Việt Nam sẽ có tàu tốc độ cao chạy 350km/h
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn 2050. Theo đó, sau năm 2020, Việt Nam sẽ xây dựng tuyến đường sắt mới với tốc độ chạy tàu từ 160 – 200 km/h và sau năm 2050 thì tốc độ chạy tàu là 350km/h.
Cụ thể, về phát triển mạng lưới và kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2020, ngành giao thông vận tải sẽ tập trung nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, ưu tiên hiện đại hóa tuyến Bắc – Nam để đạt tốc độ chạy tàu 80km/h-90km/h với tàu khách và 50 – 60km/h với tàu hàng.
Ở giai đoạn đầu, sẽ nghiên cứu xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi khổ 1,435 m, điện khí hóa trên trục Bắc – Nam, chuẩn bị xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội – Vinh, TPHCM – Nha Trang. Ngành đường sắt sẽ khai thác toàn tuyến Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân; nghiên cứu xây dựng mới các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Biên Hòa – Vũng Tàu, Sài Gòn – Cần Thơ, Hải Phòng – Lạch Huyện và các tuyến nối với các cảng biển lớn, khu công nghiệp.
Từ 2020 đến 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160km/h-200km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc – Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h; hoàn thành tuyến đường sắt Tây Nguyên, đường sắt xuyên Á, đường sắt kết nối các khu công nghiệp, cảng biển lớn…
Video đang HOT
Với chiến lược trên, ngành đường sắt được kỳ vọng sẽ đáp ứng tối thiểu 5%-8% thị phần vận tải hành khách và 5%-6% thị phần vận tải hàng hóa; đáp ứng hơn 30% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TPHCM.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Vụ tai nạn làm đường sắt tê liệt nhiều giờ: Phụ xe công nông nguy kịch
Sau vụ tai nạn đường sắt tại thị xã Sông Phan (Hàm Tân - Bình Thuận) khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt sáng nay (2/3), đến khoảng 12h45 cùng ngày, tuyến đường đã được thông. Riêng phụ xe công nông va chạm với đoàn tàu hỏa hiện bị thương rất nặng.
Liên quan đến sự việc đoàn tàu SPT2, hành trình Sài Gòn - Phan Thiết xuất phát tại ga Sài Gòn lúc 6h30, va chạm với xe công nông kéo rờ-moc chở khoai mì vào khoảng 9h45 sáng nay, tại KM 1583 380, thuộc thôn Tân Hòa, xã Sông Phan, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), đến khoảng 12h45 hôm nay, tuyến đường sắt đã được thông.
Đến 12h45 hôm nay, tuyến đường sắt này mới được thông (ảnh: LH)
Sau khi xảy ra vụ tai nạn, các ngành chức năng đã nhanh chóng có mặt, riêng ngành đường sắt điều một đầu máy kéo từ ga Mương Máng (Bình Thuận) đến điểm xảy ra tai nạn, để tiếp tục kéo đoàn tàu SPT2 về ga cuối trong cuộc hành trình của mình.
Vụ tai nạn khiến cho xe công nông kéo theo rờ-móc chở khoai mì đứt đôi (ảnh: LH)
Bánh của xe công nông văng khỏi đầu máy, riêng phụ xe công nông hiện đang bị thương nặng (ảnh: LH)
Tại hiện trường vụ tai nạn (đoạn giao nhau giữa đường sắt Bắc - Nam và đường ngang 45 thôn Tân Hoà xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), xe công nông kéo theo rờ-móc bị đứt làm 2, bánh của xe công nông cũng bị văng khỏi đầu máy.
Hiện tại, phụ xe công nông kéo theo rờ-móc bị thương khá nặng sau vụ va chạm nói trên. Riêng tài xế của xe này nhờ kịp thời nhảy khỏi xe trước khi va chạm xảy ra nên không nguy hiểm đến tính mạng.
Cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục khắc phục các thiệt hại trên tuyến đường sắt vừa nêu, cũng như làm rõ trách nhiệm của các bên trong vụ va chạm.
Lê Huân - Trọng Vũ
Theo Dantri
150 người cứu hộ tàu hỏa trật bánh, đường sắt ách tắc hơn 5 giờ Đến khoảng 3 giờ 15 phút sáng nay 17/2, tàu khách SE13 hành trình Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh bị trật bánh ở Quảng Bình mới được cứu hộ vào ga Long Đại (Quảng Bình). Hiện ngành đường sắt đang khẩn trương điều tra nguyên nhân, tập trung khắc phục hậu quả, thống kê thiệt hại. Đánh giá sơ bộ ban đầu...