Việt Nam nâng cao vị thế tại hội nghị G20
Tiệc tham dự và tích cực đóng góp tại các diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như G20 góp phần quan trọng tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20), Hội nghị các quan chức cao cấp G20 lần thứ ba (Hội nghị Sherpa G20) đã được tổ chức từ ngày 18-19.5.2017 tại Munich, Đức.
Đại diện đoàn Việt Nam chụp ảnh lưu niêm với đại diện của các nước thành viên G20 và các nước khách mời.
Tham dự Hội nghị có các nước thành viên G20; các nước khách mời Hà Lan, Na Uy, Singapore, Việt Nam, Guinea (Chủ tịch Liên Minh châu Phi) và Senegal (Chủ tịch Quan hệ đối tác mới vì phát triển châu Phi); đại diện các tổ chức quốc tế lớn như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)… Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh (Sherpa G20 của Việt Nam) làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị với tư cách Chủ nhà APEC 2017.
Tiếp nối các kết quả đạt được tại Hội nghị Sherpa G20 lần thứ hai và các Hội nghị và các Nhóm công tác chuyên ngành, Hội nghị Sherpa G20 lần này tiếp tục thảo luận các vấn đề về kinh tế – tài chính toàn cầu, kinh tế số, phát triển bền vững, hợp tác với châu Phi, năng lượng, biến đổi khí hậu, y tế, bình đẳng giới, chống khủng bố, chống tham nhũng… Tại Hội nghị lần này Đức đã đưa ra dự thảo các nội dung chính của Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G20 để các nước thảo luận.
Tại Hội nghị, đoàn Việt Nam đã chủ động, đóng góp tích cực, thực chất vào nội dung thảo luận, cũng như đưa ra các kiến nghị về dự thảo Tuyên bố chung, được Hội nghị hoan nghênh và ghi nhận.
Video đang HOT
Về y tế, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của các nước G20 trong đảm bảo sức khoẻ toàn cầu, phòng chống dịch bệnh; khẳng định hợp tác toàn cầu trong đối phó với tình trạng chống kháng kháng sinh là cấp thiết; đề nghị bổ sung vào Tuyên bố chung nội dung các nước G20 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này.
Về Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, Đoàn Việt Nam nhấn mạnh khía cạnh phát triển bao trùm toàn diện; đề nghị các nước G20 thúc đẩy phát triển bao trùm cả về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ thành quả kinh tế, tiếp cận tài chính và đảm bảo công bằng xã hội.
Về kinh tế số, Đoàn Việt Nam hoan nghênh G20 coi doanh nghiệp và và nhỏ (SMEs) và khởi nghiệp ( start-up) là xương sống của nền kinh tế và động lực sáng tạo; đưa ra sáng kiến đề nghị các nước G20 thành lập Diễn đàn toàn cầu về khởi nghiệp nhằm chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm toàn cầu về thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp.
Về an ninh lương thực và nguồn nước, Trưởng đoàn ta nhấn mạnh nước là nguồn tài nguyên quý giá; đề nghị G20 cam kết thúc đẩy hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm sử dụng bền vững và quản lý hiệu quả nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới, nhằm đối phó tốt nhất với tổ hợp các thách thức có liên quan chặt chẽ đến nhau là an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng.
Về kinh tế toàn cầu, Đoàn ta nhấn mạnh thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là nhiệm vụ chung của các nền kinh tế. Bên cạnh nỗ lực của G20, các thể chế, diễn đàn toàn cầu và khu vực cũng đóng góp vai trò quan trọng; đề nghị G20 tăng cường phối hợp chính sách giữa G20 và các định chế, diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có APEC và ASEAN, nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm.
Thảo luận tại Hội nghị, các nước và tổ chức quốc tế đều nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như y tế, việc làm, hợp tác với châu Phi, bình đẳng giới, số hoá, sử dụng hiệu quả nguồn lực, rác thải biển, an ninh lương thực và nguồn nước, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hợp tác trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chống khủng bố, tham nhũng … Đặc biệt, tại Hội nghị, nhiều sáng kiến được đưa ra và thảo luận như thành lập Hội đồng doanh nghiệp lãnh đạo nữ G20 nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của phụ nữ vào kinh doanh; sáng kiến thành lập Quỹ Tài chính quốc tế về giáo dục… Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan Chương trình Nghị sự 2030, chuỗi cung ứng toàn cầu, di cư, biến đổi khí hậu và năng lượng, thương mại và toàn cầu hoá cần tiếp tục được thảo luận để thống nhất các nội dung này trong các văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại Hamburg, Đức.
Bên lề Hội nghị, Sherpa – Trưởng đoàn Việt Nam đã gặp song phương với Trưởng đoàn OECD để trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy việc OECD hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017. Sherpa Việt Nam cũng tiếp xúc song phương với Sherpa các nước, trong đó có Đức, Mỹ, Trung Quốc… về các vấn đề thảo luận tại Hội nghị cũng như các vấn đề liên quan hợp tác song phương cùng quan tâm.
G20 là diễn đàn tập hợp các nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 80% GDP và 75% thương mại toàn cầu. Từ năm 2008 đến nay, G20 thường niên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh nhằm khẳng định cam kết tăng cường phối hợp chính sách để xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây là lần thứ hai Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh và các hội nghị liên quan của G20. Việt Nam lần đầu tiên được mời dự các hội nghị G20 vào năm 2010 tại Hàn Quốc và Canada khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Việc tham dự và tích cực đóng góp tại các diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như G20 góp phần quan trọng tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Theo Danviet
Donald Trump quay lưng với NATO, điều gì sẽ xảy ra?
Còn đối với NATO, một khi bị Mỹ trong thực chất coi không còn quan trọng như trước thì câu hỏi đặt ra cho liên minh quân sự này là tồn tại hay không tồn tại.
Trong NATO hiện không chỉ ồn ào mà còn cả bực bội và lo ngại về việc bộ trưởng ngoại giao Mỹ Rex Tillerson chủ định không tham dự hội nghị bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng của các nước thành viên NATO trong tháng tư tới nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao của Nato - mà tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận lời tham dự.
NATO lục tìm mãi trong quá khứ lịch sử và chỉ thấy có mỗi một lần bộ trưởng ngoại giao Mỹ không tham dự là bà Hillary Clinton, nhưng với lý do rất chính đáng và bất khả kháng là do bị tai nạn gẫy tay.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Tillerson không dự sự kiện chung của Nato vì cần có mặt trong cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. NATO càng cay cú khi biết ông Tillerson sau đấy sẽ công du nước ngoài và có tới Nga. Chuyện này lập tức khiến liên tưởng đến những phát biểu thể hiện nhìn nhận chẳng hay ho gì của ông Trump về NATO như cho rằng Nato đã lỗi thời và Mỹ chỉ cam kết bảo hộ an ninh cho các thành viên NATO ở mức độ phù hợp với đóng góp tài chính của nước đó cho NATO. Dù thế nào thì qua đó cũng đều thấy chính quyền mới ở Mỹ không coi trọng NATO như trước, cho dù gần đây ông Trump có một vài lần khẳng định cam kết của Mỹ với NATO.
Trước NATO đã có LHQ và G20 đã bị chính quyền của ông Trump đẩy vào tình trạng như vậy. Cách tư duy ở đây đặc thù cho cách tiếp cận của ông Trump và cộng sự về lợi ích của Mỹ: các khuôn khổ diễn đàn, tổ chức và thể chế quốc tế đa phương phải phục vụ lợi ích của Mỹ chứ không phải ngược lại, nếu không thì Mỹ sẽ giảm cam kết chính trị và đóng góp tài chính. Chính quyền mới ở Mỹ dự định sẽ cắt giảm một nửa đóng góp tài chính của Mỹ cho các hoạt động của LHQ. Tại hội nghị mới rồi của bộ trưởng tài chính các nước thành viên khuôn khổ diễn đàn G20 ở Đức, đoàn Mỹ đã cản trở G20 khẳng định lại cam kết về tự do hoá thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ. Tương tự như vậy có thể thấy trên phương diện bảo vệ khí hậu trái đất và giúp châu Phi xoá đói nghèo.
Trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hiện chưa thấy chính quyền mới ở Mỹ manh động gì, nhưng điều có thể chắc chắn được là Mỹ không mặn mà và năng động nữa bởi ông Trump và cộng sự chủ trương thay thế các thoả thuận thương mại đa phương bằng nhiều thoả thuận thương mại song phương.
Việc chính quyền mới ở Mỹ bên trọng, bên khinh như thế sẽ đặt tất cả những thể chế và tổ chức, khuôn khổ và diễn đàn quốc tế đa phương mà Mỹ lâu nay vẫn tham gia vào bối cảnh tình hình mới. LHQ sẽ gặp khó khăn trong các hoạt động bởi Mỹ là nước thành viên đóng góp tài chính nhiều nhất cho LHQ.
G20 sẽ bị tổn hại vai trò và ảnh hưởng vì không có sự tham gia của Mỹ, G20 mất hẳn tầm tác dụng toàn cầu, đặc biệt trên phương diện tăng trưởng kinh tế, hợp tác đầu tư, trao đổi thương mại, xử lý các vấn đề đặt ra cho cả thế giới về tài chính và tiền tệ. WTO vốn đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi trào lưu ký kết thoả thuận tự do hoá thương mại song phương sẽ càng thêm thất thế. Còn đối với NATO, một khi bị Mỹ trong thực chất coi không còn quan trọng như trước thì câu hỏi đặt ra cho liên minh quân sự này là tồn tại hay không tồn tại.
Ông Trump mới cầm quyền ở Mỹ được có hai tháng nên ảnh hưởng và tác động của cách tư duy và hoạch định chính sách của thời vận động tranh cử tổng thống vẫn còn rất sâu đậm. Người này cần nhiều thời gian hơn những người tiền nhiệm để chuyển từ vận động tranh cử sang cầm quyền. Cho nên tới đây có thể chuyện trọng khinh này sẽ thay đổi. Nhưng dù có vậy thì tất cả các tổ chức và thể chế, diễn đàn và khuôn khổ quốc tế đa phương trên thế giới đều vẫn phải thấm thía về bài học có thể rút ra được ngay từ bây giờ về sự phụ thuộc tài chính vào Mỹ và bị chi phối về nội dung nghị sự bởi Mỹ.
Theo Danviet
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi G20 hỗ trợ các nước đang phát triển Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị các nước G20 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển trên lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, tại hội nghị ở Đức. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm G20. Ảnh: TTXVN Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...