Việt Nam mua vũ khí Nga tuỳ thuộc khả năng của nền kinh tế
Trả lời phỏng vấn hãng tin Interfax (Nga) ngày 20.12 qua, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn nói rằng việc tiếp tục mua vũ khí từ Nga tuỳ thuộc vào tình hình khu vực và khả năng của nền kinh tế Việt Nam.
Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng được lai dắt đến tàu hàng Rolldock Star tại cảng St.Petersburg để lên đường về nước ngày 16.12.2014 – Ảnh: Airbase (Nga)
Trả lời câu hỏi về tiến độ của Nga trong thực hiện hợp đồng cung cấp tàu ngầm lớp Kilo 636.1 và tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard 3.9, và liệu Việt Nam có tiếp tục các hợp đồng như thế trong tương lai, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn nói rằng các hợp đồng đang được thực hiện theo lịch trình. Năm 2014 Việt Nam đã nhận được hai chiếc tàu ngầm đầu tiên và đến năm 2016 sẽ nhận đủ 6 chiếc.
Đại sứ nhấn mạnh: “Tôi nghĩ rằng vấn đề của các đơn đặt hàng mới của chúng tôi sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của tình hình trong khu vực và khả năng của nền kinh tế chúng tôi. Tăng cường năng lực quốc phòng là một trong còn chúng tôi không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Đặc biệt, Việt Nam luôn cam kết duy trì hòa bình trong khu vực.
Chúng tôi mua vũ khí từ Nga, chẳng hạn như tàu ngầm, là cho mục đích phòng thủ. Chúng tôi không khiêu khích hay can thiệp vào bất cứ nước nào trong khu vực. Việc hợp tác về quân sự – kỹ thuật của chúng tôi là có truyền thống, không nhằm chống lại bất cứ ai và có mức độ cao về sự tin tưởng lẫn nhau, phù hợp với các quy định và nguyên tắc của luật pháp quốc tế”.
Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Thanh Sơn – Ảnh: Đại sứ quán VN tại Nga.
Hãng tin Interfax hỏi rằng trong việc hợp tác quân sự – kỹ thuật với Nga, liệu Việt Nam có bị ảnh hưởng từ việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương, cũng như Việt Nam có ý định mua vũ khí Mỹ hay không, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn khẳng định hầu hết vũ khí mà Việt Nam mua sắm đều là vũ khí của Nga, và dù tháng rồi Mỹ thông báo gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, nhưng Nga vẫn sẽ là đối tác ưu tiên của Việt Nam về lĩnh vực mua sắm vũ khí.
Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn cũng thông tin thêm về tiến độ thực hiện Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 có sự tham gia của phía Nga, dự kiến chậm nhất đến năm 2017 sẽ khởi công, thậm chí có thể sớm hơn.
Ngoài ra, nhân chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai nước cũng đã ký nhiều hiệp định hợp tác, trong đó có việc hợp tác giữa hải quân 2 nước, và đơn giản một số thủ tục cho các tàu chiến của Nga được ghé các cảng biển Việt Nam.
Tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng được lai dắt đến tàu hàng Rolldock Star tại cảng St.Petersburg để lên đường về nước ngày 16.12.2014 – Ảnh: Airbase (Nga)
Thân một chiếc tàu hộ tống tên lửa và săn ngầm Gepard 3.9 đang đóng cho hải quân Việt Nam, tại Tartastan, Nga, tháng 3.2014 – Ảnh: Nhà máy Gorky.
Video đang HOT
Tàu ngầm Việt Nam huấn luyện trong vịnh Cam Ranh – Ảnh: Mai Thanh Hải.
Hai chiến hạm lớp Gepard 3.9 đầu tiên Việt Nam đặt mua từ Nga, chiếc HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ đã phục vụ trong lực lượng hải quân. Hai chiếc Gepard 3.9 kế tiếp đang được đóng tại Tartastan, Nga, có khả năng săn ngầm – Ảnh: Mai Thanh Hải
Theo Tin Nóng
Những vũ khí "khủng" Nga dự đoán Việt Nam sẽ mua
Hợp tác quốc phòng Việt-Nga đã được nâng lên tầm chiến lược, và theo dự đoán của Nga, trong thời gian tới Việt Nam sẽ mua loạt vũ khí khủng của Nga.
Vũ khí đầu tiên theo dự đoán từ phía Nga mà Việt Nam có thể mua là tiêm kích thế hệ 4 Su-35;
Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI.
Theo phân tích của truyền thông Nga, nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh Không đối không trong hiện tại.
Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35...
Theo trang "Tin tức Hàng không" của Nga, Trung tâm Phân tích Mua bán vũ khí thế giới Nga dự đoán, những khách hàng tiềm năng của kế hoạch xuất khẩu PAK FA bao gồm các nước sau đây: Không quân Nga dự kiến sẽ đặt mua 200-250 máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự kiến sẽ đặt mua 250 máy bay chiến đấu, Algeria (năm 2025-2030 dự kiến sẽ mua), Argentina (năm 2035 - 2040), Brazil (năm 2030 - 2035), Venezuela (năm 2027 - 2032), Việt Nam (năm 2030 - 2035), Indonesia (năm 2028 - 2032), Malaysia (năm 2035 - 2040)...
Theo phân tích trên, Việt Nam hiện nay đang là một khách hàng tiềm năng của Nga chỉ đứng sau Ấn Độ, theo dự đoán đến năm 2030 - 2035 Việt Nam sẽ có khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 trong biên chế Không quân.
Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, hệ thống tiếp theo Việt Nam có thể mua từ Nga là hệ thống Krasuha-2.
Thông tin trên được hãng tin Interfax-AVN cho biết hồi giữa tháng 9/2013, theo đó Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.
Hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2.
Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy báo động sớm và máy bay không người lái...
Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế.
Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant.
Tuy nhiên ông Gennady Kapralov - Giám đốc NPO Kvant cho biết thêm: "Chúng tôi đang cung cấp các thiết bị tác chiến điện tử mới cho Quân đội Nga.
Chúng tôi sẽ cung cấp những thiết bị như vậy ra nước ngoài sau năm 2018". Như vậy nếu việc đàm phán mua hệ thống Krasuha-2 thành công thì sớm nhất cũng phải sau năm 2018 Việt Nam mới có thể sở hữu hệ thống này.
Hệ thống vũ khí tiếp theo mà Việt Nam có thể mua là hệ thống Pantsir-S1. Thông tin trên đã được các phương tiện truyền thông Nga cho biết, theo đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến những tổ hợp pháo tên lửa phòng không tiên tiến này.
Vào cuối tháng 3/2013, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ trang bị vũ khí hiện đại trong đó có cả tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 tối tân.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 là một trong những sản phẩm quốc phòng "độc đáo" của Nga, nó có thể tiêu diệt hiệu quả đối với các mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, bom dẫn đường... trong phạm vi bán kính 20km.
Sở dĩ các chuyên gia Nga đưa ra nhận định Việt Nam sẽ mua hàng loạt vũ khí hiện đại nhất của Nga trong tương lai gần là bởi mối quan hệ Việt - Nga trong thời gian qua đã được nâng lên tầm chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự.
Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt - Nga đã và đang phát triển trong một số lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự, điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia và lợi ích của mỗi bên.
Theo Đất Việt
3 vũ khí trên biển nguy hiểm nhất của Trung Quốc Quân đội Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là lực lượng hải quân trên biển, khu vực Thái Bình Dương. Hướng đi mới của Trung Quốc hiện nay bao gồm việc tạo ra một lực lượng hải quân đẳng cấp thế giới, hiện đại. Nó bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc (giờ đây đã trở thành vấn đề toàn...