Việt Nam, Nga, Nam Phi kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Phi thực dân hóa
Việt Nam, Nga và Nam Phi đã tổ chức sự kiện bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc để kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Liên hợp quốc về Trao độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa.
Đại sứ Đặng Đình Quý – Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 17/12, phái đoàn ba nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – gồm Việt Nam, Nga và Nam Phi – đã tổ chức sự kiện bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc để kỷ niệm 60 năm Tuyên bố Liên hợp quốc về Trao độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa (còn được gọi là Tuyên bố Phi thực dân hóa).
Cuộc họp do Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cùng Đại biện lâm thời Phái đoàn Nga và Đại sứ, Phó Trưởng phái đoàn Nam Phi đồng chủ trì, với sự tham dự của Đại sứ, Đại biện gần 100 phái đoàn các nước thành viên Liên hợp quốc.
Phát biểu tại sự kiện, các nước thành viên Liên hợp quốc đề cao ý nghĩa của Tuyên bố Phi thực dân hóa, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1960 tại Nghị quyết 1514. Các nước cho rằng đến nay Tuyên bố vẫn là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc.
Kể từ khi được thông qua, Tuyên bố đã trở thành nguồn động viên mạnh mẽ đối với phong trào và khát vọng của các lãnh thổ thuộc địa đấu tranh giành độc lập, chấm dứt chủ nghĩa thực dân, mang lại kết quả to lớn là việc giải phóng hơn 750 triệu người tại hơn 80 nước thuộc địa cũ ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và châu Đại Dương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nước chia sẻ nhận định như đã nêu tại các cuộc họp gần đây của Liên hợp quốc rằng tiến trình phi thực dân hóa hiện vẫn chưa hoàn tất và còn nhiều hạn chế, đặc biệt vẫn còn 17 lãnh thổ không tự quản với gần 2 triệu người chưa thể thực hiện quyền tự quyết.
Các nước cũng khẳng định lại cam kết tiếp tục thực hiện Tuyên bố Phi thực dân hóa, thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa thông qua hợp tác với các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc.
Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ những khó khăn và nỗ lực vượt bậc của Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng và giành độc lập dân tộc; nhấn mạnh mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới và Liên hợp quốc.
Đại sứ chia sẻ câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bản Yêu sách của Nhân dân An Nam tới Hội nghị Versailles năm 1919 khi các nước thực dân bàn về vấn đề thuộc địa, viết thư cho Chủ tịch Khóa đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1946 bày tỏ mong muốn của Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh chặng đường đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của Việt Nam cũng gắn liền với lịch sử đấu tranh của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.
Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ từ nhiều nước và bạn bè quốc tế trong cuộc đấu tranh này.
Đại sứ khẳng định tầm quan trọng của tiến trình phi thực dân hóa và thực hiện quyền tự quyết của các quốc gia, dân tộc, phù hợp với Tuyên bố Phi thực dân hóa , Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết có liên quan.
Đại sứ kêu gọi các nước tăng cường hợp tác với các cơ quan liên quan của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa và thực hiện Tuyên bố, trên tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Đại hội đồng LHQ Khóa 75 thông qua Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ
Ngày 23-11 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) Khóa 75 đã thảo luận và thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ, với 110 nước đồng bảo trợ, đạt kỷ lục về số nước đồng bảo trợ kể từ khi nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ được đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội đồng LHQ năm 2002. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, năm nay, Việt Nam là nước thay mặt ASEAN chủ trì soạn thảo nội dung và thương lượng nghị quyết.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết. (Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO VIỆT NAM)
So với Nghị quyết được thông qua gần nhất năm 2018, Nghị quyết lần này đã cập nhật các kết quả hợp tác nổi bật giữa LHQ và ASEAN từ năm 2018 đến nay nay như thành tựu thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN - LHQ 2016-2020, việc HĐBA lần đầu tiên tổ chức thảo luận về vai trò của ASEAN trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trong tháng Chủ tịch HĐBA của Việt Nam, và việc thông qua Kế hoạch hành động ASEAN - LHQ 2021-2025.
Các nỗ lực của ASEAN trong xây dựng Cộng đồng và ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng được nêu đậm. Nhiều nội dung hợp tác giữa LHQ và ASEAN được bổ sung hoặc làm đậm như tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác gìn giữ, xây dựng và duy trì hòa bình; giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp; đa dạng sinh học và các biện pháp thực hiện Thập kỷ Hành động thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững 2030.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ đã thay mặt các nước ASEAN giới thiệu Nghị quyết, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy đối tác, hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như quan hệ đối tác toàn diện ngày càng được củng cố giữa ASEAN và LHQ.
Đại sứ cũng thông tin về các nội dung mới, nổi bật trong Nghị quyết và cảm ơn sự ủng hộ của các nước thành viên LHQ trong tiến trình thương lượng, đồng bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
* Nghị quyết về hợp tác ASEAN - LHQ là nghị quyết hai năm/lần, được Đại hội đồng LHQ xem xét thông qua từ năm 2002 (đến nay đều thông qua bằng đồng thuận) với mục tiêu khẳng định và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức.
Do năm nay Đại hội đồng LHQ xem xét đề mục hơp tác của LHQ với các tổ chức khu vực vào ngày 23-11, sớm hơn khoảng một tháng so với các kỳ họp trước trong khi các hoạt động quan trọng của ASEAN với LHQ chỉ được kết thúc vào tháng 10 và 11-2020, Việt Nam và các nước ASEAN chỉ có chưa đến một tháng để thương lượng và vận động các nước thành viên LHQ bảo trợ và thông qua Nghị quyết.
Theo đó, Nghị quyết đã đạt ba kỷ lục về việc có thời gian thương lượng ngắn nhất, thời gian vận động ngắn nhất và số nước đồng bảo trợ đông nhất so với các nghị quyết hợp tác giữa ASEAN và LHQ từ trước đến nay.
Việt Nam khẳng định ASEAN ủng hộ các nỗ lực quốc tế về chống phổ biến và giải trừ quân bị các loại vũ khí hủy diệt Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 9/10, Ủy ban Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế (Ủy ban 1) của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã khai mạc và tiến hành Phiên thảo luận chung thường niên với sự tham dự của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Volkan Bozkir, Phó Tổng Thư ký, Đại...