Việt Nam nói về thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan vào Vịnh Bắc Bộ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết cơ quan chức năng của Việt Nam đang điều tra làm rõ thông tin về vụ việc, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam theo luật định.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Trả lời phóng viên trong buổi họp báo thường kỳ ngày 11.4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin về việc giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB của Trung Quốc sẽ được đưa vào Vịnh Bắc Bộ.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định “hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã quy định rõ phạm vi và chế độ pháp lý lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của từng nước trong Vịnh Bắc Bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982″.
Video đang HOT
Theo đó, hai nước có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc quy định của hiệp định trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, vì lợi ích của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông, bà Hằng cho biết.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin, ngày 10.4, Trung Quốc chuyển giàn khoan Đông Phương 13-2 CEPB, giàn khoan dầu khí lớn thứ 2 của nước này, ra lưu vực Quỳnh Hải (Việt Nam gọi là bể trầm tích Sông Hồng) ở khu vực vịnh Bắc Bộ. Theo Xinhua, giàn khoan nổi nặng 16.247 tấn sẽ hoạt động từ tháng 6.
Theo Danviet
Việt Nam - Trung Quốc: 15 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ
Sau 15 năm thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, cùng với nhiệm vụ giám sát, lực lượng Cảnh sát Biển (CSB) Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế, là đầu mối phối hợp liên lạc của hai nước trong giám sát thực thi Hiệp định, góp phần duy trì an ninh trật tự trong Vịnh Bắc Bộ, xây dựng môi trường hòa bình, hợp tác, cùng phát triển giữa hai nước.
Hai bên kiểm tra tàu cá của ngư dân Việt Nam trong chuyến kiểm tra liên hợp Nghề cá vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ lần thứ 2 tháng 10/2018
Chiều 9/4, Bộ Tư lệnh (BTL) CSB Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm công tác giám sát thực thi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phía Việt Nam (2004-2019). Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn - Tư lệnh CSB chủ trì Hội nghị.
Ngày 25/12/2000, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã ký Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ, có hiệu lực từ ngày 30/6/2004 đến ngày 30/6/2019. Theo Hiệp định, hai bên thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 33.500km2, có phạm vi từ vĩ tuyến 20 xuống đến đường đóng cửa vịnh, cách đường phân định 30,5 hải lý về mỗi phía.
Báo cáo tại Hội nghị, Đại tá Trần Văn Nam - Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật CSB cho biết, với vai trò cơ quan đầu mối tổ chức, thực hiện nhiệm vụ giám sát thực thi Hiệp định, lực lượng CSB đã chủ trì, chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ có hiệu quả với các lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Kiểm ngư...
Quá trình thực hiện, các lực lượng đã chấp hành nghiêm chính sách của Đảng, Nhà nước, pháp luật Việt Nam và các quy định của Hiệp định; tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, có ý chí, quyết tâm cao; các phương tiện làm nhiệm vụ chấp hành tốt sự chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, phối hợp của BTL CSB trong điều tiết lực lượng, xử lý tình huống, thời gian hoạt động...
Qua đó, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong Vịnh Bắc Bộ.
Sau 15 năm thực hiện Hiệp định, cùng với nhiệm vụ giám sát, lực lượng CSB Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ hợp tác quốc tế, là đầu mối phối hợp liên lạc của hai nước trong giám sát thực hiện Hiệp định Hợp tác nghề cá; tiến hành thường xuyên các nội dung liên quan đến thực hiện Hiệp định bằng các hình thức, hội nghị song phương ở nhiều cấp độ, từ trung ương đến cơ sở; trao đổi bằng email, điện thoại, fax... chia sẻ thông tin hàng nghìn lượt tàu cá hai nước vi phạm Hiệp định; chủ động phối hợp với Phân cục Nam Hải, Trung Quốc thống nhất hoạt động tuần tra liên hợp nghề cá.
Trong công tác tuần tra liên hợp, từ năm 2006 đến nay, hai bên đã thực hiện được 16 chuyến kiểm tra liên hợp nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ, trong đó kiểm tra 16 lượt/chiếc tàu cá Việt Nam, 15 lượt/chiếc tàu cá Trung Quốc; tổ chức hoạt động thả cá giống để bảo tồn nguồn lợi thủy sản; tổ chức thành công 3 đợt luyện tập tìm kiếm cứu nạn và 3 lần giao lưu nghiệp vụ thực thi pháp luật trên biển; 2 lần tổ chức chương trình giao lưu sĩ quan trẻ giữa CSB Việt Nam và CSB Trung Quốc thành công tốt đẹp.
Sau mỗi chuyến tuần tra liên hợp, hai bên phối hợp, luân phiên tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra liên hợp nghề cá. Đối với công tác tuần tra giám sát nghề cá, từ khi Hiệp định có hiệu lực, lực lượng CSB Việt Nam đã tổ chức lực lượng, phương tiện thực hiện tốt hoạt động giám sát thực thi Hiệp định...
Tại Hội nghị, BTL CSB đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ giám sát thực thi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ.
Theo PLVN
Tiến hành biện pháp đưa Đoàn Thị Hương về nước an toàn Bộ Ngoại giao đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia tiến hành các biện pháp cần thiết để đưa công dân Đoàn Thị Hương về nước an toàn Ngày 1-4, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt...