Việt Nam phải làm gì để vượt Trung Quốc, Chile lọt tốp 5 nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới?
Để trở thành một trong 5 nước xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới, Việt Nam buộc phải vượt qua Trung Quốc (đứng vị trí thứ 6), Chile (đứng vị trí thứ 5) hoặc có thể phải vượt lên trên tứ cường về xuất khẩu rau quả là: Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Mexico.
Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu rau quả hàng đầu thế giới vào năm 2030, Bộ NNPTNT đang xây dựng Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ trong quý IV/2020.
Ngày 20/9/2020, Tập doàn TH đã đưa nhà máy chế biến rau quả tươi và thảo dược hiện đại ở Sơn La đi vào hoạt động. Ảnh: Hà Hoàng.
Theo dự thảo Đề án, đến năm 2030, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD; trong đó rau quả chế biến đạt 30% trở lên; giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch mỗi năm từ 1-1,5%.
Trên 70% cơ sở chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến; công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm.
Như vậy, với những tham vọng mà Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 đưa ra, hầu hết các mục tiêu đều phải có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng trưởng ít nhất gấp 2 lần so với hiện tại.
Với đà tăng trưởng nhanh như vũ bão – giai đoạn 2013-2018 trung bình đạt 15%/năm, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt đỉnh, với giá trị 3,8 tỷ USD.
Việt Nam đã trở thành một cường quốc về xuất khẩu rau quả và năm 2018 đã đứng vị trí thứ 7 trên thế giới. Tốc độ xuất khẩu tăng nhanh thứ 2 thế giới sau Mehico.
Cả nước hiện có khoảng 996.500 ha rau các loại, cho sản lượng hàng năm khoảng 17,6 triệu tấn. Diện tích cây ăn quả trên 1 triệu ha, cho sản lượng khoảng 9,5 triệu tấn/năm. Sản phẩm rau quả của Việt Nam đã được xuất đi trên 85 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 10 thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore.
Video đang HOT
Tương ứng với đó, diện tích cây ăn quả cả nước và các vùng miền có xu hướng tăng liên tục, đến năm 2019 chính thức vượt mốc 1 triệu ha, đạt 1.067 triệu ha.
Tuy nhiên, mạch tăng trưởng nhanh đó đã bị đứt mạch trong năm 2019 và 2020 trước những tác động bất lợi do thay đổi từ chính sách nhập khẩu của các nước và đại dịch Covid-19.
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đạt 3,75 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm 2018. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả 10 tháng đầu năm 2020 của cả nước đạt trên 2,73 tỷ USD, giảm 12,2% so với 10 tháng đầu năm 2019.
Luận giải về mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 8-10 tỷ USD vào năm 2020, phía Bộ NNPTNT cho rằng, mục tiêu 8 đến 10 tỷ USD vào năm 2030 – tương đương đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 8-9%/năm – phù hợp tăng trưởng xuất khẩu chung của ngành nông nghiệp thời gian qua cũng như định hướng tăng trưởng thời gian tới.
Chế biến thanh long xuất khẩu tại nhà máy Lavifood (Long An). Ảnh: Trần Khánh
Theo Bộ NNPTNT, hiện, Việt Nam đang đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu rau quả với giá trị 3,8 tỷ USD năm 2018, nếu phấn đấu đạt 8 tỷ USD vào năm 2030 (tốc độ tăng trung bình 8%/năm) sẽ tương đương kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước Hà Lan là 8 tỷ USD, hiện đang đứng thứ 3 thế giới.
Trong khi đó, tốc độ tăng xuất khẩu của nhóm các nước tốp 5 nước hiện tại (Mỹ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Mehico, Chile) có tốc độ tăng hàng năm không đáng kể, chỉ khoảng 1-2%.
Về mục tiêu tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên, Bộ NNPTNT cho rằng mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam sẽ vươn lên san lấp khoảng cách 8,5% so với thế giới là hoàn toàn khả thi khi hàng loạt nhà máy chế biến rau quả đã và đang xây dựng và đi vào hoạt động.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, năm 2019, tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam đạt 15,2%, trong khi đó bình quân của thế giới năm 2018 là 23,7%.
Đến năm 2019, cả nước đã hình thành hệ thống với trên 157 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp và hàng nghìn cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, hộ gia đình trong khắp cả nước, đạt công suất khoảng 1,05 triệu tấn.
Trong 3 năm 2017-2019, các doanh nghiệp lớn trong nước như: Tập đoàn TH, Tập đoàn Nafoofs, Công ty CP xuất khẩu thực phẩm Đồng Giao (DOVECO), Công ty CP Lavifood, Vina T&T… đã đầu tư xây dựng mới 8 nhà máy chế biến rau quả hiện đại với công suất 180.000 tấn sản phẩm/năm với số vốn đầu tư 6.152 tỷ đồng.
Đến năm 2030, để đạt công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, dự kiến sẽ phải thu hút đầu tư mới 50-60 cơ sở chế biến, bảo quản rau quả hiện đại với công nghệ sản xuất tiên tiến gắn với vùng sản xuất nguyên liệu tập trung có sản lượng rau quả lớn.
Tận dụng tối đa các cơ hội từ những hiệp định thương mai tự do
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) khi có hiệu lực sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam.
Mới chỉ tận dụng một vài FTA hiệu quả
Hiện nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 Hiệp định thương mại (FTA), trong đó có 13 FTA đã có hiệu lực và 3 FTA đang đàm phán. Đặc biệt, có FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn và chất lượng rất cao là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Các doanh nghiệp cần tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2019 đạt 48 tỉ USD, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Hiện chỉ một số ít FTA được tận dụng hiệu quả như FTA Việt Nam - Chilê đạt 68 %, tiếp theo là Ấn Độ và Hàn Quốc với tỉ lệ tận dụng lần lượt là 65% và 50%. Một số thị trường nhập khẩu lớn đã có FTA với Việt Nam như: Nhật Bản, Australia, New Zealand... ít tận dụng ưu đãi thuế từ CPTPP do quy tắc xuất xứ CPTPP chặt hơn và mức cắt giảm thuế quan theo cam kết trong CPTPP không bằng các FTA đã có.
Đối với TP Hồ Chí Minh, mặc dù Việt Nam có 13/16 FTA có hiệu lực nhưng nhiều DN TP Hồ Chí Minh vẫn chưa tận dụng được lợi thế, cơ hội từ các FTA. Một số DN đã xuất khẩu được một số ngành hàng tăng nhưng giá trị gia tăng đem lại không cao, chủ yếu vẫn là cung ứng nguyên liệu thô và hàng gia công. Ngoài ra, các DN trong nước còn chịu sức ép cạnh tranh từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài khi tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này ngày càng tăng cao.
Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, xét riêng các đối tác có FTA với Việt Nam (kể cả song phương và khu vực), vẫn có một số FTA chưa được khai thác tốt. Điển hình như với khu vực ASEAN, sau khi thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015, mức nhập siêu của TP Hồ Chí Minh từ ASEAN có xu hướng tăng. Theo báo cáo, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của TP Hồ Chí Minh qua các thị trường đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2015-2019, chiếm tỷ trọng hơn 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 60% tổng kim ngạch nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2015-2019, cán cân xuất nhập khẩu của TP Hồ Chí Minh với các nước có FTA với Việt Nam cũng là nhập siêu, nhưng có xu hướng giảm dần.
Tương tự với Hàn Quốc, Việt Nam ký kết và tham gia 2 FTA với Hàn Quốc là AKFTA (có hiệu lực từ 6/2007) và VKFTA (có hiệu lực từ 20/12/2015). Từ năm 2007, TP Hồ Chí Minh vẫn nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc. Đặc biệt từ năm 2016, sau khi VKFTA có hiệu lực, mức nhập siêu tăng mạnh và tiếp tục tăng qua các năm. Cụ thể, mức nhập siêu năm 2019 gấp 1,89 lần năm 2015.
"Điều này phản ánh các doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng ưu đãi từ VKFTA tốt hơn doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh. Đây là điều mà DN TP Hồ Chí Minh cần rút kinh nghiệm và học hỏi nhiều hơn để tận dụng tối đa các FTA nhằm đưa hàng hóa xuất khẩu đi ra các nước tốt hơn", ông Phạm Bình An nói.
Cần quan tâm đến xuất xứ hàng hóa
Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ các DN Việt Nam chưa tận dụng được nhiều cơ hội từ FTA là do việc xét xuất xứ hàng hóa quá chặt chẽ, trong khi các DN Việt Nam lại hạn chế, thậm chí lơ là việc đáp ứng yêu cầu xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm mình làm ra thông qua việc cấp các C/O (giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa). Vừa qua, tỷ lệ tận dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA tăng dần ở các nước phát triển nhưng vẫn còn hạn chế nước đang phát triển như Việt Nam.
Theo ông Phạm Bình An, bản thân doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm thực sự đến việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên chưa tận dụng được lợi thế từ các FTA. Nội dung các FTA thông thường liên quan nhiều đến hoạt động tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh, thể chế... nên chỉ thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu xuất khẩu. Trong khi, việc thực thi FTA chưa gắn liền với lợi ích và hoạt động hàng ngày của đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trừ một số hội, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng mạnh như: VASEP, HAWA... Chính vì vậy, nhiều hội, hiệp hội ở địa phương còn hạn chế về năng lực, chưa có nhiều hoạt động hỗ trợ được các doanh nghiệp tiếp cận thông tin hội nhập chuyên ngành liên quan đến các chứng nhận xuất xứ hàng cho DN Việt Nam.
Các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang Việt Nam đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, xuất xứ hàng hóa để mang hàng xuất khẩu đi các nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc...
"Tuy nhiên, không chỉ trông chờ vào các ban ngành, hiệp hội, chính DN cần chủ động trong việc nắm bắt thông tin để làm tốt việc chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nếu DN không nắm rõ về quy tắc xuất xứ hàng hóa thì hàng hoá làm ra đi sang thị trường của đối tác có FTA cũng không được ưu đãi nhiều về thuế. Hơn nữa, quy tắc chứng nhận xuất xứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp, không chỉ tiêu chí xuất xứ của sản phẩm đó mà còn quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất tới nơi giao hàng có đảm bảo nguyên trạng hay không, thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ có phù hợp hay không?... DN chỉ cần vi phạm một trong các quy định trên là hàng hoá không được hưởng ưu đãi. Vì vậy, vấn đề quy tắc xác nhận xuất xứ hàng hóa cần được phổ biến rộng rãi cho các DN Việt Nam để DN tận dụng sao cho hiệu quả nhất", ông Phạm Bình An chia sẻ thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết dù cơ hội từ các FTA và lợi ích DN Việt Nam tận dụng được từ các FTA không nhỏ, nhưng muốn tận dụng các cơ hội này, các DN cần nắm được các thông tin yêu cầu cụ thể, thiết thực, sâu sát tới từng ngành hàng. Như từng DN hướng đến xuất khẩu thị trường nào, áp dụng FTA nào phù hợp và cần những tiêu chuẩn gì, lộ trình cắt giảm thuế quan nào đã được liệt kê đầy đủ trong các FTA đã có hiệu lực... "Đây là những quy tắc chính trong việc xác định xuất xứ hàng hóa Việt Nam để DN Việt được hưởng ưu đãi khi các FTA được kí kết. Ngoài ra, các DN cũng cần tập trung đi vào đúng trọng điểm thị trường đang cần mặt hàng của mình để xây dựng sản phẩm đáp ứng đúng các tiêu đó thì hàng hóa Việt Nam rất dễ xuất khẩu đi các nước", ông Nguyễn Hữu Nam nói.
Theo Trung tâm hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh, thời gian tới, để hỗ trợ DN khai thác hiệu quả những lợi ích của EVFTA, TP Hồ Chí Minh sẽ tang cương tạp huân chuyen sau vê EVFTA cho từng nhom DN, khong dan trai ma tạp trung vao vân đê DN cân như vê quy tăc xuât xư hang hoa. Đồng thời, TP Hồ Chí Minh cũng sẽ phôi hơp vơi Bọ Cong Thưong, Bọ Ngoai giao va cac thưong vu, tham tan thưong mai tiêp tuc hô trơ vê thong tin thi trương cac nươc thanh vien EU đê hô trơ xuc tiên thưong mai cho gân 20.000 doanh nghiệp hoat đọng xuât nhạp khâu tren đia ban. Đặc biệt, do TP Hồ Chí Minh la cưa ngo xuât nhạp khâu vơi thi trường chau Au cua ca khu vưc phia Nam nên chiên lươc cua TP Hồ Chí Minh la phat triên cac dich vu hô trơ xuât nhạp khâu phat triên vê ha tâng logictis, đê cung cac tinh đưa hang hoa vao chau Au nhanh hon vơi chi phi thâp hon.
Vinamilk: Doanh thu nội địa và xuất khẩu quý II tăng trưởng ở mức 2 con số trong Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Vinamilk vẫn ghi nhận tăng trưởng ấn tượng về doanh thu và xuất khẩu Theo đó, trong quý II/2020, doanh thu thuần hợp nhất đạt 15.495 tỷ đồng, tăng 9,5% so với quý I/2020 và tăng 6,1% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, hoạt động kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu...