Việt Nam sắp có chức danh Tổng Thư ký Quốc hội
Thảo luận về dự án Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi ngày 22/10, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội.
Cần thiết lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội
Theo dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi, chức danh Tổng Thư ký Quốc hội là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, cách chức, đồng thời cũng quy định Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính, tổng hợp, tham mưu, phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội là người đứng đầu Văn phòng Quốc hội nhưng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội. Đây là chức danh mới để phù hợp với thông lệ quốc tế và nhiệm vụ mới của Quốc hội.
Phát biểu trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi) ngày 22/10, Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP. Hải Phòng) đồng tình với quy định lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội. Điều này nhằm đảm bảo thống nhất trong điều hành, chỉ đạo ban tham mưu giúp việc cho Quốc hội.
Quốc hội sắp có chức danh Tổng Thư ký Quốc hội
Theo Đại biểu Vinh, Tổng Thư ký Quốc hội không nhất thiết phải bầu trong số đại biểu Quốc hội mà nên để Quốc hội phê chuẩn chức danh này như phê chuẩn một công chức thực hiện nhiệm vụ chức năng đứng đầu bộ máy giúp việc Quốc hội.
Video đang HOT
Tại phiên thảo luận, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng cần thiết lập chức danh Tổng Thư ký Quốc hội, nhưng cần quy định cụ thể hơn quyền hạn, nhiệm vụ.
Đại biểu Tám cũng đề xuất bổ sung chức danh Phó Tổng Thư ký Quốc hội giúp việc Tổng Thư ký, nhất là thực hiện nhiệm vụ khi Tổng Thư ký ốm đau, công tác vắng…
Tuy nhiên cũng cần làm rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm và quyền hạn của Tổng Thư ký Quốc hội và vai trò của Văn phòng Quốc hội là cơ quan hành chính hay cơ quan tham mưu giúp việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phát biểu ý kiến sau đó, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Định) cũng tán thành cần có Tổng Thư ký Quốc hội và cũng phải làm việc theo nhiệm kỳ.
Xây dựng Luật Trưng cầu ý dân
Cũng tại phiên thảo luận, Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị Quốc hội nhanh chóng, gấp rút xây dựng Luật Trưng cầu ý dân. Điều này nhằm đảm bảo quy định rõ những vấn đề nào được đưa ra trưng cầu ý dân, quy mô của các cuộc trưng cầu ý dân.
Ông Huỳnh Nghĩa cho rằng, theo dự thảo Luật, việc tổ chức trưng cầu ý dân là thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa quy định cơ quan nào thực hiện chức năng này.
Theo Đại biểu Nghĩa, phải chỉ rõ trong Luật, cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện quyết định trưng cầu ý dân của Quốc hội, cách thức thực hiện như thế nào nhằm đảm bảo tính khả thi của điều luật.
Ông Nghĩa đề xuất nên quy định ngay trong Luật cơ quan giúp ủy ban thường vụ Quốc hội triển khai nhiệm vụ trưng cầu ý dân là Hội đồng bầu cử quốc gia.
Bởi hoạt động bầu cử và tổ chức trưng cầu ý dân có điểm tương đồng nhau về bản chất và cách thức thực hiện.
Hơn nữa, để tổ chức bầu cử thì Hội đồng bầu cử phải thống kê, cập nhật và quản lý danh sách cử tri nên sẽ thuận lợi cho việc tổ chức trưng cầu ý dân. Hội đồng bầu cử cũng là cơ quan Hiến định độc lập nên sẽ thuận lợi hơn trong việc đem lại tính khách quan của việc trưng cầu ý dân.
Theo Khampha
Đại biểu QH: Quan chức tín nhiệm thấp phải từ chức
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp phải từ chức.
Thảo luận về Luật tổ chức Quốc hội ngày 22/1, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Tám đề xuất, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm...
"Về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận", ông Tám nói.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám
Cùng ý kiến với Đại biểu Tám, tuy nhiên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, nên thay đổi từ "không tín nhiệm có thể từ chức" thành "phải từ chức" để thể hiện tính khẳng định.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội
Là đại biểu phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận ngày 22/10, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong Hiến pháp không quy định lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, ông cho rằng, Luật tổ chức không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm.
Ông cho rằng, Hiến pháp quy định "bỏ phiếu tín nhiệm" chứ không "lấy phiếu tín nhiệm". Do vậy, có thể ra một Nghị quyết riêng, chứ không nên ghi trong luật.
"Tôi thấy nghị quyết này thay đổi thường xuyên. Chúng ta vừa có nghị quyết 35 xong, sau đó lại thay đổi. Vừa rồi, các đại biểu có buổi góp ý sâu sắc rõ ràng nhưng khi tiếp thu giải trình vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi", Đại biểu Thuyền bày tỏ.
Theo Khampha
Khai mạc kỳ họp Quốc hội ở toà nhà hiện đại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13, khai mạc sáng nay ngày 20/10 tại Nhà Quốc hội, công trình hiện đại vừa được đưa vào vận hành. Công trình Nhà Quốc hội (mới) cao 39m với 5 tầng nổi, 2 tầng hầm Sau phần mở đầu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có Báo cáo...