCA về hướng dẫn việc thu, nộp và xử lý chứng minh nhân dân khi cấp đổi Về việc thu, nộp và xử lý CMND khi công dân đổi CMND: Công dân làm thủ tục đổi CMND theo mẫu quy định tại Quyết định số 143/CP ngày 9/8/1976 của Hội đồng Chính phủ (CMND 9 số - CMND cũ) sang mẫu CMND quy định tại Nghị định số 5/1999/NĐ-CP (CMND 12 số - CMND mới) thì phải nộp lại CMND 9 số (CMND cũ). Cán bộ làm thủ tục đổi CMND có trách nhiệm thu CMND 9 số do công dân nộp, sau đó tiến hành theo 2 trường hợp: Trường hợp CMND còn rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Trường hợp CMND bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục và cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân. Ngay khi nhận CMND đã được cắt góc hoặc sau một thời gian, nếu công dân yêu cầu thì cơ quan thu hồi CMND 9 số có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân đó. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/6/2014.
Theo Hòa - Xuân
Công an nhân dân
7 trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe Theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe do Bộ Công an mới ban hành và có hiệu lực từ 1/6/2014, có 7 trường hợp phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe Ảnh minh họa. Điều 19 của Thông tư 15 quy định, 7 trường hợp phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe,...