Việt Nam – Mỹ ký Hiệp định sử dụng năng lượng hạt nhân
Ngày 6.5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear đã ký Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123).
Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt – Ảnh: Lâm Viên
Hiệp định nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Mỹ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt trong phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Đây là cơ sở để Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Mỹ cho các dự án điện hạt nhân của Việt Nam. Đặc biệt, việc ký hiệp định đánh dấu bước tiến quan trọng về sự tin cậy trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời mở ra những triển vọng to lớn cho cả hai bên trong việc thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về ứng dụng bức xạ cũng như phát triển điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.
Phạm vi hợp tác của hiệp định bao gồm: phát triển việc sử dụng năng lượng hạt nhân; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân dân sự, quản lý nhiên liệu đã qua sử dụng; đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng đồng vị phóng xạ trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế và môi trường; bảo vệ bức xạ, quản lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu đã qua sử dụng; an toàn, an ninh, thanh sát và không phổ biến hạt nhân. Hiệp định cũng quy định chỉ chuyển giao nhiên liệu urani có độ giàu thấp và các vật liệu, thiết bị được chuyển giao để thực hiện các ứng dụng theo khuôn khổ của hiệp định.
Video đang HOT
Hiệp định có hiệu lực 30 năm, sẽ tiếp tục có hiệu lực với mỗi giai đoạn là 5 năm và có thể được sửa đổi khi có thỏa thuận giữa hai bên thông qua đường ngoại giao.
Theo TNO
Bên kia chiến tuyến, báo chí Pháp viết gì về sự kiện Điện Biên Phủ?
Đầu năm 1954, khi nhận thấy thất bại khó tránh khỏi của đội quân viễn chinh Pháp, báo chí Pháp đã ngưng nói về chiến thuật quân sự, mà chuyển sang ca ngợi sự dũng cảm của lính Pháp trong chiến hào.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài THVN tại Trung tâm lưu trữ, Bộ Quốc phòng Pháp, từ cuối năm 1953 cho tới tháng 3 năm 1954, báo chí Pháp đã có nhiều bài ca ngợi chiến thuật của tướng Henri Navarre, cho quân nhảy dù lập cứ điểm tại Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên, "từ tháng 3 năm 1954 đến khi Điện Biên Phủ thất thủ, báo chí Pháp đã chuyển hướng tập trung viết về tinh thần quả cảm của lính Pháp tại chiến trường", ông Alain Ruscio - Nhà sử học Pháp cho hay.
Đặc biệt, có những bài báo các phóng viên còn chuyển sang viết về các cô y tá Pháp xinh đẹp tận tụy chăm sóc binh lính trong các chiến hào chật hẹp đầy bùn đất, hay sự can trường của những lính Pháp bị thương.
Báo Pháp chỉ trở lại đề tài chính khi sự kiện bi thảm diễn ra: Quân Pháp đầu hàng Việt minh. Và nhìn chung, hầu hết tất cả các báo thời đó đều cùng một đầu đề: Điện Biên Phủ thất thủ. Cụ thể:
Ngày 23/4, báo France-Soir đã có bài "Etau siết dần quanh những người lính đang bảo vệ Điện Biên".
Báo L'Aurore là tờ báo ngày của Pháp, số ra ngày 8/5/1954 có title lớn "Cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ" và viết thêm trong title phụ rằng "Quân Pháp đã hết sách đạn dược trước khi bị thua".
Báo Người Paris cũng chạy title lớn "Điện Biên Phủ thất thủ. Quân Việt tấn công trong 20 tiếng liên tục".
Báo Aurore cũng chạy title "Điện Biên Phủ thất thủ", nhưng vẫn không quên nhấn mạnh "Nước Pháp tự hào về những người anh hùng" ngay phía trên manchette báo.
Tờ Le Figaro, ngay dưới bài báo chính về thất bại của Pháp cũng có bài mô tả tâm trạng các nghị sĩ Pháp khi nghe tin thất trận vào lúc 15h ngày 7/5 tại Paris.
Báo Nhân đạo, ngay cạnh bài "Điện Biên Phủ thất thủ", đăng tuyên bố của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp, nêu quan điểm của cánh tả về việc phải đẩy nhanh đàm phán hoà bình tại Genève.
Trang nhất của tờ báo Công giáo La Croix cũng có bài "Điện Biên Phủ thất thủ làm cả thế giới phải rúng động".
Trong mùa hè năm 1954, trên báo Pháp có nhiều bài về Hiệp định Geneve về đình chiến tại Đông dương và sự kiện trao trả tù binh. Sau thời điểm đó, báo chí Pháp ít viết về Điện Biên Phủ - một sự kiện bi thảm đã tác động mạnh tới lịch sử nước Pháp trong thế kỷ XX
Theo Dantri
Thủ tướng: "Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi nhân dân" Lắng nghe và xem xét hơn 300 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng chia sẻ, làm lãnh đạo doanh nghiệp vô cùng khó và để tình trạng cấp cơ sở gây khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng nói: "Tôi xin lỗi nhân dân". Thủ tướng: "Tôi mong mỗi doanh nghiệp xây dựng được văn hóa của mình" (Ảnh: VGP)....