Việt Nam phải làm những gì để chiếm lĩnh Biển Đông?

Theo dõi VGT trên

Lịch sử từ xa xưa cho thấy, với điều kiện địa hình phức tạp, vùng biển Việt Nam hàm chứa sự bất lợi cho phát triển kinh tế cũng như quân sự.

Việt Nam phải làm những gì để chiếm lĩnh Biển Đông? - Hình 1

Lời tòa soạn: Trong vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông luôn được các độc giả trong và ngoài nước quan tâm. Ngày càng nhiều các học giả đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về chủ quyền của Việt Nam với vùng biển này cũng như đưa ra những nghiên cứu, lập luận của mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Chùm bài viết của tiến sĩ Đặng Xuân Phương, Vụ trưởng, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề cập một cách toàn diện từ vị trí địa lý, điều kiện vật chất, quy mô lãnh thổ, quy mô dân số, đặc điểm dân tộc tới đặc điểm thể chế Nhà nước, để xem xét vấn đề của Việt Nam với Biển Đông (trên cơ sở vận dụng quan điểm lý luận về các thành tố địa – chiến lược cốt yếu đã góp phần tạo ra sự hưng thịnh của các cường quốc trên biển mà A. F. Mahan [1840-1914], một chiến lược gia hải quân người Mỹ đã nghiên cứu, đề ra vào cuối thế kỷ XIX).

Vietnam trân trọng gửi tới độc giả chùm bài viết “Luồng gió mới để Việt Nam thành ‘quốc gia mạnh về biển’,” thể hiện quan điểm nghiên cứu của tác giả.

Bài 2: Những bất lợi về kinh tế, quân sự ở vùng Biển Đông Lịch sử từ xa xưa cho thấy, với điều kiện địa hình phức tạp, vùng biển Việt Nam hàm chứa sự bất lợi cho phát triển kinh tế cũng như quân sự.

Khó phòng thủ

Tuy có cấu trúc địa hình đa phân và núi và biển, song người Việt từ xưa tới nay chủ yếu dựa vào đất, chưa quan tâm đúng mức đến tiềm năng kinh tế các vùng biển mặc dù chiều dài bờ biển Việt Nam chiếm tới 3.260 km.

Trong hơn 10 thế kỷ kể từ năm 938 đến nay, Việt Nam thường đối diện với những nguy cơ tranh chấp về đường biên giới trên bộ, cả ở phía Bắc và ở phía Nam nhiều hơn là trên biển. Ngày nay, đường biên giới trên bộ của Việt Nam với ba nước xung quanh vẫn dài hơn khá nhiều so với đường bờ biển. Cho đến tháng 1/1974, Việt Nam chưa bao giờ phải chịu sức ép quá lớn về tranh chấp chủ quyền đối với khu vực biển và hải đảo.

Đường bờ biển ở miền Trung dài và có nhiều nơi thuận lợi để làm cảng nước sâu, đáng lẽ đó phải là điều kiện vật chất tốt để tạo ra sự giàu có cho quốc gia ven biển. Nhưng một điều đáng tiếc là địa hình ven biển thiếu chiều sâu và chiều rộng không gian nên luôn chứa đựng sự bất lợi cả cho việc phòng thủ lẫn việc phát triển tiềm lực kinh tế của đất nước. Champa một thời hùng mạnh về nghề đi biển cũng vì nguyên nhân này mà bị diệt vong trước cả kỷ nguyên mà thuyền buồn và đại bác thống trị trên các đại dương.

Riêng đối với người Việt, trong thời hậu kỳ phong kiến (thế kỷ XVII-XIX), ít nhất đã có ba chính quyền bị suy sụp và thất bại nhanh chóng sau các cuộc tấn công của kẻ địch vào thủ đô qua đường biển (hải quân của Nguyễn Ánh đã đột kích thành công vào Quy nhơn của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc năm 1792, vào Phú Xuân của vua Quang Toản nhà Tây Sơn năm 1801 và sau này Thành Huế của Nhà Nguyễn đã thất thủ trước người Pháp vào năm 1883).

Tất cả điều này chứng minh yếu tố bất lợi về địa hình đối với bên phòng thủ một khi bên tấn công đã phong tỏa đường đường biển, không có đường rút lui.

Có thể thấy rằng cấu trúc địa hình chữ S trên đất liền của Việt Nam, dù nằm ngay cạnh một biển vô cùng quan trọng, nhưng dựa trên cấu trúc địa hình này đã không thể hướng nổi các mối quan tâm của cộng đồng cư dân vào các lợi ích kinh tế biển. Từ đó không đủ sức tập trung các nguồn lực từ đất liền cho các mục tiêu dài hạn cho phát triển kinh tế biển.

Sẽ bứt phá khi ở thế chân tường

Lịch sử cho thấy, trong từng thời kỳ nhất định, Nhà nước và xã hội Đại Việt cũng có những mối quan tâm nhất định đối với biển. Giai đoạn từ cuối thời hà Lý đến giữa thời thà Trần (thế kỷ XII-XIII), người Việt đã có sự tận dụng tốt hơn lợi thế của biển để mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Đó là thời kỳ chứng kiến sự thành lập, phát triển sầm uất của thương cảng Vân Đồn (từ 1149); các cuộc viễn chinh qua đường biển của người Việt vào lãnh thổ Champa…

Tuy nhiên, trong hai thế kỷ tiếp theo, các kỹ năng của người Việt liên quan biển gần như bị chững lại và suy thoái.

Sự kiện Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558 đã mở ra một thời kỳ mới mẻ trong lịch sử Việt Nam, làm xuất hiện xứ Đàng Trong trong cục diện đối đầu với Đàng Ngoài. Quyết định vượt biển vào Nam lúc đó của Nguyễn Hoàng diễn ra khi bị đặt vào đường cùng trước nguy cơ bị họ Trịnh tận diệt.

Những người đi khai phá phương Nam buộc phải có sự thay đổi cả về tư duy, lề lối làm ăn và tập quán sinh hoạt theo hướng gần hơn với biển, điều sẽ không thể có được khi người ta chỉ sinh sống quanh quẩn ở đồng bằng miền Bắc.

Video đang HOT

Khi phân tích đến yếu tố đặc điểm dân tộc, không nên đổ riệt cho đặc trưng “tâm lý cư dân lúa nước,” cho lề lồi làm ăn có tính tiểu nông “manh mún” từ bao đời nay đã quyết định tư duy “đất liền” của người Việt mà quên đi tâm thức hướng biển.

Lịch sử cũng đã nhiều lần chứng minh, khi bị dồn vào hoàn cảnh không có đường lùi, người Việt rất biết cách bứt phá. Thời hiện đại, chúng ta đã từng biết rõ điều này vào một số thời điểm như mùa đông năm 1946 và mùa đông năm 1986, khi tất cả dân tộc chỉ còn dựa vào niềm tin.

Muốn trở thành một cường quốc trên biển, chắc chắn dân tộc Việt Nam phải tiếp tục bồi đắp bản lĩnh cho mình.

Chưa nhận thức đầy đủ vai trò Biển Đông đối với sự phát triển của đất nước

Năm 1802, Nguyễn Ánh, một ông hoàng rất am hiểu về lợi thế sức mạnh của quyền kiểm soát trên biển với sự giúp đỡ của những người châu Âu đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh với Tây Sơn.

Trước việc triều Nguyễn được kế thừa những nền tảng kinh tế-xã hội có căn tính ven biển dưới thời các chúa Nguyễn trước đây và tiếp tục lựa chọn Huế (Phú Xuân cũ) – một đô thị sát biển làm thủ đô, những tưởng Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển về biển. Song thực tế không phải vậy.

Nguyên nhân trước hết vẫn là hạn chế từ thể chế chính trị của nhà nước phong kiến rập khuôn từ Trung Quốc nên mang bản chất chuyên chế, độc đoán cao, không khuyến khích mở cửa bang giao.

Nguyên nhân thứ hai là việc Triều đình Huế, do phải tính đến khả năng cân bằng quyền lực với Miền Bắc và Miền Nam, đề phòng những khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và dân số đông hơn ly khai đã chủ trương theo đuổi chính sách kinh tế “trọng nông,” “bế quan toả cảng”.

Nguyên nhân thứ ba, các vị vua nhà Nguyễn ưu tiên cho việc mở rộng lãnh thổ đế quốc trên đất liền, chủ yếu là cuộc chiến tranh khốc liệt. Hậu quả của cuộc chiến tranh này đã làm kiệt quệ mọi nguồn sức mạnh của Đại Nam.

Mặc dù dưới thời Minh Mạng, hải quân cũng được quan tâm, hải đội đã tung hoành ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng mọi sự chuyển biến theo chiều hướng tệ hại chỉ sau đó ít lâu (chưa đến 10 năm). Hải quân đã bị bỏ quên, trang bị vũ khí yếu kém, ít luyện tập nên từng bị cướp biển Tàu đánh bại ngay trước cửa nhà. Phần lớn thuyền bè bị cất vào kho và trở nên mục nát.

Sự lãng quên vai trò của biển trong việc duy trì, củng cố sức mạnh quân sự và kinh tế một thời tạo nên cơ đồ nhà Nguyễn đã khiến Việt Nam phải trả một cái giá khủng khiếp khi chứng kiến sức mạnh quân sự của hạm đội Pháp ở Đà Nẵng vào năm 1858-1859.

Về cơ bản, trong suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam, việc duy trì đường lối đối ngoại và kinh tế chỉ chú trọng quan hệ với Trung Hoa và coi thường quan hệ với các nước khác đã mang đến một hậu quả tiêu cực lâu dài đối với sự phát triển của dân tộc. Do vậy, mặc dù là một đất nước có vị trí gần biển và giàu tài nguyên biển nhưng người Việt không nhận thức được đúng đắn vai trò của biển, hải đảo thông qua việc sử dụng nhân tố này để phá cục diện mất cân bằng chiến lược với Trung Quốc.

Ngày nay, với đường lối chính sách độc lập, mở cửa trên tinh thần làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lợi ích của dân tộc và tạo điều kiện khả năng phát triển các tiềm lực kinh tế biển.

Tuy nhiên, việc áp dụng thành công nguyên lý kết hợp giữa hai nhân tố thể chế vượt trước và lợi thế mặt tiền của biển còn tuỳ thuộc rất nhiều vào việc hiểu đúng bản chất cả về ưu thế và bất lợi đối với đất nước. Từ đó, xác định bước đi đúng đắn cho việc thực hiện chiến lược biển của quốc gia.

Bài 3: Việt Nam phải làm những gì để chiếm lĩnh Biển Đông?

Bên cạnh yêu cầu sớm hình thành học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển và quy hoạch lại toàn bộ không gian lãnh thổ, Việt Nam nhất thiết phải nhanh chóng xây dựng tuyến đường sắt mới xuyên trục Bắc-Nam, xác định lại vị trí trọng yếu làm cảng biển quốc tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

“Hải-lục” phải hợp nhất

Nhận thức được vai trò quan trọng của biển Đông, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (2/2007) và Luật Biển Việt Nam 2012 là hai văn bản do cấp quyết sách cao nhất của đất nước thông qua, đề cập trực tiếp và toàn diện về chính sách biển của Việt Nam.

Trong thập kỷ đầu tiên vừa qua của thế kỷ XXI, vấn đề biển, hải đảo đã được chú trọng xem xét trong các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn. Tuy vậy, kết quả lại cho thấy một sự nghi ngờ về tính khả thi và hiệu quả kinh tế-xã hội của các loại quy hoạch.

Tuy có nhiều ý kiến, song đến nay vẫn chưa có một câu trả lời xác đáng về “thế trận” ra biển của Việt Nam trong khi áp lực an ninh trên biển Đông đang tăng nhanh.

Nhìn vào bức tranh đã phân tích (ở các bài trước), có thể nhận định rằng, tình thế của Việt Nam đối với cục diện trên Biển Đông có thể nói là khá bất lợi. Song, sự bất lợi trên thực tế còn có thể lớn hơn nữa, khi hiểu rằng: lãnh thổ Việt Nam trên đất liền là cả một đới bờ lớn, nơi chịu tác động qua lại các yếu tố từ cả đại dương lẫn lục địa.

Để phát triển đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải xây dựng được học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển một cách hoàn chỉnh. Học thuyết phát triển đất nước dựa vào biển không đơn thuần là một bản tập hợp của các loại tư duy quản lý theo ngành lĩnh vực hay tư duy vùng miền, địa phương, có nghĩa là vẫn áp dụng tư duy quản lý “cắt khúc” của đất liền vào mà luôn phải xuất phát từ tính toàn cục cả về không gian lẫn về thời gian của đối tượng quản lý.

Trước hết, để khắc phục hạn chế về hình thể đất nước trên đất liền thuộc dạng “nhà siêu mỏng nằm bên xa lộ,” trong quản lý lãnh thổ cần phải luôn nhất quán cách tiếp cận quản lý tổng hợp dựa trên quan niệm Việt Nam là một quốc gia “lưỡng phần lãnh thổ,” bao gồm phần đất (lục) và phần biển (hải).

Với quan niệm như trên, việc tổ chức không gian toàn lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải theo phương châm “hải-lục hợp nhất”. Mọi tính toán và hành động mang tầm vĩ mô trên đất liền đều phải nghĩ đến tác động của nó đối với biển và ngược lại.

Tiếp theo cần cân nhắc điều chỉnh chức năng kinh tế-quốc phòng của từng vùng miền. Ví dụ như Đông Nam Bộ cần tăng tốc đầu tư, phát triển công nghiệp tàu thuỷ và kinh tế cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế để trở thành đầu mối thương mại và vận tải của toàn khu vực Đông Nam Á; Duyên hải miền Trung nên giảm bớt số khu kinh tế ven biển, số dự án cảng biển để chú trọng vào một số ngành kinh tế đã định hướng như du lịch biển, nghề cá…

Cuối cùng, để nâng cao năng lực quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh và điều phối chính sách biển (bao gồm cả vùng bờ), cần nghiên cứu tổ chức lại theo hướng chỉ nên có duy nhất một Uỷ ban quốc gia về các vấn đề biển, hải đảo do Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu.

Cần xác định cảng biển trọng yếu

Trên thực tế, muốn phát triển hướng Biển thì con đường lưu thông là vô cùng quan trọng. Năm 2010, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã bị “bác” bởi lo sợ nguy cơ lún sâu hơn vào món nợ khổng lồ, hiệu quả kinh tế thì mơ hồ trong khi còn biết bao vấn đề thực tiễn cấp bách của đời sống nhân dân cần phải giải quyết.

Tuy nhiên, vấn đề đường sắt không chỉ là câu chuyện phục vụ hành khách, mà nó sẽ là một dự án quan trọng, phá vỡ thế cô lập, chia cắt làm nhiều khúc ở Miền Trung, Tây Nguyên, mở đường cho phát triển kinh tế biển.

Về cảng, chúng ta cần nói đến tầm quan trọng của dự án Cảng Vân Phong (Khánh Hoà) trong mối quan hệ với chiến lược biển của Việt Nam. Mặc dù có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để làm cảng nước sâu nhưng nếu không có mặt bằng không gian đủ rộng để phát triển đô thị ăn theo và không có đường giao thông thông thoáng để kết nối nhanh chóng với các vùng khác hoặc xuyên được sang Campuchia và Thái Lan thì tiền đồ của Cảng này liệu có mấy khả quan?

Trong hệ thống cảng biển ở khu vực phía Nam, có lẽ cần quan tâm hơn đến Cảng Thị Vải – Cái Mép bởi nó hội tụ đầy đủ hơn các điều kiện để phát triển thành một cảng lớn nhất không chỉ của Việt Nam mà cho toàn khu vực Đông Dương. Cảng này cũng nằm xa hơn về phía Nam, nơi ít có khả năng rủi ro liên quan đến những tranh chấp vũ trang nên có thể coi là điểm đến an toàn và có hiệu quả đối với tàu bè thương mại trên khắp thế giới.

Với việc đặt lại vấn đề như trên, một dự án đường sắt mới cho phép tạo ra sự liên kết với tốc độ nhanh chóng và khả năng vận chuyển hàng hoá lớn giữa các miền của đất nước, lại càng thêm cần thiết.

Nếu đường sắt mới kết nối với Cảng Thị Vải – Cái Mép, nó sẽ là tuyến đường vận chuyển hàng hoá tiện lợi hơn bất tuyến vận tải nào khác kỳ giữa Miền Bắc Việt Nam, Lào và Tây Nam Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (trừ Philippines), Trung Đông và Nam Á, Châu Đại Dương và Nam Mỹ. Có thể thấy rằng, ý nghĩa cực kỳ to lớn của dự án đường sắt lại nằm ở một việc tưởng chừng ít liên quan, đó chính là để đưa Trường Sa gần hơn với đất liền.

Một ví dụ thường được nhắc đến như bài học về tầm nhìn và sự quyết đoán để đưa đất nước tiến lên, đó là quyết định làm tuyến đường (bộ) cao tốc Seoul-Busan của Tống thống Hàn Quốc Park Chung Hee. Dù gặp rất nhiều phản đối, nhưng thực tế đã chứng minh đó là một quyết định đúng đắn, cho phép kết nối 2 trung tâm kinh tế của đất nước, mở đường cho Hàn Quốc trở thành cường quốc.

Sau khi xem xét nguyên nhân và bài học đã qua để trả lời việc tại sao Việt Nam chưa thể tận dụng vị trí ven biển để trở thành một quốc gia có sức mạnh trên Biển Đông, phải hiểu được rằng một dân tộc muốn vươn ra biển, muốn chứng tỏ được sức mạnh trên biển, trước hết cần có tầm nhìn chiến lược, mang tính toàn cục. Ngoài ra, phải có sự quyết tâm, sức bền bỉ rất cao để vượt qua chính mình bằng việc khắc phục được những hạn chế, tồn tại cố hữu./.

Nhìn từ vũ trụ xuống, hình thể toàn đồ đất nước Việt Nam có tính chất đối xứng âm – dương theo trục Tây Bắc-Đông Nam, bám theo dãy Trường Sơn (đoạn từ Nghệ An đến Thừa Thiên – Huế) với điểm chính tâm đất nước là Cửa Tùng trên vĩ tuyến 17. Tính chất đối xứng của địa thế đất nước như vậy thể hiện qua một đặc điểm địa lý như:

- Phía Tây Bắc đất nước là phần đất liền ăn sâu vào lục địa. Phía Đông Nam là phần lãnh thổ lồi ra trên biển Đông.

- Phía Tây Bắc có một số hồ thuỷ điện lớn như Lai Châu, Hoà Bình, Thác Bà đối xứng với phía Đông Nam có quần đảo Trường Sa;

- Hà Nội (ở vùng đồng bằng sát núi) đối xứng với Đà Lạt (ở vùng cao nguyên sát biển). Có lẽ do xuất phát từ đặc trưng đối xứng với vùng Đồng bằng sông Hồng như vậy nên đối với Việt Nam, Tây Nguyên có một vị trí đặc biệt chiến lược, cần chăm lo bồi dưỡng nguyên khí quốc gia ở vùng này.

- Yên Tử (núi ăn ra sát biển) – Vân Đồn đối xứng với Thành phố Hồ Chí Minh (biển ăn vào sâu trong đất liền). Đây là các thương cảng có vai trò then chốt các giai đoạn phát triển gắn với biển trong tiến trình lịch sử dân tộc.

Theo Dantri

Mang ảnh ra để "hù dọa" lực lượng 141

Điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, bị công an kiểm tra hành chính, Hoàng mang một chiếc ảnh mặc quân phục cảnh sát để "hù dọa", mong được bỏ qua...

Khoảng 21h15 ngày 28/3, tổ công tác Y2/141 - Công an Hà Nội do Thiếu tá Phạm Anh Tuấn chỉ huy, làm nhiệm vụ trấn áp tội phạm đường phố tại nút giao thông Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Lâm (quận Long Biên, TP Hà Nội), đã phát hiện đối tượng Nguyễn Hoàng và Bành Văn Hùng (đều ở tổ 15, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội), đi xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên ra hiện dừng xe để kiểm tra hành chính.

Mang ảnh ra để hù dọa lực lượng 141 - Hình 1

Hoàng đã bị đuổi ra khỏi ngành nhưng vẫn nhận là công an để hù dọa lực lượng 141.

Ngay khi vừa dừng xe, Hoàng - đối tượng điều khiển xe liền rút một ảnh mặc trang phục cảnh sát "hù dọa" các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ và nói rằng : "Các anh thông cảm, em làm ở Phòng truy nã công an TP Hà Nội, đang trên đường đi làm nhiệm vụ..."

Bằng kinh nghiệm lâu năm trong ngành, Thiếu tá Phạm Anh Tuấn nhận thấy các đối tượng có nhiều nghi vấn, giả danh công an nên kiên quyết chỉ đạo các thành viên trong tổ công tác kiểm tra cốp xe và trên người hai thanh niên này. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trong túi quần của đối tượng Hùng chứa một gói thảo mộc nghi là tài mà.

Ngay lập tức hai đối tượng đã bị khống chế, bàn giao cho công an phường Gia Thụy để đấu tranh làm rõ. Tại cơ quan công an, Hùng khai nhận gói cây thảo mộc trên là tài mà. Còn Hoàng khai nhận hiện đang là lái xe cho một đơn vị công an, nhưng đã bị đuổi ra khỏi ngành.

Mang ảnh ra để hù dọa lực lượng 141 - Hình 2

Lê Xuân Lâm cùng tang vật.

Cùng ngày, vào khoảng 22h, tổ công tác Y2/141 đã phát hiện đối tượng Lê Xuân Lâm (29 tuổi, ở phường Đức Giang, quận Long Biên) đi xe máy mang BKS 29F2. 1963 có mang theo một túi nilông bên trong chứa chất bột màu trắng nghi là heroin.

Tại cơ quan công an Lâm khai nhận chất bột bên trong là heroin. Cũng theo đối tượng này, y có một tiền án về tội trộm cắp tài sản và mới mãn hạn tù cuối năm 2011.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
20:31:27 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quanVụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan
13:33:43 02/02/2025
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc
18:41:47 02/02/2025
Ô tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vongÔ tô 7 chỗ rơi xuống kênh ở TPHCM, 1 người tử vong
06:55:36 02/02/2025
Tài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 TếtTài xế ô tô chờ 7 tiếng chưa qua được phà Cát Lái tối mùng 5 Tết
07:16:43 03/02/2025
Công an tiết lộ tin nóng vụ ô tô lao xuống mương khiến 7 người tử vong, đã có kết quả nồng độ cồnCông an tiết lộ tin nóng vụ ô tô lao xuống mương khiến 7 người tử vong, đã có kết quả nồng độ cồn
14:18:24 03/02/2025
Về ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nướcVề ngoại chơi Tết, cháu bé 8 tuổi gặp nạn ở hồ nước
13:11:42 02/02/2025

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?Rò rỉ thỏa thuận tiền hôn nhân "3 không" của Từ Hy Viên, chồng ca sĩ Hàn sẽ mất quyền thừa kế?
22:34:31 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50
22:35:09 03/02/2025
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị''Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'
23:37:47 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025

Tin mới nhất

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Đốt pháo nổ khi đến nhà người thân chúc Tết, một thanh niên tử vong

Đốt pháo nổ khi đến nhà người thân chúc Tết, một thanh niên tử vong

14:20:55 03/02/2025
Được biết, trong kỳ nghỉ Tết, Công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã vận động nhân dân giao nộp 33,5kg pháo nổ; đồng thời lực lượng chức năng xử lý hành chính 4 trường hợp đốt pháo trái phép
Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

Người dân đợi hơn 5 tiếng vẫn chưa qua được phà Cát Lái để trở lại TPHCM

18:30:11 02/02/2025
Chiều mùng 5, hàng ngàn người dân từ các tỉnh thành quay trở lại TPHCM làm việc, học tập khiến sân bay Tân Sơn Nhất, phà Cát Lái và các cửa ngõ chật kín người.
9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

9 ngày nghỉ Tết, cả nước có 209 người tử vong vì tai nạn giao thông

18:26:18 02/02/2025
Chiều 2/2, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 đến 10h ngày 2/2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông làm chết 209 người, bị thương 373 người.
Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

Ô tô chạy "quá chậm" có bị phạt không?

14:01:44 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế sẽ bị phạt nếu điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

Liên tiếp xảy ra động đất ở Kon Tum trong dịp Tết Nguyên đán

13:26:38 02/02/2025
Ngày 2/2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thông báo về một trận động đất có độ lớn 3.1 vừa xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

11 thanh niên tắm biển ngày Tết, 2 người bị sóng cuốn trôi

09:11:31 02/02/2025
Tối 1/2, một lãnh đạo huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến hai thanh niên đuối nước và mất tích.
Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

Chạy ô tô quá tốc độ bị trừ bao nhiêu điểm giấy phép lái xe?

09:01:52 02/02/2025
Theo Nghị định 168, tài xế ô tô có thể bị trừ tới 6 điểm giấy phép lái xe nếu chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h.
Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

Tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp 5 lần mức 'kịch khung' trên cao tốc

07:00:24 02/02/2025
Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã phát hiện nam tài xế vi phạm nồng độ cồn gấp khoảng 5 lần mức kịch khung trên cao tốc.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, 3 người đi cấp cứu

06:53:44 02/02/2025
Tối 1/2 (mùng 4 Tết), xảy ra vụ tai nạn giao thông liên hoàn giữa 3 ô tô trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây khiến 3 người bị thương, giao thông ùn tắc cục bộ.
8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

8 ngày nghỉ Tết, có 481 người phải cấp cứu do pháo nổ

03:00:38 02/02/2025
Tổng cộng trong 8 ngày nghỉ Tết có 481 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 47 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

19:03:32 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, may mắn vụ việc không gây thương vong về người.

Có thể bạn quan tâm

Mourinho khuyên người hâm mộ nên gặp bác sĩ tâm thần

Mourinho khuyên người hâm mộ nên gặp bác sĩ tâm thần

Sao thể thao

06:54:19 04/02/2025
HLV Jose Mourinho đang thu hút sự chú ý khi mới đây lên tiếng khuyên người hâm mộ Fenerbahce nên gặp bác sĩ tâm thần.
Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn

Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn

Netizen

06:53:35 04/02/2025
Clip bé gái ngoan ngoãn nộp lại tiền lì xì cho mẹ với vẻ mặt thất thần, buồn như sắp khóc đang hot rần rần trên mạng xã hội, nhiều người lớn cũng thấy đồng cảm.
Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Rò rỉ danh sách nghi Hoà Minzy thi Chị Đẹp (Trung Quốc), netizen đồng loạt lo lắng 1 điều

Sao việt

06:44:01 04/02/2025
Ngay sau khi danh sách bị rò rỉ, nhiều người hâm mộ đã bày tỏ sự phấn khích nếu Hoà Minzy thực sự tham gia show sống còn đình đám này.
Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án trong vụ sáp nhập đình đám cách đây 10 năm

Thế giới

06:38:57 04/02/2025
Trong phán quyết đưa ra hồi tháng 2 năm ngoái, Tòa án Trung tâm Seoul tuyên ông Lee Jae Yong trắng án với toàn bộ 19 cáo buộc do không tìm thấy bất kỳ hành vi bất hợp pháp nào của ông Lee trong quá trình kế nhiệm.
Sốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bố

Sốc: Từ Hy Viên không được làm tim phổi nhân tạo trong lúc nguy kịch, nguyên nhân tử vong chính thức được công bố

Sao châu á

06:37:24 04/02/2025
Theo tin độc quyền của Next Apple, Từ Hy Viên vẫn khỏe mạnh khi khởi hành sang Nhật Bản. 1-2 ngày sau cô mới xuất hiện triệu chứng ho dữ dội.
Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Súp sủi cảo - món ăn ấm nóng mùa giá lạnh

Ẩm thực

06:20:54 04/02/2025
Súp sủi cảo không chỉ ngon miệng mà còn đầy đủ dinh dưỡng, ấm nóng mùa giá lạnh. Hãy tham khảo công thức trong bài viết này nhé!
Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Mở miệng hỏi xin chồng 50 triệu để khám bệnh cho mẹ, anh đưa 200 triệu nhưng kèm điều kiện khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

05:59:15 04/02/2025
Tôi vừa hỏi xin chồng tiền khám bệnh cho mẹ thì anh cười mỉa, nói một câu chua chát. Chồng tôi là lao động chính trong nhà.
Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Khám phá sắc xuân trên cao nguyên Lâm Viên

Du lịch

05:35:59 04/02/2025
Những ngày đầu xuân, Đà Lạt khoác lên mình tấm áo mới rực rỡ sắc màu, chào đón du khách bốn phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, se lạnh đặc trưng.
Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.