Việt Nam sắp có thêm mạng di động ảo mới
Nguồn tin của ICTnews cho hay trong tuần này, thêm một mạng di động ảo sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Mạng di động này cung cấp trên hạ tầng mạng di động của VNPT, tương tự mạng di động ảo của Đông Dương Telecom.
Mạng di động sắp ra mắt sẽ cung cấp trên mạng tầng mạng di động của VNPT giống như mạng di động ảo của Đông Dương Telecom.
Mạng di động ảo sắp ra mắt thuộc công ty cổ phần của các đối tác Việt Nam mua buôn lưu lượng của VNPT để bán lẻ đến khách hàng. Mạng di động ảo ( MVNO – Mobile Virtual Network Operator) sẽ được cấp phép đầu số mới để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Như vậy đây là mạng di động ảo thứ 2 tại Việt Nam sau Đông Dương Telecom cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Trước đó, ngày 25/4/2019, Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom đã ra mắt dịch vụ viễn thông di động đầu số 087 (mạng di động ITelecom). Đông Dương Telecom là doanh nghiệp tiên phong triển khai mô hình mạng di động ảo tại Việt Nam bằng việc ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn VNPT để sử dụng cơ sở hạ tầng của mạng di động VinaPhone. Đông Dương Telecom đã tung ra thị trường sản phẩm, dịch vụ dành cho công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp ở 9 tỉnh, thành bao gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An và Đồng Nai.
Ông Lưu Anh Sơn, Phó Tổng giám đốc Đông Dương Telecom cho biết, mạng di động ảo bước chân vào thị trường di động Việt Nam sẽ mang lại nhiều yếu tố tích cực trong phát triển của nhà khai thác di động có hạ tầng như VinaPhone. Việc bán lại lưu lượng là phương thức hiệu quả để chia sẻ chi phí vận hành mạng và nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, mạng di động ảo có thể đem đến những mạng lưới phân phối bán lẻ và các kênh bán hàng trực tuyến có khả năng thúc đẩy khách hàng qua những phương thức kinh doanh khác nhau. Khi các mạng di động ảo đưa ra những dịch vụ di động giá trị gia tăng, các đối tác cũng được hưởng lợi từ chia sẻ nguồn tài nguyên này.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, ITelecom đã đánh dấu bước quan trọng trong thị trường mua sỉ lưu lượng và bán lẻ cho người sử dụng. Việc hợp tác ITelecom và VNPT sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường di động, và hơn ai hết, khách hàng được sử dụng những dịch vụ mới, gói cước phù hợp với nhu cầu của mình.
Hồi năm 2010, Bộ TT&TT cũng đã cấp phép cho một số mạng di động ảo như VTC, FPT… Theo giấy phép, VTC sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom và roaming với các mạng 2G trong nước. Thời điểm đó, VTC Digicom (công ty con của VTC) cho biết, VTC sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động trên hạ tầng 3G của EVN Telecom. Ngoài EVN Telecom, VTC sẽ nghiên cứu các phương án roaming với các mạng di động khác để mở rộng vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ cho khách hàng – những nơi mà mạng 3G của EVN Telecom chưa vươn đến được. FPT tuy được cấp phép mạng di động ảo nhưng lúc đó không đưa ra kế hoạch kinh doanh và hợp tác với các nhà mạng có hạ tầng.
Tại thời điểm đó, Bộ TT&TT cho biết, mạng di động ảo không có băng tần riêng mà phải sử dụng hạ tầng và băng tần của các mạng di động khác. Vì vậy, quan điểm của Bộ TT&TT là không khống chế số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Nếu doanh nghiệp nào đủ điều kiện, Bộ sẽ cấp phép.
Hội tụ và Tự động hóa Mạng 5G
Trong ngành viễn thông, sự phat triên của mạng di động tư 4G lên 5G hứa hẹn sẽ tạo ra bươc nhay vọt về hiêu năng mang.
Khi so sanh vơi cac mang 4G LTE hiện nay, cac muc tiêu giau ky vong của mạng 5G đươc quang cao bao gôm mưc đô cải thiện theo cấp số nhân, dung lương, đô trê va cac thiêt bi kêt nôi (chủ yếu là thiết bị IoT).
Hiêu ưng mang 5G thưc tê ma người dùng cuối bao gồm chủ thuê bao và các thiết bị trai nghiêm trên thực tế se phu thuôc vao cac muc tiêu hiêu năng cua Nha Mang Di Đông (MNOs), cac ưng dung đươc hô trơ, nên tang thuê bao theo muc tiêu, cac giơi han về công nghệ, cac han chê vê tai chinh va cac yêu tô liên quan cheo khac.
Mang vân chuyên xHaul hôi tụ
Lơi ich chính cua xHaul mở và dưa trên chuân la kha năng hôi tu lưu lương trên môt ha tâng hưu tuyên chung đơn gian hơn, nhờ vậy tiết kiệm được chi phí sơ hưu va vân hanh. Hôi tu lưu lương fronthaul và backhaul 4G hiện có trên môt mang truyên dân chung mang tơi lơi ich kinh tê khi triển khai trên quy mô lớn và việc đơn giản hóa mạng hơn.
Đê đat đươc điêu nay, ha tâng chuyên vân chung phai hô trơ cac giao thưc 4G va 5G xHaul, như Giao diên Vô tuyên Công công Dung chung 4G (CPRI), Giao diên Vô tuyên trên nên Ethernet 4G (RoE), CPRI nâng cao 5G (eCPRI), va Giao diên RAN Mơ (O-RAN). Mang hưu tuyên cung phai hô trơ triên khai môt giao thưc IP co kha năng tương thich, tư đông hoa và tinh gon.
Đê hô trơ môt mang 4G/5G xHaul hôi tu, đơn gian hơn, Ciena đang triên khai ba nên tang đinh tuyên mơi hô trơ giải pháp độc quyền của công ty - Adaptive IP đơn nhât cua ho, mang đến IP mở, dưa trên chuân-nhưng được triển khai bằng phương thức khac biêt-băng cach tân dung phần mềm tự động hóa Blue Planetcủa công ty. Ba nên tang mang goi mơi nay (tóm tắt dưới đây) được phát triển dựa trên bề dày kinh nghiệm thực tiễn của Ciena về triển khai mạng backhaul kết nối các thiết bị thu phát sóng với mạng di đông va cac nha mang ban si. Cac nên tang mơ va kha trinh mơi nay hô trơ cac kha năng của công nghệ phân chia mạng mêm va cưng thông qua cac công nghê như chuyên mach Đinh tuyên Tưng phân va FlexEthernet (FlexE)/G.mtn (Mang Vân chuyên Đô thi) danh cho cac mang 4G va 5G hôi tu trên môt nên tang hưu tuyên chung và đơn gian hơn.
Nền tảng 5168: một bộ định tuyến phân chia mạng xHaul kích hoạt các kiến trúc C-RAN với hỗ trợ CPRI/eCPRI/RoE/ ORAN, Adaptive IP và các mạng gom mật độ cao 10/25GbE tới 100/200GbE
Nền tảng 5166: bộ định tuyến phân chia mạng tiết kiệm triển khai Adaptive IP và tối ưu hóa cho cộng gộp cho việc gom mạng với mật độ 10/25GbE tới 100/200/400GbE
Nền tảng 5164: bộ định tuyến phân chia mạng tiết kiệm triển khai Adaptive IP và tối ưu hóa cho việc gom mạng với mật độ 10/25GbE tới 100/200GbE
Tự động hóa 5G
Tự động hóa cho phép thiết lập các tài nguyên thực và ảo nhanh chóng và đáng tin cậy hơn giúp đảm bảo hiệu năng đầu cuối cho một lớp mạng cho trước (như dịch vụ urLLC) trên toàn bộ mạng truyền dẫn RAN, xHaul, và các miền đám mây Ảo hóa Tính năng Mạng (NFV). Đây là một thay đổi chính từ các mạng 4G tốt nhất hiện có, và sẽ tạo ra một làn sóng các ứng dụng mới, như trò chơi di động (eSports), Thực tại ảo/Tăng cường (AR/VR), tự động hóa công nghiệp, và v.v. Tự động hóa cũng đóng một vai trò quan trọng giúp các MNO đẩy nhanh tốc độ ra mắt thị trường của 5G hơn vì nó cho phép nhà mạng quản lý, theo dõi dữ liệu chính xác về tất cả các thiết bị mạng và dịch vụ theo thời gian.
Do đó, Blue Planet đang triển khai công nghệ phân chia mạng mới theo chuẩn 3GPP và tập trung vào 5G và các khả năng lập kế hoạch năng động. Những công nghệ này hỗ trợ việc giới thiệu thiết kế mạng 5G NSA cũng như công nghệ phân chia mạng 5G SA cho các dịch vụ eMBB, mMTC và urLLC khác biệt theo từng nhóm ứng dụng, thuê bao, các cơ hội bán sỉ và mức giá cụ thể.
5G là một hành trình nhiều năm
Đây là một hành trình phức tạp, và mỗi nhà mạng có một xuất phát điểm và cong đường riêng. Tại Ciena, các chuyên gia dịch vụ của chúng tôi áp dụng những thực hành và quy trình tốt nhất đã qua kiểm chứng, cùng các công cụ hiệu quả nhất để giải quyết những phức tạp trong triển khai mạng. Chúng tôi đồng hành với các nhà mạng, từ khâu tư vấn chiến lược ban đầu cho đến quá trình triển khai, cũng như giai đoạn bảo trì liên tục để đảm bảo sự thành công của khách hàng trên toàn bộ hành trình chuyển đổi từ 4G lên 5G.
Nhà mạng Úc triển khai 5G ở băng tần 700 MHz Mới đây, nhà khai thác mạng di động của Úc - Vodafone Hutchison Australia (VHA) cho biết đã phối hợp với nhà cung cấp thiết bị viễn thông Nokia triển khai mạng 5G trong băng tần thấp (băng tần 700 MHz) trong môi trường thử nghiệm thực địa tại Úc. Đây cũng là cuộc thử nghiệm thực địa mạng 5G trong băng tần...