Việt Nam nhấn mạnh vấn đề Biển Đông tại Liên Hợp Quốc
Đại sứ Nguyễn Phương Nga – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) nêu rõ, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển năm 1982…
Từ ngày 11-14/6, tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 28 các quốc gia thành viên Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Tham dự hội nghị có đại diện của hơn 100 quốc gia thành viên UNCLOS, đại diện các cơ quan được thành lập theo Công ước.
Nhiều nước chia sẻ các thách thức mà quản trị đại dương và biển trên thế giới cũng như tại từng nước đang phải đối mặt như: ô nhiễm biển, cạn kiệt tài nguyên, khai thác thuỷ sản quá mức và bất hợp pháp, biến đổi khí hậu, mực nước biển tăng, suy giảm đa dạng sinh học ở nhiều vùng biển và nhiều thay đổi trong các quá trình sinh hoá ở các tầng biển sâu…
Cùng với các tranh chấp biển còn tồn tại ở nhiều nơi, các nhân tố trên tác động lớn đến bảo tồn và sử dụng bền vững biển. Các nước nhấn mạnh phải đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí và cam kết trong khuôn khổ Mục tiêu phát triển bền vững về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và các nguồn tài nguyên biển, trong đó UNCLOS tiếp tục là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia ven biển.
Video đang HOT
Vấn đề Biển Đông đang có những diễn biến phức tạp và căng thẳng (ảnh: Reuters)
Đại sứ Nguyễn Phương Nga – Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ – nêu rõ quan điểm: Là một quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển, đồng thời nhận thức rõ tác động tiêu cực của các tranh chấp biển đảo đến bảo tồn và sử dụng biển bền vững. Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Việt Nam hoan nghênh nỗ lực chung của các quốc gia liên quan nhằm xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hoà bình, ổn định và phát triển bền vững, trong đó có việc khởi động đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Việt Nam kêu gọi các tất cả các quốc gia thành viên tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ước, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thúc đẩy sử dụng biển và đại dương một cách bền vững, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không tại các vùng biển, tránh các hoạt động đơn phương, trong đó có hoạt động quân sự hoá các cấu trúc đang chiếm đóng, đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và tài nguyên biển, cũng như quyền lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia theo UNCLOS và tiến trình xây dựng các quy tắc ứng xử.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam ủng hộ chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU), thông tin về các nỗ lực của Việt Nam đấu tranh phòng chống khai thác IUU và khẩn trương tiến hành các thủ tục nội bộ để trở thành thành viên Hiệp định về bảo tồn và quản lý các đàn cá lưỡng cư và di cư xa (UNFSA);
Hiệp định về các biện pháp của các quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại và xoá bỏ khai thác IUU (PSMA), đồng thời nhấn mạnh công tác phòng chống khai thác IUU cần tính đến hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, nhất là ở những nước mà việc khai thác thuỷ sản chủ yếu ở quy mô nhỏ và cần bảo đảm cân bằng giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề cá bền vững và mục tiêu an sinh xã hội, sinh kế cho cộng đồng dân cư ở các vùng duyên hải.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh, Việt Nam cam kết tôn trọng và thực thi đầy đủ các quy định của Công ước, hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế bảo tồn và phát triển bền vững biển và đại dương vì tương lai chung của nhân loại.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Giang Huy.
Ngày 5/9, trước việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ đây là "hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông".
"Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông", bà Hằng cho biết.
"Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", bà Hằng nhấn mạnh.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Sự leo thang nguy hiểm trên Biển Đông Giới chuyên gia cảnh báo đợt tập trận phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ khiến tình hình khu vực thêm phức tạp, leo thang. Tàu hải quân Trung Quốc tập trận phi pháp gần Hoàng Sa. AFP Ngày 1.9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố những cuộc tập trận ngoài cửa vịnh Bắc bộ và xung quanh...