Việt Nam quan ngại về những hành động khủng bố của Boko Haram
Ngày 1/4, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp đặc biệt về “những vi phạm nhân quyền do nhóm khủng bố Boko Haram gây ra” theo yêu cầu của 20 nước thành viên và quan sát viên hội đồng này.
Phiên họp có sự tham dự của Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, một số Bộ trưởng Ngoại giao các nước châu Phi, đại diện của Liên minh châu Phi (AU), đại diện hơn 160 nước thành viên và quan sát viên hội đồng và các tổ chức quốc tế liên quan.
Ảnh minh họa.
Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và các nước trực tiếp liên quan đã có phát biểu báo cáo tình hình nhân đạo và quyền con người liên quan đến cuộc chiến chống nhóm khủng bố Boko Haram tại miền Bắc Nigeria và quanh vùng hồ Chad tại châu Phi, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều nước Tây Phi.
Video đang HOT
Từ năm 2009 đến nay, cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của 15.000 thường dân, khiến 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và khoảng 600.000 người phải tị nạn ở nước ngoài.
Các báo cáo nhấn mạnh các hành động khủng bố của Boko Haram vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, đặc biệt rất nhiều phụ nữ, trẻ em bị bắt cóc, buôn bán, lạm dụng thậm chí bị ép buộc phải đánh bom tự sát. Đồng thời, cuộc chiến kéo dài chống lại nhóm này cũng đặt ra các thách thức về quyền lương thực, y tế, giáo dục đối với người dân các nước trong khu vực.
Hơn 70 thành viên và quan sát viên của Hội đồng Nhân quyền có phát biểu lên án hành vi của nhóm khủng bố Boko Haram; đặc biệt là xâm phạm nghiêm trọng, trên diện rộng, có hệ thống đối với các quyền phụ nữ và trẻ em.
Các nước nhấn mạnh điều kiện kinh tế hay nền tảng tôn giáo không thể biện minh cho bất cứ hành động khủng bố nào; bày tỏ đoàn kết và ủng hộ các nước liên quan, cùng Liên minh châu Phi và các cơ chế của Liên hợp quốc có hành động phù hợp để ngăn chặn nhóm khủng bố này.
Tại phiên họp, đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva khẳng định là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam theo dõi sát sao và chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về những hành động khủng bố của Boko Haram vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và gây ra mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh trong khu vực.
Việt Nam đặc biệt quan ngại về tình trạng nhiều phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc, tước đoạt các quyền tự do cơ bản, bị lạm dụng, thậm chí bị giết hại bởi nhóm khủng bố này. Việt Nam bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân các nước châu Phi, hoan nghênh nỗ lực của các nước, các tổ chức khu vực và các cơ chế Liên hợp quốc liên quan trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực vì đó là nền tảng cho bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Sau phần thảo luận, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lên án các hành vi khủng bố của Boko Haram, yêu cầu Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc tìm hiểu thông tin tại thực địa và có báo cáo tại Khóa 30 Hội đồng Nhân quyền, dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới.
Theo Vietnam
Nhiều người Mỹ coi ông Obama là mối đe dọa
Người dân Mỹ đang cảm thấy bị đe dọa từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Kết quả một cuộc khảo sát do hãng Reuters thực hiện cho thấy, với câu hỏi đâu là mối đe dọa lớn nhất đối với bản thân và đất nước họ, 20% trong số hơn 3.000 người Mỹ được hỏi ý kiến nói rằng, họ coi Tổng thống Nga Vladimir Putin là mối đe dọa trước mắt, nhưng cũng có đến 18% có ý kiến tương tự với Tổng thống Barack Obama.
Những người trả lời liệt kê nhiều mối đe dọa khác nhau, như nhóm khủng bố Boko Haram, IS..., nhưng kết quả gây ngạc nhiên hơn cả là cách người Mỹ đánh giá nhau, lý do chính là vì đảng phái chính trị mà họ ủng hộ. Khoảng 13% nói rằng, họ coi đảng Dân chủ và Cộng hòa là nguy cơ trước mắt. Tỷ lệ tương tự đối với mối đe dọa Trung Quốc.
Thủ lĩnh al-Qaeda Ayman al-Zawahiri, kẻ thế chân Osama bin Laden, được coi là hiểm họa số một ở Mỹ vì từ trước đến nay al-Qaeda là nhóm phiến quân Hồi giáo duy nhất tấn công Mỹ thành công. Có 38% số người trả lời coi Jihadi John, kẻ hành hình hàng loạt con tin phương Tây và Nhật Bản trước máy quay phim, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất.
Chủ nghĩa khủng bố vẫn là điều người Mỹ lo lắng nhiều hơn cả, với 55% người khảo sát khẳng định điều này. Mối đe dọa lớn thứ hai là các cuộc tấn công mạng và gián điệp mạng, nhưng không rõ người Mỹ lo ngại bị nước ngoài do thám hay bị chính Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ theo dõi.
Theo Tiền Phong
Thế giới lên án vụ IS chặt đầu nhà báo Kenji Goto Nhật bản, Mỹ và Anh đã đồng thời lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ đối với hành động khủng bố tàn bộ của phiến quân HỒi giáo IS khi tung đoạn video hành quyết nhà báo Kenji Goto ngày 31/1. Phát biểu trong cuộc họp báo ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật Bản "sẽ không bao giờ tha thứ...