Việt Nam nêu quan điểm về vấn đề Hong Kong
Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc.
Tại buổi họp báo thường kỳ chiều 2-7, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc thông qua cho Hong Kong, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Các vấn đề liên quan đến Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc. Việt Nam mong muốn tình hình Hong Kong được ổn định và phát triển thịnh vượng, là một trung tâm tài chính, kinh tế quan trọng của thế giới”.
Việt Nam quan tâm theo dõi tình hình Hong Kong. Lập trường của Việt Nam về tình hình Hong Kong đã được nêu rõ. Việt Nam tôn trọng và ủng hộ chính sách “một quốc gia, hai chế độ” của Trung Quốc, luật cơ bản Hong Kong và các quy chế liên quan của Hong Kong”- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.
Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc thông qua cho Hong Kong chính chức có hiệu lực từ 23 giờ ngày 30-6. Điều luật mới nhắm vào các hành động ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với lực lượng nước ngoài đe dọa an ninh quốc gia, với mức án tối đa cho người vi phạm là tù chung thân
Ông Tập Cận Bình ký thông qua luật an ninh, Hoàng Chi Phong tuyên bố 'tiếp tục bảo vệ Hong Kong'
Chiều 30-6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua Luật an ninh quốc gia áp đặt lên Hong Kong. Số phận của các phong trào chính trị ở Hong Kong cùng các thủ lĩnh như Hoàng Chi Phong đang bị treo lơ lửng.
Video đang HOT
Từ trái qua: Agnes Chow, Nathan Law và Hoàng Chi Phong - ba thủ lĩnh của Demosisto - đồng loạt tuyên bố rời khỏi đảng ngày 30-6 - Ảnh chụp màn hình SCMP
Trong bản tin phát lúc 18h ngày 30-6, Tân Hoa xã cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký thông qua 6 chương, 66 điều của đạo Luật an ninh quốc gia.
Nội dung chi tiết vẫn không được công bố nhưng các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc sẽ bị nghiêm trị theo luật mới.
Demosisto, đảng có Hoàng Chi Phong đóng vai trò chủ chốt, đã giải tán chỉ vài tiếng sau khi Luật an ninh được thông qua bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc.
Các lãnh đạo khác của phong trào như Nathan Law, Agnes Chow và Jeffrey Ngo cũng tuyên bố rời khỏi đảng được thành lập sau phong trào sinh viên năm 2016.
Hoàng Chi Phong và các nhà quan sát nước ngoài đều có cùng một nhận định: Demosisto sẽ trở thành mục tiêu chính của luật an ninh mới.
Tuy nhiên, cả Hoàng Chi Phong và Nathan Law đều tuyên bố sẽ không rời khỏi Hong Kong và tiếp tục ý định ra tranh cử nghị sĩ trong cuộc bầu cử tháng 9 tới.
"Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ Hong Kong - quê hương của mình - cho tới khi họ buộc được tôi im lặng và loại bỏ được tôi ra khỏi vùng đất này".
Một nhóm người Hong Kong ủng hộ chính quyền trung ương ăn mừng với champagne sau khi luật an ninh được thông qua - Ảnh: REUTERS
Tình thế có phần hơi khác cho các phong trào chủ trương đòi độc lập hoàn toàn cho Hong Kong, tức ly khai khỏi Trung Quốc.
Mặt trận Quốc gia Hong Kong thông báo sẽ chấm dứt các hoạt động tại thành phố nhưng sẽ tiếp tục đấu tranh từ Đài Loan và Anh. Studentlocalism, một phong trào khác, cũng tuyên bố khai trừ các thành viên đang ở Hong Kong và chuyển hoạt động ra nước ngoài.
Ông Baggio Sixtus, một cựu nghị sĩ Hong Kong, xác nhận đã rời khỏi vị trí người phát ngôn của mặt trận nhưng tuyên bố sẽ không rời khỏi Hong Kong.
Trước đó, một số người kêu gọi độc lập cho Hong Kong đã chạy ra nước ngoài nhưng nhắn nhủ những người ở lại đừng từ bỏ lý tưởng.
Một quan chức trong chính quyền Hong Kong từ chối cho biết liệu những người như ông Baggio có bị bắt nếu ở lại đặc khu hay không. Bắc Kinh cam kết đảm bảo các quyền tự do cơ bản cho người Hong Kong và nhấn mạnh luật mới chỉ nhắm vào một nhóm nhỏ ở Hong Kong.
Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 theo mô hình "một quốc gia, hai chế độ" với hệ thống hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập so với đại lục.
Theo Tuyên bố chung Trung - Anh, Bắc Kinh cam kết duy trì mô hình này đến năm 2047, tức 50 năm sau khi thu hồi Hong Kong.
Điều 23 trong Luật cơ bản Hong Kong - hiến pháp thu nhỏ của đặc khu - yêu cầu chính quyền thành phố "tự ban hành các đạo luật cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, chia rẽ và xúi giục lật đổ chính quyền nhân dân trung ương", tức Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Luật an ninh quốc gia được thông qua ngày 30-6 lại do chính quyền đại lục tự soạn thảo. Theo SCMP, Bắc Kinh không tin tưởng giao cho cơ quan lập pháp Hong Kong vì sự phân cực chính trị tại đặc khu này.
Đây là điều khiến Mỹ và phương Tây lên tiếng chỉ trích, cho rằng việc Bắc Kinh thay chính quyền Hong Kong làm luật vào năm 2020 - năm thứ 23 trong thỏa thuận dài 50 năm - là một sự can thiệp và thất hứa mang tính hủy hoại nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Anh mở đường cấp quyền công dân cho người Hong Kong Anh mở đường cấp quyền công dân cho người Hong Kong sở hữu hộ chiếu quốc gia Anh ở nước ngoài, nếu Trung Quốc áp luật an ninh quốc gia lên đặc khu này. Người Hong Kong sở hữu hộ chiếu quốc gia Anh ở nước ngoài (British National (Overseas) - BNO) sẽ có thể được cấp quyền công dân Anh nếu Trung...