Việt Nam sắp có ba trung đoàn trang bị tiêm kích Su-30MK2
Có khả năng rất cao máy bay tiêm kích Su-30MK2 sẽ được trang bị cho Trung đoàn 927, bên cạnh Đoàn 923 và 935.
Theo báo điện tử Phòng không – Không quân (Cơ quan của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân), ngành xe máy của Trung đoàn 927 đang gấp rút chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử từ sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa về sân bay Kép, Bắc Giang. Trung tá Lê Văn Sơn – Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn 927 cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Với thông tin này, hóa ra lâu nay các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 927 lại đang có mặt ngay tại sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa) – nơi đóng quân của Trung đoàn 923 Yên Thế. Việc cả hai trung đoàn cùng xuất hiện ở một nơi như vậy, khả năng cao các phi công, cán bộ – chiến sĩ 927 được 923 huấn luyện đào tạo bay chuyển loại máy bay tiêm kích Su-30MK2 hiện đại.
Và như vậy, Trung đoàn 927 (Đoàn Lam Sơn anh hùng) sẽ trở thành đơn vị cấp trung đoàn thứ ba của Không quân Nhân dân Việt Nam trang bị tiêm kích đa năng Su-30MK2 cực kỳ hiện đại.
Theo đồng chí Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp – Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật) cho biết, ngành Xe máy Quân chủng đã chỉ đạo và phối hợp với Trung đoàn 927 tổ chức huấn luyện nâng cao tay nghề và kinh nghiệm. Việc chuyển sân có những đặc thù riêng và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ chạy đường xa, chở vũ khí, khí tài nặng, cồng kềnh mà còn phải theo đội hình. Có những xe phải kéo theo máy nổ. Chính vì vậy, lái xe, bên cạnh sự thuần thục của kỹ thuật lái cá nhân thì phải hiệp đồng tốt với đồng đội….
….Thông thường, đội hình cơ động được bố trí từ 5 đến 10 xe chạy thành một đoàn. Đoàn nọ cách đoàn kia chừng 500m. Với mỗi đoàn, xe chỉ huy và những xe có tay lái cứng dẫn đầu và đi cuối, những chiếc còn lại thì đan xen ở giữa. Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt. Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn. Chạy theo đội hình, thời gian cơ động cũng dài hơn. Bởi thế nên trước ngày cơ động, lái xe phải được kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn mọi mặt cho chuyến đi. Ảnh: Các cán bộ kỹ thuật Trung đoàn 923 đang làm công tác kiểm tra kỹ thuật tiêm kích Su-30MK2.
Video đang HOT
Có lẽ phải sau khi đơn vị xe máy kỹ thuật trung đoàn 927 về Kép và làm tốt công tác chuẩn bị mọi điều kiện kỹ thuật xong xuôi thì các phi công 927 anh hùng mới bắt đầu đưa tiêm kích Su-30MK2 từ Sao Vàng về Kép.
Như vậy, có lẽ chỉ trong vòng 1-2 năm, những cánh bay tiêm kích Su-30MK2 sẽ xuất hiện trên vùng trời Đông Bắc Bộ. Vậy là tiêm kích Su-30MK2 sắp “phủ sóng” khắp ba miền Bắc – Trung – Nam.
Trước đây, Trung đoàn 927 ở Kép – Bắc Giang được trang bị các tiêm kích đánh chặn MiG-21bis/MF/UM đã bảo vệ vùng trời tổ quốc hàng chục năm. Và nay vùng trời miền Đông Bắc sẽ ngày càng vững chắc hơn với cánh bay Su-30MK2 hiện đại.
Hiện tiêm kích Su-30MK2 đã được trang bị cho hai trung đoàn gồm: Trung đoàn 935 ở Biên Hòa, Đồng Nai và Trung đoàn 923 ở Thọ Xuân, Thanh Hóa. Số Su-27 còn lại trang bị cho Trung đoàn 940 đóng ở Bình Định.
Trong đó, Trung đoàn 935 là đơn vị đầu tiên của KQND Việt Nam được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại Su-30MK2. Và đây cũng là đơn vị kỳ cựu nhất của không quân ta vận hành Su-30MK2.
Bên cạnh vai trò tác chiến biển, chống tàu mặt nước, tiêm kích Su-30MK2 còn được biết đến là máy bay chiến đấu có khả năng chiếm ưu thế trên không mạnh mẽ, nó được trang bị radar trinh sát tầm xa cùng khả năng triển khai nhiều loại tên lửa không đối không, gồm cả loại tiên tiến nhất RVV-AE (trang bị radar chủ động, có khả năng “bắn và quên”).
Theo Kiến Thức
Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!
Như vậy là mọi công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử của Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 thứ 3 đã hoàn tất, nhân dân Bắc Giang chào đón các anh về canh trời Đông Bắc.
Sân bay Kép chào đón tiêm kích Su-30MK2 về canh trời Đông Bắc!
Tích cực huấn luyện - Làm chủ tiêm kích Su-30MK2 hiện đại
Kế hoạch xây dựng và trang bị 3 trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân đã đi đến giai đoạn cuối cùng. Đơn vị được nhận máy bay mới là Trung đoàn không quân 927 - Đoàn không quân Lam Sơn thuộc Sư đoàn không quân 371.
Sau 2 năm cơ động lực lượng vào Trung đoàn Không quân 923 (cũng thuộc Sư đoàn 371), huấn luyện chuyển loại tại sân bay Thọ Xuân, đến nay toàn bộ phi công tiêm kích của Trung đoàn 927 đã hoàn toàn làm làm chủ máy bay Su-30MK2 hiện đại.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi giã từ những "cánh én bạc" MiG-21 huyền thoại, các anh đã đón nhận trọng trách mới, đó là huấn luyện, tiếp nhận máy bay tiêm kích hiện đại, sẵn sàng chuyển sân về bảo vệ vùng trời Đông Bắc của Tổ quốc, sẵn sàng chi viện biển, đảo và thực hiện các nhiệm vụ trên giao.
Công tác chuẩn bị cho cuộc chuyển sân lịch sử đã hoàn tất!
Chia sẻ trên Báo PK-KQ, Trung tá Lê Văn Sơn - Chủ nhiệm Hậu cần Trung đoàn 927 cho biết, đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong năm 2016 nên cán bộ, nhân viên trong ngành và các bộ phận liên quan đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác chuẩn bị, từ kế hoạch hành quân, phương tiện đến con người.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật) cho biết, việc chuyển sân có những đặc thù riêng và yêu cầu rất nghiêm ngặt. Không chỉ chạy đường xa, chở vũ khí, khí tài nặng, cồng kềnh mà còn phải theo đội hình.
Để bám được đội hình, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách giữa xe nọ với xe kia, và chạy đúng tốc độ mà chỉ huy hành quân đã quán triệt. Với quãng đường 300km từ Thanh Hóa về Kép, nếu chạy đường dài đơn lẻ, lái xe sẽ chủ động hơn, thời gian chạy cũng ngắn hơn.
Đấy là với đội hình hành quân đường bộ, còn đội hình máy bay tiêm kích Su-30MK2 thì sao? Thật vui khi được biết rằng đội ngũ phi công của Trung đoàn đều rất tự tin cho những chuyến bay chuyển sân.
Chỉ sau chừng non nửa giờ cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, những chiếc máy bay hiện đại đã có thể "về nhà".
Các máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Trung đoàn 927 đã sẵn sàng về Kép làm nhiệm vụ.
Nhân dân Bắc Giang chờ đón các anh về!
Các anh đi đã lâu, sân bay Kép từ ngày ấy nay đã được nâng cấp khang trang, đường băng kéo dài hơn, các khu nhà chứa máy bay, khu đảm bảo kỹ thuật, nhà ở phi đội,... đều đã được xây mới, đẹp như trong mơ, xứng với một trung đoàn không quân tiêm kích hiện đại bậc nhất của Việt Nam.
Tình quân dân keo sơn gắn bó bấy lâu nay lại tiếp tục được vun đắp, nhân dân Bắc Giang từng ngày mong các anh về canh trời Đồng Bắc để tiếp nối truyền thống Đoàn không quân Lam Sơn anh hùng.
Được thành lập khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang ở vào giai đoạn ác liệt, CBCS Trung đoàn Không quân 927 đã nhanh chóng ổn định biên chế, tổ chức, vừa huấn luyện, vừa chiến đấu và xây dựng lực lượng.
Phát huy truyền thống đánh thắng trận đầu của Không quân nhân dân Việt Nam, sau gần một năm thành lập, trung đoàn đã xuất kích 209 lần, đánh 63 trận, bắn rơi 43 máy bay các loại của không quân Mỹ, bắt sống 23 giặc lái...
Sau ngày đất nước thống nhất, Trung đoàn 927 được giao nhiệm vụ cùng với các đơn vị trong Sư đoàn 371 bảo vệ vùng trời phía bắc của Tổ quốc, trung đoàn đã có nhiều biện pháp tích cực quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Khả năng SSCĐ của trung đoàn ngày càng ổn định và có bước phát triển mới. Nhiều CBCS của trung đoàn đã trở thành cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp cao của Đảng, Nhà nước và quân đội.
Trung đoàn và nhiều tập thể, cá nhân của đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và được tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý khác; nhiều năm liền Đảng bộ trung đoàn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh và an toàn kỹ thuật.
Theo Soha News
Ấn Độ muốn bán linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam Không chỉ tên lửa hành trình BrahMos, Ấn Độ còn muốn bán phụ tùng linh kiện tiêm kích Su-30MK2 cùng nhiều loại khí tài khác cho Việt Nam. Idrw dẫn lời một quan chức Ấn Độ đáng tin cậy cho biết rằng, tên lửa hành trình BrahMos không phải là hệ thống vũ khí duy nhất mà Ấn Độ có kế hoạch xuất...