Việt Nam – Oman đẩy mạnh quan hệ song phương
Đại sứ Cơ hội hợp tác giữa Ô-man và Việt Nam là rất lớn và đầy hứa hẹn và hai nước không ngừng nỗ lực tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Đại sứ Oman và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tại lễ kỷ niệm vào tối ngày 19/11. (Ảnh: ĐSQ Oman tại Việt Nam)
Đại sứ Oman tại Việt Nam Sheikh Sultan Saif Hilal Al-Mahruqi đã nhấn mạnh điều đó trong bài phát biểu nhân lễ kỷ niệm 48 năm ngày Quốc khánh Vương quốc Oman, diễn ra tại Hà Nội tối ngày 19/11.
Quan hệ Việt Nam – Oman đã có bước tiến đáng kể sau kỳ họp lần thứ ba Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật giữa hai nước tại Hà Nội vào tháng 3/2018 – đánh dấu 26 năm thiết lập quan hệ song phương.
Hai nước đã ký một số thỏa thuận song phương và biên bản ghi nhớ trong các lĩnh vực hàng không, thương mại, nhân lực, bảo hộ đầu tư lẫn nhau, và tránh đánh thuế 2 lần. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn doanh nghiệp.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Oman đạt 116,7 triệu USD, tăng 122,2% so năm 2016. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Oman đạt 40,9 triệu USD, tăng 74%.
“Trong năm 2018, hai nước đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng; tiêu biểu là kỳ họp lần thứ ba của Ủy ban hỗn hợp hai nước; nhiều đoàn doanh nghiệp và đại biểu Ô-man hoạt động trong lĩnh vực khác nhau đã đến Việt Nam để tham gia các sự kiện kinh tế và chính trị được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Các cuộc họp và chuyến thăm này đã phản ánh những kết quả tích cực đạt được trong quan hệ hai nước, đồng thời hứa hẹn mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai bên trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị và kinh tế”, Đại sứ Oman phát biểu.
Tham dự lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bà Nguyễn Phương Nga cho hay, Việt Nam đánh giá cao hoạt động năng động của các nhà đầu tư Oman khi đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, dịch vụ… tại Việt Nam và những bước phát triển, dù khiêm tốn nhưng rất đáng khích lệ trong trao đổi thương mại song phương. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, lao động…
Video đang HOT
Đại sứ Oman cùng các vị khách quý cắt bánh nhân kỷ niệm 48 năm ngày Quốc khánh Vương quốc Oman. (Ảnh: ĐSQ Oman tại Việt Nam)
Việt Nam và Vương Quốc Oman đã thành lập Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật vào năm 2008, với kết quả là sự ra đời của Liên doanh Đầu tư Việt Nam-Oman (VOI). Liên doanh này hiện đang đầu tư vào nhiều ngành quan trọng như y tế, dịch vụ, nông nghiệp, năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, các nhà máy xử lý nước sạch.
Qua 10 năm phát triển (2008-2018), Quỹ VOI được xem như mô hình tiêu biểu cho quan hệ kinh tế giữa hai nước. VOI đã giải ngân hơn 200 triệu USD trong vòng 10 năm qua, trở thành một dòng đầu tư tiêu biểu từ Trung Đông vào Việt Nam.
Ông Abdullah Al Harthy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VOI, thành viên Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Oman, nhấn mạnh: “Chúng tôi mong muốn ưu tiên đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực tiềm năng của Việt Nam như hạ tầng, hậu cần, giáo dục y tế, năng lượng tái tạo… và lạc quan với tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, tự tin sẽ gia tăng đầu tư ở đây”.
Theo Đại sứ Sheikh Sultan Saif Hilal Al-Mahruqi, cơ hội hợp tác giữa Ô-man và Việt Nam là rất lớn và đầy hứa hẹn. “Đối với khu vực tư nhân, doanh nghiệp hai bên cần tìm kiếm và tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ kinh tế và thương mại; đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của nhân dân hai nước”, ông nói.
Trong thời gian tới, Việt Nam và Oman sẽ tiếp tục nghiên cứu khả năng và sớm đi đến mở rộng hợp tác trong một số lĩnh vực triển vọng và trọng điểm như dầu khí, tài chính, ngân hàng, lao động, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch, mà trước hết là thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ để tạo thuận lợi cho việc đi lại giữa hai nước.
An Bình
Theo Dantri
Mỹ - Trung căng thẳng, Hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc không có thông cáo chung
Thep AP, cuộc họp giữa các lãnh đạo thế giới tại Papua New Guinea ngày 18/11 đã không thể thống nhất đưa ra một thông cáo cuối cùng, thể hiện sự chia rẽ ngày càng lớn giữa hai cường quốc thế giới Mỹ và Trung Quốc.
Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) giữa 21 thành viên tại Port Moresby, thủ đô Papua New Guinea ngày 18/11 đã không thể trở thành cầu nối xóa bỏ những khác biệt như vai trò của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo AP, kết thúc cuộc họp các lãnh đạo mà không thể đưa ra tuyên bố chung, một tuyên bố khác sẽ được chủ tịch cuộc họp là Thủ tướng Papua New Guinea, Peter O'Neill đưa ra.
Các lãnh đạo chụp ảnh tại cuộc họp APEC. (Ảnh: AP)
"Cả thế giới đang lo lắng" về căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, ông O'Neill trả lời các phóng viên sau khi xác nhận sẽ không có thông cáo chung từ các lãnh đạo.
Lãnh đạo nền kinh tế Canada Justin Trudeau cho biết đã có sự khác biệt trong quan điểm giữa một số quốc gia, bao gồm Mỹ và Trung Quốc. Theo các phiên bản dự thảo của thông cáo, APcho biết Mỹ đã muốn đưa ra một tuyên bố với ngôn ngữ mạnh mẽ chống lại các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc mà nước này cáo buộc.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày trở nên "nóng" với mâu thuẫn và cạnh tranh ngày càng lớn giữa Trung Quốc và phương Tây, khi tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Nam Thái Bình Dương vốn trước giờ chưa được quan tâm nhiều, theo AP.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra những bài phát biểu đối lập nhau ngày 17/11. Ông Pence, trong khi bày tỏ sự tôn trọng ông Tập và Trung Quốc, chỉ trích nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vì cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ, ép buộc chuyển giao công nghệ và các hoạt động thương mại không công bằng.
Trong khi đó, ông Tập cho rằng thế giới đang đối mặt với việc phải lựa chọn giữa hợp tác và đối đầu, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương phát triển. Ông cho rằng những thể chế quốc tế được thiết lập sau Thế chiến II như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO không nên bị ảnh hưởng bởi các chương trình nghị sự ích kỷ.
Trả lời phóng viên, Phó Tổng thống Mỹ cho biết đã có hai cuộc đối thoại "thẳng thắn" với Chủ tịch Trung Quốc, người dự định sẽ gặp Tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tháng 11 ở Buenos Aires.
"Đã có những sự khác biệt hôm nay. Bắt đầu với các hoạt động thương mại, thuế quan và hạn ngạch, chuyển giao công nghệ bắt buộc, ăn cắp tài sản trí tuệ. Xa hơn nữa là tự do hàng hải, những lo ngại về nhân quyền" - ông Pence nói.
Mỹ quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn nhưng phải có sự thay đổi từ Trung Quốc, theo ông Pence. Đáp lại, ông Tập nói đối thoại là rất quan trọng.
Theo AP, tại Port Moresby, thủ đô Papua New Guinea, ảnh hưởng của các chương trình viện trợ và cho vay từ Trung Quốc là rất rõ ràng. Tuy nhiên Mỹ và đồng minh đang cố gắng đối phó bằng các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng khác ở Papua New Guinea và những quốc đảo khác. Mỹ cũng cho biết sẽ tham gia vào kế hoạch của đồng minh Australia trong việc phát triển một căn cứ hải quân với Papua New Guinea.
Ngày 18/11, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản và Australia nói sẽ làm việc với chính phủ Papua New Guinea để mang điện đến với 70% người dân nước này đến năm 2030. Theo AP, ít hơn 20% dân số Papua New Guinea sở hữu nguồn cung cấp điện ổn định.
Mỹ, New Zealand, Nhật Bản và Australia ký kết thỏa thuận điện khí hóa với Papua New Guinea.
"Sự cam kết của Mỹ với khu vực này chưa bao giờ mạnh mẽ hơn" - ông Pence nói tại lễ ký kết. Một tuyên bố riêng từ văn phòng của ông nói các nước khác được chào mừng tham gia sáng kiến cung cấp điện này nếu ủng hộ tầm nhìn của Mỹ về một Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Trung Quốc, trong khi đó, cam kết một chương trình tài chính 4 tỷ USD để xây dựng mạng lưới đường quốc gia đầu tiên ở Papua New Guinea, một trong những nước đô thị hóa ít nhất trên thế giới.
(Nguồn: AP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Hòa bình Triều Tiên không cần cường quốc xếp đặt? Hàn Quốc nỗ lực thuyết phục Triều Tiên bằng hợp tác kinh tế, quân sự, hiện thực hóa tuyên bố Panmunjom. Ngày 18/9, Tổng thống Hàn Quốc đã cùng phái đoàn 110 đại biểu, gồm cả các lãnh đạo công ty, Tập đoàn lớn của Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế sâu rộng với Triều Tiên....