Việt Nam nằm trong ‘bộ ba châu Á’ kiểm soát lây nhiễm gần như tuyệt đối
Trong khi thế giới vật lộn với bùng phát các ca nhiễm COVID-19 mới, Việt Nam cùng với Đài Loan/Trung Quốc và Singapore đã thành công trong hạn chế lây nhiễm cộng đồng ở ngưỡng gần như tuyệt đối – tờ Nikkei Review của Nhật Bản ngày 6/1 bình luận.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh AFP/TTXVN
“Bộ ba châu Á” này là những câu chuyện thành công hiếm hoi về kiềm chế lây nhiễm cộng đồng thông qua xét nghiệm và cách ly nghiêm ngặt. Tại Đài Loan, những người vi phạm sẽ phải đối diện với khoản tiền phạt lên đến 1 triệu Đài tệ (hơn 37.800 USD) theo quy định mà vùng lãnh thổ này áp dụng từ tháng 2/2020. Công dân có xét nghiệm PCR dương tính sẽ buộc phải nhập viện, chi phí điều trị sẽ do chính quyền chi trả, chứ không được tự điều trị, phục hồi ở nhà.
Biện pháp thực hiện của Việt Nam cũng rất quyết liệt. Ngoài quy định cách ly 14 ngày với người nhập cảnh, chính quyền công bố công khai những thông tin liên quan đến người nhiễm mới – về tuổi tác, nghề nghiệp, nơi cư trú, giúp đẩy nhanh truy vết các tiếp xúc của người nhiễm.
Video đang HOT
Sau khi để nhiều ổ dịch bùng lên trong nhóm đối tượng lao động di cư, Singapore đã kiểm soát lây nhiễm công đồng ở mức gần không trong nhiều ngày trở lại đây, nhờ vào biện pháp xét nghiệm và truy vết rốt ráo.
Với dân số khoảng 5,7 triệu người, đảo quốc Sư tử đã xét nghiệm trên 5,4 triệu ca. Chính quyền cũng yêu cầu xét nghiệm hai tuần một lần với người lao động nước ngoài cư trú tại những khu ký túc. Khoảng 80% dân số Singapore đã cài đặt các ứng dụng truy vết tiếp xúc.
Thách thức hiện nay chính là việc xử lý nguy cơ lây nhiễm mới. Sau khi kiểm soát tương đối thành công COVID-19, Thái Lan đã phải đối diện với đợt bùng phát lớn, với riêng một ổ dịch tại một chợ hải sản đã kéo theo hơn 1.000 ca nhiễm. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã tăng gấp đối trong hai tuần qua, lên khoảng 9.000 ca tính đến ngày 5/1.
Phần lớn số người nhiễm trong ổ dịch này là lao động nhập cư đến từ Myanmar. Bất chấp những quy định kiểm soát nhập cảnh nghiêm ngặt mà chính phủ Thái Lan đề ra, virus rõ ràng vẫn phát tán nhanh ở nhóm đối tượng nhập cảnh trái phép.
Hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích ở Việt Nam
Việt Nam bàn giao cho đại diện Mỹ một bộ hài cốt được khai quật gần đây, có thể là quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.
Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam diễn ra tại Viện Pháp y Quân đội ở Hà Nội hôm nay, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao. Đại diện Việt Nam bàn giao cho phía Mỹ một bộ hài cốt khai quật được trong Đợt tìm kiếm lần thứ 140, diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.
Hài cốt này đã được các chuyên gia pháp y Việt Nam giám định đơn phương, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Hawaii, Mỹ để xác minh thêm.
Một hài cốt lính Mỹ được hồi hương về nước từ sân bay quốc tế Đà Nẵng hồi năm 2018. Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Phát biểu tại lễ hồi hương, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cảm ơn và đánh giá cao sự hợp tác đầy đủ và hiệu quả của Việt Nam trong công tác MIA, cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh.
Hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai chính phủ Việt Nam và Mỹ, được bắt đầu từ tháng 9/1988 và duy trì tới nay. Đây là đợt trao trả hài cốt lần thứ 154 giữa hai nước kể từ năm 1973.
Giới trẻ gốc Việt bất đồng với cha mẹ trước bầu cử tổng thống Mỹ Henry Nguyễn, một người ủng hộ Biden, cảm thấy rất khó trao đổi về chính trị với cha mẹ mình, những người sẽ bỏ phiếu cho Trump vào tháng 11 tới. Theo kết quả khảo sát do 3 tổ chức về người Mỹ gốc Á thực hiện, được công bố hôm 15/9, tiến hành trên 1.569 cử tri Mỹ gốc Trung Quốc, Ấn...