Việt Nam sắp nhận 2 tàu tên lửa cao tốc Tia Chớp
Năm 2010, Nga đã cấp phép cho Việt Nam đóng các tàu này đến năm 2016.
Việt Nam sắp nhận 2 tàu tên lửa cao tốc Tia Chớp.
Hai tàu tên lửa cao tốc Molniya thuộc dự án 1241.8 Lightning (Tia Chớp), được sản xuất theo giấy phép từ Nga sẽ được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong quý này.
Hãng thông tấn Tass dẫn nguồn từ cổng thông tin của chính phủ Việt Nam cho biết 2 tàu tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya Projet 1241.8 Lighting, được sản xuất theo giấy phép từ Nga sẽ được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam trong quý này.
Video đang HOT
Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Ba Son đã được thử nghiệm thành công. Ủy ban liên ngành gồm đại diện của Bộ Quốc phòng, đại diện lực lượng Hải quân Việt Nam cho biết những chiếc tàu tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya Projet 1241.8 Lighting phù hợp để đưa vào trực chiến.
Việc cung cấp cho Hải quân Việt Nam 2 tàu tên lửa thuộc dự án 1241.8 Lightning được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa Nga và Việt Nam trong năm 2003.
Theo các điều khoản của hợp đồng, tàu thuộc dự án 1241.8 Lightning do Trung tâm Thiết kế hải quân Almaz (tại thành phố St. Petersburg, Nga) thiết kế, phát triển sẽ đóng tại Nga và 10 tàu tên lửa dự án 1241.8 Lightning được trang bị tổ hợp tên lửa Uran-E sẽ được đóng tại Việt Nam.
Năm 2010, Nga đã cấp phép cho Việt Nam đóng các tàu này đến năm 2016.
Theo Infonet
Nga: Mỹ vượt mọi ranh giới để buộc Ukraine làm theo ý mình
Trong một hội nghị an ninh ở Moscow, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã cáo buộc Mỹ phá bỏ mọi luật lệ để kéo Ukraine vào quỹ đạo của mình, cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng của NATO ở các nước láng giềng cạnh Nga.
"Những nỗ lực kéo Kiev vào quỹ đạo của Mỹ và đồng minh đã vượt qua mọi giới hạn và chúng tôi buộc phải hành động. Những nước nghĩ mình đã giành thắng lợi trong Chiến tranh lạnh đang cố áp đặt tư tưởng của mình lên các quốc gia khác", Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết và nói thêm rằng điều được gọi là "sự lựa chọn châu Âu" của Ukraine đã dẫn đến một cuộc nội chiến ở nước này và làm tổng cộng 6.000 người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Theo ông Shoigu, cuộc xung đột ở Ukraine là một phần trong những nỗ lực của phương Tây nhằm chống phá Nga. Washington và các đồng minh đang cố gắng lôi kéo các nước láng giềng cạnh Nga bằng việc hứa hẹn những khoản đầu tư quốc phòng lớn cũng như tuyên truyền về một nước Nga hung hăng, nguy hiểm.
Về vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở châu Âu, Bộ trưởng Shoigu đưa ra nhận định: "Chúng tôi cho rằng hệ thống chống tên lửa đạn đạo đang phát triển có thể thành sự thực. Tuy nhiên, Nga cho rằng việc này đe doạ đến sự bình ổn chiến lược. Giờ đã rõ ràng rằng mối đe doạn từ Tehran do Mỹ nghĩ ra không khác nào một lời bịt bợm. Ngay cả khi đã đạt được thoả thuận khung về vấn đề hạt nhân, không ai tin rằng Mỹ sẽ di rời hệ thống phòng thủ tên lửa của mình".
Cũng trong hội nghị an ninh này, lãnh đạo của Bộ Tham mưu Nga Thượng tướng Valery Gerasimov đã nhấn mạnh rằng hệ thống chống tên lửa đạn đạo của Mỹ có thể đe doạ tới an ninh quốc gia của Nga: "Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41, vốn là một phần của hệ thống chống tên lửa đạn đạo từ mặt đất Aegis của Mỹ, được triển khai ở Romania và Ba Lan không chỉ khai hoả được tên lửa đánh chặn SM-3 mà cả tên lửa hành trình Tomahawk".
Ngoài ra, ông Gerasimov cũng cảnh báo rằng những nước đang đặt hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ sẽ trở thành những mục tiêu ưu tiên trong chiến dịch phản công của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột.
Theo_An ninh thủ đô
Bằng chứng Trung Quốc "lén" nâng cấp tiêm kích J-11A Tiêm kích J-11A Trung Quốc được nâng cấp cảm biến chống tên lửa, buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực, mũ bay cho phi công. Nhiều khả năng, tiêm kích J-11A Trung Quốc được nâng cấp cảm biến chống tên lửa, buồng lái, hệ thống điều khiển hỏa lực, mũ bay cho phi công. Dựa trên những bức ảnh được các trang...