Việt Nam nắm công lý trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc thì không!
Vấn đề pháp lý chính là ‘tử huyệt’ của Trung Quốc ở Biển Đông bởi yêu sách của Bắc Kinh với gần như toàn bộ vùng biển này là hoàn toàn phi lý.
Kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, đó là một trong những gợi ý được nhiều chuyên gia nhắc tới trong bối cảnh Trung Quốc từ hồi đầu tháng 7 đến nay đã điều nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
(Ảnh minh họa: stratagem).
Khi được hỏi về khả năng này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: “ Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, các lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Việt Nam bằng các biện pháp hòa bình theo đúng các qui định của luật pháp quốc tế“.
Lẽ phải đứng về phía Việt Nam
Việc tiếp cận theo tinh thần thượng tôn pháp luật, sử dụng các biện pháp pháp lý đem đến những lợi ích to lớn cho tất cả các quốc gia trong tranh chấp nhưng cũng có những thách thức nhất định đối với việc sử dụng các biện pháp pháp lý.
Bất cứ quốc gia nào, đều cần cân nhắc thận trọng các khía cạnh có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia một cách tổng thể để đưa ra quyết định có sử dụng biện pháp pháp lý hay không và điều này cũng đòi hỏi sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cũng như cần sự chuẩn bị để xử lý các vấn đề có thể phát sinh.
Đánh giá khả năng sử dụng các biện pháp pháp lý để xử lý vấn đề hiện nay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo cho rằng Việt Nam có ưu thế vượt trội so với Trung Quốc.
Video đang HOT
“ Vấn đề pháp lý chính là ‘tử huyệt’ của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời là giải pháp mang tính an toàn và hiệu quả nhất trong tổng thể các giải pháp đấu tranh, bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông trong tình hình hiện nay. Sử dụng giải pháp pháp lý nói chung và các cơ chế tài phán quốc tế nói riêng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền sẽ là điều kiện để Việt Nam thể hiện vị thế chính nghĩa của mình, đồng thời, tranh thủ được sự ủng hộ tối đa của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo“, GS.TS. Nguyễn Bá Diến nói.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Diến, trước những thay đổi chiến lược của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn và sự thay đổi căn bản cục diện ở Đông Nam Á với mưu đồ độc chiếm Biển Đông ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, bên cạnh các chiến lược về quốc phòng, an ninh trên biển, chiến lược phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật biển… thì đổi mới chiến lược về triển khai mặt trận pháp lý của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách, cần được đầu tư, nghiên cứu bài bản.
GS.TS. Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo.
Việt Nam cần chuẩn bị những gì?
Câu chuyện đặt ra ở đây là chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện về mặt pháp lý ra sao để Việt Nam có thể sẵn sàng tham gia vào các cơ chế quốc tế giải quyết tranh chấp biển đảo? Trả lời câu hỏi này, GS.TS Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh đến 5 điều kiện quan trọng, bao gồm:
Một là, gấp rút hoàn thiện các nghiên cứu chuyên sâu về quy trình, thủ tục và các điều kiện cần thiết khác trong các cơ chế tham gia khởi kiện và tranh tụng tại các thiết chế tài phán quốc tế, cơ chế đề nghị các tổ chức quốc tế can thiệp vào vấn đề giải quyết tranh chấp.
Hai là, gấp rút hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ lịch sử- pháp lý chứng minh chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các vùng biển khác trên cơ sở và nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Ba là, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm nước ngoài, và hợp tác quốc tế đặc biệt là các nước đã thành công trong việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế cũng như các biện pháp xác lập và bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo trong khu vực và trên thế giới. Thông qua đó, Việt Nam có thể đúc rút kinh nghiệm để từ đó vận dụng phù hợp và linh hoạt nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của mình.
Thứ tư, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nguồn nhân lực có chất lượng cao tham gia vào các hoạt động pháp lý giải quyết tranh chấp biển-đảo quốc tế. (Tập hợp, động viên , khích lệ bằng các chính sách thiết thực đối với các chuyên gia, nhà khoa học tâm huyết về lịch sử, khoa học tự nhiên, pháp lý… dấn thân vì sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ chủ quyền biển đảo).
Thứ năm, đổi mới tư duy và hành động trong việc chuẩn bị bộ máy tổ chức và các nguồn lực phục vụ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“ Luật pháp quốc tế được sử dụng như là một thanh gươm sắc bén để thúc đẩy lợi ích quốc gia và đồng thời cũng là một chiến khiên kỳ diệu để bảo vệ lợi ích của mọi quốc gia… Cần phải tăng cường áp dụng những quy tắc của luật pháp quốc tế, nhất là với những quốc gia nhỏ, chúng ta muốn sống trong một thế giới có trật tự được duy trì bởi luật pháp thay vì bằng vũ lực – một thế giới văn minh được kiến tạo trên nền tảng của nguyên tắc thượng tôn pháp luật“, GS.TS Nguyễn Bá Diến nói.
Nguồn: VOV.VN
Việt Nam giám sát tàu Lam Kinh của Trung Quốc đi qua vùng đặc quyền kinh tế
Lực lượng chức năng của Việt Nam đang giám sát mọi hoạt động tàu Lam Kinh của Trung Quốc đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 3/9.
Chiều 12/9, trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu bình luận thông tin tàu Lam Kinh của Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết:
"Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, từ ngày 3/9, tàu Lam Kinh của Trung Quốc đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mọi hoạt động của tàu luôn được các lực lượng chức năng của Việt Nam giám sát theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982".
Bà Hằng cũng tái khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo quy định của luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của các bên nếu không có sự cho phép của Việt Nam đều là phi pháp và vô giá trị.
Tàu Lam Kinh của Trung Quốc.
SCMP trước đó đưa tin , tàu Lam Kinh di chuyển vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 90 km. Lam Kinh là một trong những tàu cẩu lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. .
Liên quan tới tình hình gần đây của nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc, người phát ngôn nêu rõ:
"Theo các cơ quan chức năng của Việt Nam, nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương 8 tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với quan hệ giữa 2 nước, hòa bình an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như trong khu vực. Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này, rút toàn bộ những tàu nói trên ra khỏi vùng biển của Việt Nam".
Về những phát ngôn gần đây của phía Trung Quốc liên quan tới hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán trong các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam trong đó các hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc về Việt Nam được xác định theo quy định Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Bà Hằng nhấn mạnh không có nước nào có quyền đưa ra yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về địa lý và nội dung quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
"Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 không thể là cơ sở để khẳng định rằng tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn", người phát ngôn nhấn mạnh.
SONG HY
Theo VTC
Báo Ấn Độ chỉ trích hành động 'bắt nạt' của Trung Quốc ở Biển Đông Theo báo Ấn Độ, Trung Quốc đang thể hiện rõ ràng hành vi bắt nạt ở Biển Đông và những động thái này chắc chắn sẽ mang lại hậu quả. Một tàu khảo sát Trung Quốc Hải dương Địa chất 8 đi cùng với các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc và thường được hỗ trợ bởi máy bay quân sự Trung...