Việt Nam- Nhật Bản có thể trở nên rất thân thiết trên nền tảng văn hóa
Tối 14/6, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 8 đã bế mạc tại công viên Yoyogi, thủ đô Tokyo.
Tham dự lễ Bế mạc có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng, Trưởng Ban tổ chức phía Việt Nam, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Matsuda Iwao, Trưởng Ban tổ chức phía Nhật Bản cùng hàng nghìn người dân Nhật Bản, người Việt Nam đang sống, làm việc và học tập tại Nhật Bản.
Mở đầu Lễ bế mạc là lời tri ân của ông Matsuda Iwao -Trưởng ban tổ chức phía Nhật Bản đến tất cả người dân Nhật Bản và Việt Nam đã nhiệt tình ủng hộ cho Lễ hội-điểm nhấn cho quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
Ông Matsuda Iwao-Trưởng Ban tổ chức phía Nhật Bản
Ông Matsuda Iwao hy vọng trong thời gian tới, quan hệ hai nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn nữa. Với sự xúc động ông đã hô to hai tiếng Việt Nam-Nhật Bản. Đáp lại lời ông là hàng ngàn người Việt Nam, người Nhật Bản tay trong tay dưới khán đài hô to “Nhật Bản-Việt Nam”, khiến cho không khí không đơn thuần của một Lễ hội mà là sự hòa nhịp của “trái tim đến với trái tim”, tràn ngập xúc động và yêu thương.
Đáp lời ông Matsuda Iwao, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã cảm ơn Ban tổ chức phía Nhật Bản, các tổ chức, cá nhân, tình nguyện viên đã hết sức đóng góp cho thành công rực rỡ của Lễ hội lần này và hy vọng tiếp tục đóng góp cho thành công của Lễ hội tiếp theo.
Nhật Bản đã trở thành người bạn thân thiết của Việt Nam
Video đang HOT
Đại sứ Hưng nhấn mạnh, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản không những là kênh quan trọng giúp nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mà còn là cầu nối gắn kết những người con Việt Nam xa nhà đoàn kết hơn, thương yêu nhau hơn. Chính vì vậy, Lễ hội không chỉ bó hẹp ở một số địa phương như Tokyo, Osaka…mà sẽ được nhân rộng ra trên toàn Nhật Bản như một động lực, món ăn tinh thần không thể thiếu trong hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Cờ Việt Nam được các bạn trẻ giương cao thể hiện lòng tự hào dân tộc
Theo thống kê của Ban tổ chức, có khoảng 180.000 người đã tham gia lễ hội, trong đó có nhiều tổ chức, đoàn thể Nhật Bản đến từ các địa phương trên toàn Nhật Bản./.
Bùi Hùng, Ngọc Huân
Theo_VOV
"Vĩnh Phúc cân nhắc có nên đặt tên là Văn Miếu?"
Xoay quanh những ý kiến trái chiều về việc tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư 271 tỷ đồng xây Văn Miếu thờ Khổng Tử, TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chia sẻ quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bày tỏ sự trăn trở về việc có cần thiết xây thêm Văn Miếu ở Vĩnh Phúc hay không khi Việt Nam đã có Văn Miếu nổi tiếng, lâu đời như Quốc Tử Giám?!
TSKH lý luận và lịch sử văn hoá Phan Đình Tân, Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Dư luận đang phản ứng về việc xây Văn Miếu ở Vĩnh Phúc với số tiền gần 271 tỷ đồng. Theo ông, việc đầu tư số tiền lớn như thế để xây Văn Miếu có hợp lý không?
Theo tôi, với một công trình văn hóa khó có thể đo đếm mức kinh phí 271 tỷ đồng là lớn hay nhỏ, đặc biệt khi Văn Miếu là công trình mang tính lịch sử, biểu tượng, sẽ để lại cho muôn đời sau. Có công trình đầu tư đến 300 tỷ vẫn coi là nhỏ, có công trình chỉ 5 tỷ thôi đã là số tiền lớn rồi. Vấn đề tiền bạc trong việc này, tôi không bàn đến.
Vấn đề cần bàn đến là mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng công trình văn hóa này.
Thưa ông, dư luận cũng đang phản ứng dữ dội trước việc đầu tư xây dựng công trình Văn Miếu hoành tráng để thờ Khổng Tử? Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Khổng Tử là một biểu tượng của trí tuệ, sự học hành. Tuy nhiên chúng ta phải có tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc. Việc xây dựng công trình lớn như vậy ở Việt Nam mà lại thờ Khổng Tử thì không nên. Chúng ta nên tôn thờ những tấm gương sáng trong lĩnh vực giáo dục, khoa học như Chu Văn An, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...
Quan điểm của tôi là để định hướng, khuyến khích con cháu chăm chỉ học hành thì các bậc cha chú, lãnh đạo địa phương nên là tấm gương sáng về cách sống, học tập, phấn đấu mẫu mực, chứ không cần xây cái gì thật to lớn, hoành tráng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn sống giản dị, vì nước, vì dân, trí dũng song toàn, đâu cần có những tượng đài sừng sững mà người dân bao thế hệ vẫn tôn kính, noi theo.
Nếu không, tỉnh Vĩnh Phúc có thể xem lại lịch sử quê hương, tìm người xứng đáng để tôn thờ.
Ngươi dân tinh Vinh Phuc ung hô xây dưng Văn Miêu hoanh trang thơ Không Tử? (Ảnh: Thế Kha)
Nhưng có sự tréo ngoe trong vấn đề này, theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt cũng như ý kiến các nhà văn hóa thì Văn Miếu là để thờ Khổng Tử?
Về lý thuyết thì là như vậy nhưng thực tế, công trình văn hóa nổi tiếng, lâu đời như Văn Miếu Quốc Tử Giám, ngoài Khổng Tử còn thờ các vị có công giáo dục, chấn hưng đất nước như Chu Văn An- người được nhân dân Việt Nam tôn vinh là nhà giáo của mọi thời đại.
Mà có nhất thiết cứ phải đặt tên Văn Miếu một cách rập khuôn và máy móc như thế? Có cần thiết xây thêm Văn Miếu ở Vĩnh Phúc hay không khi Việt Nam đã có Văn Miếu nổi tiếng, lâu đời như Quốc Tử Giám?!
Theo tôi, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyêt đâu tư xây dưng Văn Miếu tư năm 2011 va dư kiên hoan thanh trong năm 2016, vì thế bây giờ bỏ dở giữa chừng cũng không được, rất lãng phí. Cách tốt nhất là tỉnh Vĩnh Phúc nên đặt một cái tên khác thay vì Văn Miếu. Không thờ Khổng Tử, lãnh đạo tỉnh có trách nhiệm hỏi xin ý kiến nhân dân để cùng chọn ra những tấm gương sáng của Việt Nam để tôn thờ.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hằng
Theo Dantri
ĐH Quốc gia Hà Nội khẳng định: Không ra đề thi "Thạch Sanh quê ở đâu?" "Thạch Sanh quê ở đâu?", "Đường Tăng có thật hay không?"... là một trong những câu hỏi trong đề thi vào ĐH QGHN 2015 mà một số phương tiện thông tin vừa đăng tải. Lãnh đạo ĐH QGHN khẳng định: "Những thông tin đó hoàn toàn bịa đặt, không có thật, không có trong bộ đề thi đánh giá năng lực phục vụ...