Việt Nam phản đối Trung Quốc điều tiêm kích ra Trường Sa
Bộ Ngoại giao phản đối Trung Quốc điều tiêm kích, tàu chiến ra đá Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để diễn tập trái phép.
“Mọi hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối”, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao, hôm nay cho biết trong họp báo thường kỳ.
Tuyên bố được bà Hằng đưa ra khi trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam khi Trung Quốc điều máy bay chiến đấu và tàu chiến đến Trường Sa mới đây để tiến hành diễn tập trái phép.
Hôm 4/8, Haike News, ứng dụng tin tức thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng video cho biết Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của nước này đã triển khai nhiều phi cơ, bao gồm một tiêm kích Su-30 và một máy bay tiếp nhiên liệu trên không, tới đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam để diễn tập hơn 10 giờ. Haike News không cho biết cuộc diễn tập được tiến hành khi nào.
Trước đó, ngày 2/8, Trung Quốc đã điều tàu khu trục Type-054A và tàu hộ tống Type-056 đến đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Benarnews.
“Chúng tôi một lần nữa khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”, bà Hằng nói.
Video đang HOT
Tiêm kích Trung Quốc bay huấn luyện năm 2014. Ảnh: Airliners.
Nhắc đến thông tin Trung Quốc xây dựng mạng lưới do thám ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết sẽ trao đổi với các cơ quan chức năng Việt Nam về vấn đề này.
Theo Forbes, Trung Quốc đang xây dựng một mạng lưới cảm biến phục vụ hoạt động do thám và thông tin liên lạc ở Biển Đông. Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) cho rằng các thiết bị do thám này là một phần của Mạng lưới Thông tin Đại dương Xanh (BOIN) của Trung Quốc.
“Một lần nữa chúng tôi nhấn mạnh rằng việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm của tất cả các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Do đó mọi hoạt động của các nước cần phải được thực hiện có trách nhiệm và thiện chí để thực hiện mục tiêu nói trên”, bà Hằng nói.
Nguy cơ đối đầu Mỹ – Trung thành ‘xung đột nóng’ Mỹ báo hiệu ‘chiến lược toàn diện hơn’ về Biển Đông Trung Quốc thay thuật ngữ liên quan Hoàng Sa với ý đồ gì?
Trung Quốc triển khai tiêm kích tại Hoàng Sa
Ít nhất 4 tiêm kích Trung Quốc, có thể là mẫu J-11, được triển khai trái phép tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ảnh vệ tinh của Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES) chụp đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 15/7 cho thấy ít nhất 4 tiêm kích Trung Quốc triển khai trái phép tại đây.
Các tiêm kích này có thể là Shenyang J-11, được sản xuất dựa trên mẫu Su-27SK do Liên Xô thiết kế. "Dù khó xác định rõ phiên bản với ảnh vệ tinh, không nghi ngờ gì đây là những chiếc Flanker (định danh của NATO cho Su-27 và J-11)", chuyên gia Sutton viết trên Forbes.
Các tiêm kích trên tới đảo Phú Lâm hai ngày sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ bác hầu hết yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Tiêm kích Trung Quốc cũng được cho nhận nhiệm vụ đối phó với hoạt động diễn tập của hải quân Mỹ tại Biển Đông và hiện diện quân sự của nước này trong khu vực.
Một số chuyên gia phân tích tình báo trước đó phát hiện tiêm kích Trung Quốc trên đảo Phú Lâm khi sử dụng hình ảnh vệ tinh thương mại với độ phân giải thấp. Tài khoản Twitter duandang ngày 16/7 đăng ảnh vệ tinh do Planet Labs chụp một ngày trước đó, cho thấy 4 chấm nhỏ trên khu vực bãi đỗ cạnh đường băng Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm.
4 tiêm kích có thể là mẫu J-11 do Trung Quốc triển khai trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 15/7. Ảnh: CNES, Forbes.
Khu trục hạm USS Ralph Johnson của hải quân Mỹ triển khai tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 14/7, một ngày trước khi các tiêm kích Trung Quốc xuất hiện tại đảo Phú Lâm. Chuyên gia Sutton nhận định các tiêm kích Trung Quốc xuất hiện trên đảo Phú Lâm "có thể gửi thông điệp hoặc thậm chí ngăn cản các hành động quân sự, song cũng có thể ngẫu nhiên".
Trung Quốc từng triển khai trái phép một số tiêm kích, oanh tạc cơ và khí tài khác trên Phú Lâm, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974, thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với trụ sở trên đảo Phú Lâm vào tháng 12/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo trên Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc gần đây triển khai nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.
Tiêm kích J-11 thuộc Chiến khu phía Bắc của Trung Quốc hạ cánh sau một chuyến bay ngày 24/1. Ảnh: PLAAF.
Tại Biển Đông, Trung Quốc triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định chính sách của Trung Quốc với Biển Đông trong nhiều năm qua là "dùng biện pháp bắt nạt" để xâm phạm quyền chủ quyền của các nước quanh khu vực, thay thế luật quốc tế bằng tư duy "chân lý thuộc về kẻ mạnh".
Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực. Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiếp tục diễn tập trên Biển Đông nhằm thể hiện "cam kết với đồng minh và đối tác trong khu vực", hải quân Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 17/7.
Oanh tạc cơ Trung Quốc bị tố bay vào ADIZ Đài Loan Đài Loan thông báo điều chiến đấu cơ xua đuổi oanh tạc cơ và tiêm kích Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không quanh hòn đảo. Lực lượng vũ trang Đài Loan phát cảnh báo qua điện đàm khi phát hiện tiêm kích J-10 và ít nhất một oanh tạc cơ H-6 Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không...