Việt Nam nêu quan điểm về việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo
Việt Nam quan tâm tới các diễn biến gần đây liên quan đến Bán đảo Triều Tiên và hết sức quan ngại việc CHDCND Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa vào sáng ngày 14.5.2017.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi một vụ phóng tên lửa của nước này.
Ngày 19.5.2017, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc CHDCND Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo ngày 14.5.2017, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Video đang HOT
“Việt Nam quan tâm tới các diễn biến gần đây liên quan đến Bán đảo Triều Tiên và hết sức quan ngại việc CHDCND Triều Tiên thực hiện vụ phóng tên lửa vào sáng ngày 14.5.2017, vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Việc duy trì hòa bình, ổn đinh và phát triển phồn vinh của khu vực là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước. Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới”
Theo Danviet
Trung Quốc áp quy chế mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Ngày 28.2.2017, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc ra thông báo chính thức điều chỉnh và áp dụng Quy chế mới về nghỉ đánh bắt cá trên biển, phạm vi áp dụng bao gồm một số vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh:
"Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ Quy chế này của phía Trung Quốc.
Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Quyết định đơn phương này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam trên các vùng biển của mình; vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các văn bản pháp lý quốc tế liên quan, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), khiến tình hình Biển Đông tiếp tục trở nên phức tạp và căng thẳng"
Theo Danviet
Phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ rút khỏi TPP Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết. Ngày 24.1.2017, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết...