Việt Nam nhập lượng vật tư nông nghiệp khổng lồ từ Nga-Trung Quốc và bán lượng lớn cho Campuchia
3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn nhưng đồng thời cũng xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc… Việt Nam xuất khẩu lượng phân bón khổng lồ sang Campuchia .
Trong khi giá phân bón trong nước tăng cao thì trong 3 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận Việt Nam xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm đầu vào sản xuất của Việt Nam đạt khoảng 603 triệu USD, tăng 72,5%, trong đó, riêng xuất khẩu phân bón đạt 291 triệu USD, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu trung bình phân bón đạt 685 USD/tấn, tăng 124,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Campuchia đang là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, trong tháng 2/2022 xuất khẩu phân bón sang Campuchia giảm mạnh 51% cả về lượng và kim ngạch và giảm 1,1% về giá so với tháng 1/2022, đạt 17.581 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 477,4 USD/tấn.
Nhận định về việc kim ngạch xuất khẩu phân bón tăng kỷ lục, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho rằng, thực tế năng lực sản xuất phân bón của các doanh nghiệp thừa khả năng cung ứng cho nhu cầu sản xuất trong nước và còn dư để xuất khẩu.
3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập một lượng phân bón khá lớn nhưng đồng thời cũng xuất khẩu một lượng phân bón khổng lồ, chủ yếu sang Campuchia, Hàn Quốc… Trong ảnh: Vận chuyển sản phẩm Đạm Cà Mau. Ảnh: I.T
Trong năm 2021, nước ta xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 559,35 triệu USD, tăng 16,4% về khối lượng, tăng 64,2% về kim ngạch so với năm 2020 và đạt mức cao kỷ lục về lượng từ trước tới nay.
Trong đó, Campuchia chiếm tới 40,2% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước. Ngoài Campuchia, Hàn Quốc, Malaysia cũng nhập khẩu nhiều phân bón của Việt Nam.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine còn căng thẳng, giá phân bón thế giới tăng cao, tôi cho rằng cần thiết phải có biện pháp tạm ngừng xuất khẩu phân bón lúc này để ổn định tâm lý sản xuất trong nước” – ông Hà nói.
Vừa xuất khẩu phân bón, Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn phân bón từ Nga
Video đang HOT
Không chỉ xuất khẩu phân bón tăng, nhập khẩu phân bón của Việt Nam cũng tăng đáng kể, tới 55,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu 2.451 lô phân bón với tổng khối lượng đạt 880.900 tấn.
Việt Nam nhập một lượng lớn phân bón từ Nga, năm 2021, Việt Nam chi 143,5 triệu USD để nhập khẩu 386.000 tấn phân bón từ Nga, chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu sử dụng phân bón cả nước.
Có thể thấy, chiến sự Nga – Ukraine đang làm tăng nguy cơ gián đoạn thương mại phân bón toàn cầu.
Theo ông Phùng Hà, Nga là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới, chiếm 23% xuất khẩu amoniac, 14% xuất khẩu urê, 10% xuất khẩu phốt phát chế biến và 21% xuất khẩu kali.
Ngay sau khi cuộc chiến Nga – Ukraine bùng nổ, giá phân urê trên thị trường đã tăng 25%.
Nửa đầu tháng 3/2022, giá phân bón trong nước đã tăng thêm 300 – 700 đồng/kg tùy loại và đây là đợt tăng giá lần thứ 3 từ đầu năm.
Theo nhiều dự báo, giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng khi chiến tranh Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại…
Đáng chú ý, theo ông Phùng Hà, 100% phân kali (MOP) ở Việt Nam là dựa vào nguồn hàng nhập khẩu.
“Thời gian tới mặt hàng kali từ Nga và Belarus sẽ tạm thời không có mặt tại Việt Nam, thay vào đó sẽ là kali từ Canada và Israel, trong khi đó Nga và Belarus chiếm hơn 40% lượng kali nhập khẩu của Việt Nam. Dự báo, giá kali ở Việt Nam sẽ tăng” – ông Hà cho biết.
Nga là nhà cung cấp phân bón lớn, Nga sản xuất trung bình 50 triệu tấn phân bón mỗi năm, chiếm 13% sản lượng phân bón trên thế giới.
Năm 2020, Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng nhu cầu phân bón trên toàn thế giới đạt 7 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 6,6 tỷ USD và Canada với 5,2 tỷ USD, Mỹ đứng thứ tư với 3,56 tỷ USD.
Campuchia đang mua lượng khổng lồ một loại vật tư nông nghiệp quan trọng của Việt Nam
Trong bối cảnh giá phân bón trong nước đang tăng cao do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine, nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu phân bón.
Việt Nam xuất khẩu phân bón sang Campuchia nhiều nhất
Tháng 1/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng kỷ lục, tới 682% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Campuchia là nước nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam.
Bước sang tháng 2/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam có xu hướng giảm với 128.069 tấn, tương đương 71,31 triệu USD, giá trung bình 556,8 USD/tấn, giảm mạnh 43,4% về lượng, giảm 58,5% về kim ngạch và giảm 26,7% về giá so với tháng 1/2022.
Nhưng so với tháng 2/2021 thì tăng mạnh 58,3% về lượng, tăng 181,8% kim ngạch và tăng 78% về giá.
Tuy vậy, tính chung cả 2 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón xuất khẩu của cả nước đạt 352.672 tấn (tăng mạnh 69,9% so với 2 tháng đầu năm 2021), thu về gần 241,68 triệu USD (tăng 280,6%), giá trung bình đạt 685,3 USD/tấn (tăng 124%).
Campuchia vẫn là thị trường nhập khẩu phân bón lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên, trong tháng 2/2022 xuất khẩu phân bón sang Campuchia giảm mạnh 51% cả về lượng và kim ngạch và giảm 1,1% về giá so với tháng 1/2022, đạt 17.581 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 477,4 USD/tấn.
Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc cũng giảm mạnh 78,8% về lượng, giảm 79,7% kim ngạch và giảm 4% về giá, đạt 3.724 tấn, tương đương 2,83 triệu USD, giá 760,9 USD/tấn.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2021, nước ta xuất khẩu trên 1,35 triệu tấn phân bón, thu về 559,35 triệu USD, tăng 16,4% về khối lượng, tăng 64,2% về kim ngạch so với năm 2020.
Như vậy, xuất khẩu phân bón trong năm ngoái đã đạt mức cao kỷ lục về lượng từ trước tới nay.
Tháng 1/2022, xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng kỷ lục, tới 682% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Campuchia là nước nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam. Ảnh: I.T
Campuchia là thị trường tiêu thụ phân bón của Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 40,2% trong tổng lượng và chiếm 37,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 544.443 tấn, tương đương trên 209,18 triệu USD, tăng 29,2% về lượng, tăng 59% về kim ngạch so với năm 2020.
Thị trường lớn thứ 2 của phân bón Việt Nam tính về trị giá là Hàn Quốc. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc 97.789 tấn, tương đương 70,84 triệu USD, giá trung bình 724,4 USD/tấn, tăng mạnh 379% về lượng, tăng 2.001% về kim ngạch và tăng 338,7% về giá so với năm 2020.
Xuất khẩu phân bón sang thị trường Malaysia trong năm 2021 đạt 106.917 tấn, trị giá 36,16 triệu USD, tăng 14,3% về khối lượng và tăng 97,6% về kim ngạch.
Giá phân bón trong nước tăng, có nên tạm ngừng xuất khẩu phân bón?
Do tác động của chiến sự Nga - Ukraine, so với tháng 2/2022, giá phân bón hiện đã tăng từ 5-8%.
Trên thị trường, hiện giá phân bón đã tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá ure lên ngưỡng 18.000 đồng/kg; phân DAP ngưỡng 18.500-19.000 đồng/kg; NPK ngưỡng 16.000-16.500 đồng/kg...
Giá phân bón trong nước tăng mạnh phần lớn do chịu tác động từ thị trường phân bón thế giới; trong đó có giá dầu tăng dẫn đến giá nguyên liệu sản xuất phân bón tăng. Chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất, tới 50% và giá dự báo còn tiếp tục tăng
Để "giảm nhiệt" giá phân bón, 1 số doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng, Chính phủ cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngừng xuất khẩu phân bón.
Giải pháp này là khả thi khi hiện nay gần 100% thị phần phân bón xuất khẩu nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước.
Để đảm bảo bình ổn giá phân bón, Cục Bảo vệ thực vật cũng kiến nghị các giải pháp với Bộ NNPTNT như thường xuyên theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường thế giới, khu vực và trong nước, trên cơ sở cân đối nhu cầu sử dụng, chủ động, kịp thời đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chủ động đánh giá tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón để có các biện pháp ứng phó linh hoạt đối với một số mặt hàng phân bón chủ chốt phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước.
Phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội phân bón Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm nguồn cung thay thế nguồn cung từ thị trường Nga và Belarus, đặc biệt là phân Kali.
Đối với Bộ Công Thương kiến nghị rà soát, xem xét, sớm bãi bỏ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với mặt hàng phân bón DAP, MAP nhập khẩu phù hợp tình hình thực tiễn hiện nay theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường phân bón, nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi đầu cơ tăng giá, sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Kim ngạch xuất khẩu phân bón tăng mạnh Trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng 9 tháng qua, xuất khẩu phân bón tăng mạnh cả khối lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 918.568 tấn, tương đương gần 333,46 triệu USD với các thị trường chủ lực là Campuchia, Mozambique và Lào. Xuất khẩu phân bón tăng mạnh Theo Tổng cục...