Việt Nam nghiên cứu phương án tiêm 2 loại vaccine Covid-19 khác nhau
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy người được tiêm 2 loại vaccine Covid-19 có hiệu quả bảo vệ tốt hơn
Trên thế giới, nhiều quốc gia như Đức, Canada, Anh, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha…, đã cho phép, thậm chí khuyến khích người dân tiêm vaccine Covid-19 của 2 hãng khác nhau nếu mũi 1 sử dụng AstraZeneca.
Tại Việt Nam, Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đã giao Bộ Y tế nghiên cứu phương án nên tiêm mũi 2 cùng loại hay khác loại dựa trên kinh nghiệm của thế giới.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết một số nước đã nghiên cứu có thể dùng 2 loại vaccine ở thời điểm tiêm khác nhau. Ví dụ, trước mắt, người dân có thể dùng vaccine AstraZeneca, sau đó sử dụng Pfizer hoặc một số loại khác.
“Qua nghiên cứu, nhiều khi sử dụng vaccine khác hãng, khác dòng đạt hiệu quả miễn dịch còn cao hơn”, ông Thuấn thông tin.
Do đó, vị lãnh đạo này cho rằng người dân không nên có tâm lý kén chọn, chờ đợi các vaccine khác. “Trước mắt, nếu có vaccine nào, hãy tiêm vaccine đó. Vì thực tế, không có vaccine nào an toàn và hiệu quả 100%”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, các trường hợp đã tiêm vaccine vẫn phải quan tâm và thực hiện đúng theo khuyến cáo vaccine 5K của Bộ Y tế.
Người dân ở TP.HCM được tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.
GS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thông tin thêm nhiều nước châu Âu và Mỹ đang thực hiện nghiên cứu kết hợp 2 loại vaccine.
Số liệu ở Tây Ban Nha cho thấy người tiêm mũi 1 AstraZeneca, mũi 2 Pfizer cho kết quả đáp ứng miễn dịch rất tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại.
Ở Anh, các nhà khoa học đang nghiên cứu tiêm mũi 2 bằng vaccine khác như Moderna hoặc Sputnik V… để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Số liệu bước đầu cũng rất khả quan.
Với vaccine AstraZeneca, nhà sản xuất vẫn khuyến cáo tiêm mũi 2 cùng loại. Hãng này cũng cho biết việc tiêm vaccine chứa thành phần mNRA cũng có cơ chế sinh miễn dịch tương tự. Vì vậy, việc tiêm 2 loại vaccine cho một người là hoàn toàn có thể.
Hiện tại, nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn được thử nghiệm trước khi đưa ra khuyến cáo cuối cùng.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Tổ chức Y tế Thế giới.
Mỹ hạn chế phối hợp vaccine mRNA
Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ chỉ đồng ý áp dụng tiêm phối hợp vaccine Pfizer và Moderna cho các trường hợp ngoại lệ như thiếu vaccine hoặc người được tiêm không nhớ mũi 1 sử dụng loại nào. Pfizer và Moderna đều sử dụng công nghệ mRNA – công nghệ mới nhất hiện nay để sản xuất vaccine.
Ngày 7-7, lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho hay ngày 7-7 tới, lô vắc xin Pfizer đầu tiên trong hợp đồng mua vắc xin Pfizer của Chính phủ sẽ về đến Việt Nam.
Nguồn tin kể trên cho hay lô vắc xin này có số lượng 97.000 liều, ngay sau khi tới sân bay Nội Bài sẽ được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương để bảo quản.
Sau lô đầu tiên, dự kiến vắc xin Pfizer sẽ được chuyển về Việt Nam hằng tuần, để đảm bảo trong quý 3 đủ 3 triệu liều, sang quý 4-2021 Việt Nam sẽ nhận 28 triệu liều Pfizer, đảm bảo tổng số lượng 31 triệu liều mà Việt Nam đã đàm phán và đặt mua.
Đây là loại vắc xin ngừa COVID-19 thứ 3 được chuyển về Việt Nam, sau vắc xin của AstraZeneca và Sinopharm, nhưng có yêu cầu bảo quản đặc biệt (bảo quản ở nhiệt độ âm sâu từ -75 đến -85 độ C).
Trả lời Tuổi Trẻ Online chiều nay (5-7) về việc phân bổ vắc xin Pfizer, một lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết vắc xin được chuyển về sẽ ưu tiên phân bổ sớm cho các tỉnh thành đang có dịch.
Vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vào ngày 12-6 vừa qua cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Tối 3/7: Thêm 353 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh nhiều nhất là 250 ca Bản tin dịch COVID-19 tối 3/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 353 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh đã 250 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 trong ngày là 922 ca. Trong ngày có 248 bệnh nhân khỏi bệnh. Đến nay, tổng số ca mắc tại Việt Nam đã vượt con số 19.000 Thông tin diễn biến dịch...