Việt Nam nói gì về việc Mỹ cân nhắc tái gia nhập TPP?
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, các nền kinh tế có thể tham gia Hiệp định TPP sửa đổi sau khi Hiệp định đi vào triển khai, trên cơ sở chấp thuận các tiêu chuẩn cao của hiệp định cũng như sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Chiều nay (19/4), tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra các thông tin xung quanh việc Tổng thống Donal Trump cân nhắc đưa Mỹ quay trở lại Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo bà Thu Hằng, Hiệp định CPTPP là một hiệp định thương mại mở. Do đó, các nền kinh tế có thể tham gia CPTPP sau khi hiệp định đi vào triển khai trên cơ sở chấp thuận các tiêu chuẩn cao của hiệp định cũng như sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
Hôm 12/4, Tổng thống Donald Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer và Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Larry Kudlow nghiên cứu đưa Mỹ tái gia nhập TPP, nếu đạt được thỏa thuận tốt hơn cho nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến ngày 17/4, Tổng thống Donald Trump lại viết trên Twitter rằng ông không thích Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với Mỹ.
“Trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc muốn chúng tôi trở lại TPP, tôi không thích thỏa thuận đối với Mỹ. Quá nhiều bất ổn và không có cách nào để thoát ra nếu nó không hiệu quả. Các hiệp định song phương hiệu quả hơn, có lợi và tốt hơn cho người lao động của chúng ta. Hãy nhìn xem WTO tồi tệ như thế nào với Mỹ”, Reuters dẫn chia sẻ của ông Donald Trump.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ban đầu gồm 12 thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ năm 2017, ông Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP, động thái mà ông tuyên bố nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho nước Mỹ.
Sau khi Mỹ rút lui, 11 quốc gia còn lại đã đàm phán lại một số nội dung của TPP. Tháng 3/2018, 11 quốc gia này đã ký Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), còn được gọi là TPP-11.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tổng thống Trump tuyên bố cân nhắc đưa Mỹ tái gia nhập TPP
Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ xem xét đưa Mỹ trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi rút lui khỏi thỏa thuận này hồi năm ngoái.
Tổng thống Donald Trump (Ảnh: Getty)
Chia sẻ với CNBC tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 25/1, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ cân nhắc đưa Mỹ tái gia nhập TPP, "nếu chúng tôi đạt được một thỏa thuận tốt hơn nhiều so với thỏa thuận trước đây".
"Chúng tôi từng có một thỏa thuận kinh khủng", Tổng thống Trump cho biết.
Sau khi nhậm chức vào cuối tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã chỉ đạo cho đại diện thương mại rút Mỹ khỏi hiệp định TPP - thỏa thuận với sự tham gia của 12 thành viên ở khu vực ven Thái Bình Dương. Khi đó nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ông sẽ tìm kiếm các thỏa thuận riêng lẻ với các quốc gia khác.
Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã xây dựng chính sách đối ngoại tập trung nhiều hơn vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và TPP là một thành tố quan trọng trong chiến lược này. Sau khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng, ông chủ trương theo đuổi cách tiếp cận "cô lập" hơn trong các vấn đề quốc tế và duy trì lập trường bảo hộ hơn trong vấn đề thương mại.
Phát biểu tại một hội nghị ở Hong Kong hôm 12/1, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người được xem là "kiến trúc sư" quan trọng của TPP, cho biết Washington rốt cuộc sẽ quay lại gia nhập TPP "khi chính trường thay đổi".
"Việc 11 quốc gia còn lại (của TPP) sẵn sàng nhấn nút hoàn thiện thỏa thuận này đã cho thấy phần nào về những cơ hội mà đất nước tôi (Mỹ) bỏ lỡ khi chọn cách rút lui. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ lấp vào chỗ trống", ông Kerry nói.
Kyodo ngày 23/1 dẫn một nguồn tin Nhật Bản cho biết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phiên bản mới của TPP, sẽ được ký kết vào tháng 3 tới tại Chile. Thông tin này được đưa ra sau khi giới chức thương mại của các nước thành viên CPTPP, hay còn gọi là TPP 11, nhóm họp tại Tokyo. Nhật Bản mong muốn CPTPP sẽ sớm có hiệu lực để có thể đưa Mỹ tái gia nhập hiệp định này trong thời gian tới.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ có thể mất vai trò lãnh đạo thế giới dưới thời Tổng thống Trump Một thế giới "đa cực, đa trung tâm" đã được giới nghiên cứu và dư luận quốc tế đề cập đến cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, phải đến thời gian gần đây, nhất là từ khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ, vấn đề này mới trở nên rõ ràng hơn. Tổng thống Donald Trump (trái) và người tiền...