Việt Nam sắp phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên
Thông tin từ Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam cho biết, ngày 3/5 tới đây (theo giờ Kourou, Pháp), vệ tinh VNRED Sat-1 sẽ chính thức được phóng lên vũ trụ.
Tên lửa đẩy VEGA mang theo vệ tinh VNREDSat-1 (có gắn quốc kỳ Việt Nam) tại sân bay vũ trụ Kourou sáng 30/4/2013
Trao đổi với PV ngày 2/5, TS. Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ vũ trụ cho biết, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam – VNREDSat-1 sẽ được phóng vào lúc 23h06 ngày 3/5/2013 (theo giờ Kourou, Pháp) tức 9h06 ngày 4/5/2013 (giờ Hà Nội).
Trước đây, Việt Nam từng phóng hai vệ tinh viễn thông Vinasat 1, Vinasat 2 lên quỹ đạo. Hai vệ tinh này làm việc ở độ cao khoảng 35.800 km trên quỹ đạo địa tĩnh, tức là có vị trí tương đối gần như không thay đổi so với Việt Nam. Còn vệ tinh viễn thám VNREDSat-1 nằm trên quỹ đạo cực đồng bộ mặt trời cho phép vệ tinh chuyển động trên toàn cầu và có khả năng chụp ảnh quang học tất cả các vùng trên bề mặt Trái đất từ độ cao xấp xỉ 663 km.
Do vậy, vệ tinh VNREDSat-1 của Việt Nam sẽ có quỹ đạo làm việc khác rất nhiều so với các vệ tinh viễn thông mà chúng ta đã đưa lên quỹ đạo trước đây.
Sau khi được đưa vào quỹ đạo, vệ tinh VNRED Sat-1 sẽ giúp Việt Nam chủ động cung cấp ảnh vệ tinh chất lượng và độ phân giải cao cho các bộ, các địa phương cả nước có nhu cầu sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh viễn thám phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, vệ tinh sẽ góp phần đánh giá và ứng phó với cháy rừng, bão lũ, tràn dầu cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên khác, nhất là nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam sẽ được Công ty Arianespace phóng vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy VEGA từ sân bay vũ trụ Kourou, Guyana, thuộc Pháp. Đây là bãi phóng nằm trong Trung tâm Không gian Guyana, bãi phóng vệ tinh của châu Âu, với lợi thế nằm gần xích đạo thuận lợi cho việc phóng các vệ tinh lên quỹ đạo quay quanh trái đất.
Trung tâm không gian này nằm trong sự quản lý chung của Cơ quan Vũ trụ Pháp và Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Nhà thầu duy nhất được phép vận hành các đợt phóng ở đây là Công ty ArianeSpace (Pháp). Đây cũng là đơn vị đã thực hiện thành công hàng trăm lần phóng các tên lửa Ariane, VEGA của châu Âu và tên lửa Soyuz do Nga cung cấp từ bãi phóng này.
Nếu mọi việc đúng như dự kiến thì 2 ngày sau có thể thu nhận được những bức ảnh chụp Trái đất đầu tiên của vệ tinh VNREDSat-1 những bức ảnh chụp khu vực lãnh thổ Việt Nam có thể có sau đó 1 ngày nữa. Tiếp theo là giai đoạn vận hành thử nghiệm để đánh giá và hiệu chỉnh các thiết bị đặt trên vệ tinh kéo dài trong 3 tháng.
Theo xahoi
Người Việt thứ hai bay vào vũ trụ trong 60 phút
Thành Đoàn TPHCM cùng nhãn hàng AXE của Cty Unilever tiến hành chiến dịch "Tìm người Việt Nam thứ hai bay vào vũ trụ".
Trung tướng Phạm Tuân tại buổi họp báo .
Buổi họp báo chính thức đã diễn ra ngày 15/4 với sự có mặt của trung tướng Phạm Tuân, đại sứ chương trình. Phía Thành Đoàn TPHCM cũng xác nhận chương trình sẽ được phổ biến cho toàn thể thanh niên các cơ sở Đoàn để đăng ký tham gia.
Việt Nam: 1 trong 22 suất
Đại diện AXE cho biết, họ là nhãn hàng đầu tiên từ trước tới nay thực hiện việc đưa con người nói chung, người Việt nói riêng. Để tuyển chọn đội ngũ các bạn trẻ ưu tú, AXE cùng Buzz Aldrin - phi hành gia thứ 2 đặt chân lên mặt trăng đã mở cuộc tuyển chọn các phi hành gia cho chuyến du hành này.
Tại Việt Nam, AXE cùng trung tướng Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ - sẽ thực hiện cuộc tuyển chọn. " Bản thân việc bay vào vũ trụ là một điều rất khó, đặc biệt với các bạn trẻ bình thường, không học tập, làm việc tại các trường, tổ chức có liên quan ngành không gian vũ trụ, bà Hoàng Hạnh Dung, đại diện nhãn hàng cho biết".
Theo thông tin chính thức tính đến thời điểm này, Việt Nam sẽ có 1 suất để tham gia chuyến du hành vũ trụ. Đại diện Việt Nam sẽ phải tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện và đào tạo tại trung tâm tập huấn AASA (Hoa Kỳ).
Tại Việt Nam, người được lựa chọn bay vào vũ trụ sẽ phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sức khỏe (được đề ra bởi Viện Y học Hàng không), về trí tuệ, tâm lý (được kiểm tra thông qua các thử thách của cuộc thi) cũng như về khả năng ngoại ngữ.
15 thí sinh đạt kết quả tốt nhất từ vòng kiểm tra thể lực và ngoại ngữ sẽ được BTC lựa chọn để đi tiếp trong một chương trình truyền hình trực tế. Chương trình bao gồm các vòng thử thách để kiểm tra về thể chất, suy luận logic, tâm lý, khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề... của thí sinh.
Đối với quá trình tập huấn tại Mỹ, đại diện từ các quốc gia sẽ thực hiện các bài tập tăng cường thể chất và tâm lý như: Tham gia chuyến bay bằng máy bay L-39 Albatross MKII với vận tốc gấp đôi vận tốc âm thanh, tham gia chuyến bay theo hình parabol tạo ra môi trường không trọng lực trong không gian, thực nghiệm trong máy ly tâm tạo ra mức độ lực G-Force tương tự như lực mà các phi hành gia trải nghiệm khi tàu đáp xuống...
Thực chất là du lịch vũ trụ
Trên các diễn đàn, nhiều người tỏ ra nghi ngại về tính chất chuyến bay. Nhiều thành viên trên các diễn đàn thiên văn cho rằng, thực chất đây là một dạng Space Tourism (du hành không gian).
Bà Hoàng Hạnh Dung, xác nhận rằng, chuyến bay sẽ được thực hiện bởi tàu vũ trụ Lynx Mark II do Công ty XCOR (đặt trụ sở tại California) sản xuất. Bà Dung cho biết: " Ứng viên tham gia sẽ thực hiện một chuyến bay 60 phút trên tàu Lynx Mark II. 1 chuyến bay sẽ chỉ có 2 người: 1 người là phi công lái máy bay và người còn lại chính là ứng viên tham gia. Trong thời gian ở trên vũ trụ, ứng viên sẽ giúp phi công lái chính vận hành tàu Lynx...".
Nhiều thành viên trên các diễn đàn thiên văn cho rằng, dù là du hành vũ trụ kiểu gì đi nữa thì đây quả là một cơ hội hiếm có. "Không phải dễ dàng để có được trải nghiệm cách mặt đất hơn 100km", một thành viên diễn đàn Voz cho biết.
Theo BTC, chuyến bay sẽ được thực hiện vào tháng 1/2014 với sự tham gia của 1 đại diện đến từ Việt Nam và 21 thành viên đến từ khắp nơi trên thế giới.
Theo xahoi
2 viện hàn lâm đầu tiên của Việt Nam Khu nhà điều hành chính của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Theo nghị định của Chính phủ, từ ngày 19 và 22/2, hai viện hàn lâm đầu tiên của VN sẽ lần lượt đi vào hoạt động gồm Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ VN và Viện hàn lâm Khoa học xã hội VN. Đây là...