Việt Nam sắp có vũ khí của Ấn Độ, Trung Quốc “ganh tỵ”
Báo Ấn Độ vừa đưa tin, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên sẽ bàn việc Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra, cùng một số loại vũ khí cho Việt Nam.
Ấn Độ sẽ cung cấp tàu tuần tra trên biển và vũ khí cho Việt Nam
Từ 27 – 29/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Ấn Độ. Theo báo The Hindu ngày 27/10, Việt Nam và Ấn Độ sẽ ký kết ít nhất 3 hiệp định liên quan đến việc hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trên biển cả ở Việt Nam và Ấn Độ, hiệp định về dệt may và văn hóa, trang TNO cho hay.
Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm BrahMos .
Hai bên cũng sẽ bàn việc sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD của Ấn Độ để Việt Nam đặt đóng các tàu tuần tra trên biển. Dự kiến tập đoàn đóng tàu hàng đầu Ấn Độ là Goa Shipyard sẽ nhận được đơn hàng đóng ít nhất 4 tàu tuần tra trên biển. Mô hình tàu tuần tra biển đã được hãng Goa Shipyard giới thiệu nhằm tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 (tháng 2/2014) ở New Delhi, Ấn Độ.
Cùng đó, Ấn Độ dự kiến cung cấp tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất, cho Việt Nam – sau khi đã nhận được sự đồng ý của Nga. Tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos mang đầu đạn nặng 300 kg, tốc độ bay 3.500 km/giờ; có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và trên đất liền.
Ngoài ra, cũng trong chuyến thăm này, phía Ấn Độ sẽ bàn bạc đến khả năng cung cấp một số vũ khí và khí tài cho Việt Nam, nước bạn và là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách hướng Đông.
Trung Quốc ghen tỵ
Video đang HOT
Theo trang GDVN, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 3/10 có bài viết tuyên truyền sặc mùi ghen tị cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến việc lực lượng vũ trang Ấn Độ thường xuyên qua lại Đông Nam Á. Cảng biển chiến lược quan trọng và căn cứ không quân ở vịnh Cam Ranh, bên bờ Biển Đông đã mở cửa cho tàu chiến Hải quân và máy bay Không quân Ấn Độ.
Tàu sân bay NS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.
Tờ Hoàn Cầu phân tích, cuộc đàm phán Việt – Ấn cách đây không lâu đã đạt được nhất trí về một số phương diện hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong chuyến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 9, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết, Ấn Độ sẵn sàng đào tạo phi công Việt Nam sử dụng máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-30, đào tạo thủy thủ cho tàu ngầm và cung cấp tên lửa hành trình siêu âm “độc nhất vô nhị” BrahMos cho Việt Nam. Ngoài ra, còn cấp cho Việt Nam khoản vay 100 triệu USD để Việt Nam mua sắm vũ khí hiện đại.
Theo bài báo, Việt Nam rất quan tâm hợp tác quân sự với Ấn Độ. Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu đội quân có quân số lớn thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, có nhu cầu cấp bách về đổi mới và phát triển không quân và hải quân. Ngoài mua sắm tên lửa Brahmos – loại vũ khí sẽ trở thành nhân tố quan trọng kiềm chế nước láng giềng (Trung Quốc), Việt Nam còn có kế hoạch sở hữu công nghệ sản xuất tên lửa hiện đại. New Delhi cũng sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của Việt Nam trên phương diện này.
Và báo Hoàn Cầu cho rằng, sự xích lại gần nhanh chóng của hai nước Việt – Ấn có nghĩa là Thủ tướng Narendra Modi đang sửa chính sách “hướng Đông” trung lập thành chính sách “hành động ở phía Đông” tích cực.
Những vũ khí “đáng gờm” của Ấn Độ khiến Trung Quốc sợ hãi
Tạp chí quốc phòng National Interest dẫn lời Kyle Mizokami – một chuyên gia quốc phòng ở San Franciso, Mỹ nhận định, Ấn Độ đang sở hữu 5 loại vũ khí có khả năng “gieo rắc nỗi kinh hoàng” cho quân đội Trung Quốc nếu chiến tranh giữa hai nước bùng phát, trang Zing cho biết.
Đó là: Tàu sân bay INS Vikramaditya; máy bay chiến đấu tàng hình FGFA; tên lửa hành trình chống hạm BrahMos; tàu khu trục lớp tàng hình Kolkata và tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar do Ấn Độ sản xuất.
Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Trái lại, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
Hiện, Ấn Độ đã sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí tự sản xuất, có tiềm năng xuất khẩu lớn, gồm: Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas; hệ thống tên lửa phòng không Akash; tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar và tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu thanh BrahMos.
Và quan trọng là, hầu hết nhữn
Theo Xã Hội Thông Tin
Ấn Độ chạy thử tàu sân bay tự đóng vào năm tới
Tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên "INS Vikrant" của hải quân Ấn Độ sẽ chạy thử vào năm sau.
Theo trang mạng "Thông tin tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga" dẫn nguồn tin từ báo "Deccan Chronicle" của Ấn Độ đăng tải, tàu sân bay "INS Vikrant" do Ấn Độ tự đóng đã hoàn thành được 90% khối lượng công việc. Theo kế hoạch, tàu sẽ tiến hành chạy thử vào năm 2015 và gia nhập vào "hàng ngũ chiến đấu" của hải quân Ấn Độ trong năm 2018, muộn hơn 4 năm so với kế hoạch ban đầu.
"INS Vikrant" là hàng không mẫu hạm đầu tiên mà Ấn Độ tự đóng, khoảng 80% "khối kiến trúc" tàu sân bay đều do các nhà máy công nghiệp Ấn Độ sản xuất, được đóng tại nhà máy Kochin. Vikrant được trang bị 4 động cơ tua-bin khí LM2500 cung cấp công suất tổng thể 80MW cho phép đạt tốc độ 28 hải lý/h, tầm hoạt động 15.000km.
Được biết, năm 2009, nhà máy đóng tàu Kochin chính thức khởi công đóng chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Vikrant mang tên cùng tên lớp tàu (INS Vikrant); hạ thủy ngày 12-8-2013. Tàu có lượng giãn nước khoảng trên 40.000 tấn, dài 262m, rộng 60m, mớn nước 8,4m.
Tuy nói Ấn Độ tự đóng nhưng chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên này cũng cần có sự giúp đỡ từ nước ngoài. Hãng Fincantieri Italy cung cấp hệ thống động lực tích hợp, còn Cục thiết kế hải quân Nga cung cấp công nghệ hàng không.
Với sự tư vấn thiết kế từ Nga, "INS Vikrant" dùng boong phóng kiểu nhảy cầu tương tự tàu sân bay Nga. Boong phóng có diện tích 10.000m2, bố trí 2 đường băng cất cánh và đường hạ cánh với 3 cáp hãm đà.
Tàu sân bay nội địa mang tên "INS Vikrant" của hải quân Ấn Độ
Về số lượng máy bay, "INS Vikrant" có thể chở tối đa 30 máy bay gồm: 12 tiêm kích đa năng MiG-29K; 8 tiêm kích HAL Tejas Mark 2 (Ấn Độ tự chế tạo) và 10 trực thăng cảnh báo sớm Kamov Ka-31 hoặc trực thăng săn ngầm Westland Sea King.
Sau khi tàu "INS Vikrant" hoàn thiện, nếu không có gì thay đổi New Delhi sẽ tiếp tục đóng chiếc thứ 2 mang tên "INS Vishal" với kích thước lớn hơn cùng nhiều sự sửa đổi trong thiết kế. Dự kiến chiếc thứ 2 sẽ hạ thủy vào năm 2022, bàn giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.
"INS Vishal" có lượng giãn nước lên tới 65.000 tấn, boong phóng máy bay sẽ từ bỏ thiết kế kiểu nhảy cầu mà thay bằng máy phóng thủy lực cho phép phóng máy bay tiêm kích hạng nặng như Sukhoi/HAL FGFA, hoặc các máy bay chiến đấu khác như AMCA hoặc Rafale M.
Theo dự kiến đến cuối thập niên này, hải quân Ấn Độ sẽ hoàn tất giấc mơ vận hành 3 tàu sân bay là tàu sân bay là "INS Viraat", "INS vikramaditya" và "INS Vikrant". Trong đó 2 chiếc sau theo công nghệ Nga, còn chiếc đầu tiên R-22 INS Viraat nguyên là tàu sân bay R-12 HMS Hermes của Anh được Ấn Độ mua lại năm 1987.
Ấn Độ, quốc gia châu Á đầu tiên mua tàu sân bay sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy không còn nắm thế độc quyền về không quân hải quân trong khu vực nhưng lực lượng tàu sân bay của nước này sẽ mạnh nhất châu Á, thậm chí là hơn cả một số cường quốc quân sự châu Âu.
Theo An Ninh Thủ Đô
Hải quân Ấn Độ quyết tâm không ngồi nhìn Trung Quốc trên đại dương Hải quân Ấn Độ muốn thể hiện vai trò chủ đạo ở Ấn Độ Dương, không khoanh tay đứng nhìn trước tham vọng gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc. Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ (nguồn indian.ruvr.ru) Đài tiếng nói nước Nga ngày 3 tháng 10 đưa tin, Hải quân Ấn Độ không chỉ muốn tích cực chinh...