Việt Nam sẽ có 258 khu bảo tồn và 32 khu vực đa dạng sinh học cao
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương, tổ chức, các chuyên gia để xây dựng Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đa dạng các loài chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Ảnh tư liệu: Thùy Dung/TTXVN
Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Dương Thanh An cho biết, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia nhằm định hướng việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong thời gian tới; bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dự thảo Báo cáo Quy hoạch được xây dựng với quan điểm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đa dạng sinh học và pháp luật khác có liên quan; kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái nhằm giảm tối đa mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phục vụ phát triển bền vững. Dự thảo cũng tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hiện có; áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái trong xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; huy động mọi nguồn lực của cộng đồng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tắc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tiến hành quy hoạch 258 khu bảo tồn, 100 cơ sở bảo tồn, 8 hành lang đa dạng sinh học, 32 khu vực đa dạng sinh học cao, 28 cảnh quan sinh thái quan trọng, 40 vùng đất ngập nước quan trọng. Dự thảo Báo cáo Quy hoạch sẽ tập trung vào các giải pháp như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; cơ chế, chính sách; khoa học và công nghệ; tài chính, đầu tư; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Quang cảnh khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười. Ảnh: Nam Thái/TTXVN
Video đang HOT
Từ nay đến năm 2030, Dự thảo Báo cáo Quy hoạch đặt mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc; diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền đạt tương đương 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 – 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; duy trì và phát triển hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tổng số cơ sở bảo tồn đạt 61 cơ sở với các loại hình: vườn thực vật, vườn cây thuốc, vườn động vật, trung tâm cứu hộ động vật, ngân hàng gen.
Dự thảo cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2030 củng cố và phát triển hệ thống hành lang đa dạng sinh học nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật; tổng số hành lang đa dạng sinh học đạt 12 hành lang; thành lập mới hệ thống các khu vực đa dạng sinh học cao, hệ thống các khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng tại các vùng sinh thái trên phạm vi toàn quốc.
Với tầm nhìn dài hạn, Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2050, các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước. Đặc biệt, đến năm 2050, quy hoạch sẽ bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15; bảo vệ và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng tự nhiên với diện tích gần 9 triệu ha; phục hồi, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên không thuộc hệ sinh thái rừng với diện tích hơn 3,3 triệu ha, bao gồm hệ sinh thái thủy vực (diện tích 1.230.830 ha) và hệ sinh thái trảng cỏ – cây bụi (diện tích 2.126.075 ha).
Kỷ luật khiển trách cán bộ đi xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy
Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền vừa có báo cáo cho Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế vụ cán bộ của đơn vị đi xe biển xanh gây tai nạn rồi bỏ chạy.
Sáng 6/9, thông tin PV VTC News có được, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền vừa có văn bản gửi Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế báo cáo về việc xem xét xử lý viên chức vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Theo báo cáo của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, ngày 13/6/2022 ông Trần Hồng Thắng lái xe ô tô BKS: 75A-00603 vào TP Huế để sửa chữa, lắp ráp phụ kiện phục vụ công tác theo phân công của lãnh đạo đơn vị.
Đến 19h55 cùng ngày, khi chạy từ hướng đường Đống Đa về đường Hùng Vương (đoạn trước số nhà 34 đường Đống Đa, phường Phú Nhuận, TP Huế) thì xảy ra va chạm với xe máy BKS: 75L2-4030 do anh H.A.T (SN 1983) cầm lái chở 4 người trong gia đình khiến 4 người bị thương nhẹ và 1 cháu bé bị gãy xương chân.
Chiếc xe biển xanh mà ông Thắng cầm lái và gây tai nạn.
Lực lượng chức năng xác định ông Thắng phạm vào hành vi vuợt không đúng gây tai nạn giao thông; gây tai nạn không dừng lại; điều khiển xe trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4miligam/lít khí thở. Với hành vi này, ông Thắng bị xử phạt 63.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hạng B2 thời gian 24 tháng.
Ngày 29/8 ông Thắng chấp hành xong hình phạt (nộp đủ số tiền tại ngân hàng) không khiếu nại về quyến định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền.
Sau khi xảy ra tai nạn lãnh đạo Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, gia đình và bản thân ông Thắng nhiều lần đến thăm hỏi, động viên gia đình người bị tai nạn, đồng thời tự nguyện khắc phục hậu quả gây ra. Đến nay gia đình nạn nhân viết đơn bãi nại và không yêu cầu gì thêm.
Sau khi nhận được thông cáo của cơ quan chức năng về vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông, Phòng Hành chính - Tổng hợp Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền tham lưu lãnh đạo đơn vị xem xét xử lý viên chức vi phạm. Do chưa nghiên cứu văn bản chuyên môn nên ngày 29/8 cơ quan họp nhưng không xử lý kỷ luật ông Trần Hồng Thắng.
Hiện trường vụ tai nạn.
Tuy nhiên, ngày 30/8, sau khi Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền báo cáo nhanh kết quả cuộc họp ngày 29/8 về việc không xử lý cán bộ, viên chức với lãnh đạo Sở NN&PTNT thì Giám đốc Sở chỉ đạo Ban nghiên cứu văn bản để thực hiện xử lý cán bộ, viên chức đúng theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghiên cứu các văn bản liên quan Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền họp và đưa ra hình thức với ông Trần Hồng Thắng bằng hình thức khiển trách; cuối năm không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức.
Trả lời PV VTC News sáng 6/9, ông Lê Văn Hướng - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cho biết, sự việc là bài học đắt giá cho bản thân ông Thắng và cả đơn vị. Với cương vị là người đứng đầu ông Hướng gửi lời xin lỗi đến gia đình nạn nhân cùng dư luận và hứa sẽ kiểm điểm sâu sắc trong công tác quản lý cán bộ.
Tranh cãi việc phóng sinh cá khổng lồ ngày Rằm tháng 7: Chuyên gia nói gì?? Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại cảnh phóng sinh cá hải tượng long khổng lồ đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá hay các loại vật khác là thể hiện sự từ bi, hỉ xả cũng như truyền thống nhân đạo của...