Việt Nam mua thêm 20 “mắt thần” canh giữ biển Đông
Việt Nam sẽ mua số lượng lớn loại radar phòng không thế hệ mới Vostok-E của Belarus ngoài 7 bộ đã mua từ năm 2005 và có thể được triển khai dọc theo bờ biển.
Sự kiện: Biển Đông
Vostok-E sex sẽ thay thê radar P -18
Trong thế kỷ 21, với radar chống tàng hình mới của Nga sử dụng dải băng tầng VHF sẽ khiến cuộc chiến giữa tàng hình và chống tàng hình càng trở nên thú vị hơn. Hiện, Viện Công nghệ vô tuyến và thiết bị NNIIRT của Nga được giao phát triển loại công nghệ mới trên dải băng tần VHF tương tự hệ thống radar hải quân SPY-1 Aegis của Mỹ.
Gần đây, theo tạp chí “Đánh giá quân sự” của Nga, Việt Nam sẽ mua một số lượng lớn loại radar phòng không Vostok-E, và có thể được triển khai theo chiều dọc Biển Đông. Theo phân tích, loại radar này là tốt hơn so với sản phẩm tương tự ở Nga, với một đầu dò và lock máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo tạp chí nói trên, Việt Nam đã triển khai radar Vostok-E này trong bối cảnh Trung Quốc sẽ triển khai máy bay tàng hình J-20 ở phía Nam quốc gia khổng lồ này.
Ngoài ra, bằng cách tăng cường hợp tác quân sự với Belarus, trong phát triển vũ khí cũng có thể giúp Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào tình hình vũ khí của Nga. Báo cáo của Ủy ban Công nghiệp quân sự Belarus cho biết, phái đoàn vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hai bên đã ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới. Hợp tác tập trung vào “các chương trình đào tạo kỹ thuật, nghiên cứu công nghiệp và phát triển sản xuất”.
Tạp chí “Đánh giá quân sự” cho rằng, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đàm phán liên quan đến nhiều nội dung cụ thể, điều quan trọng nhất về hợp tác radar Stoke-E (phiên bản mới nhất của Vostok-E). Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu 7 bộ Vostok-E, Stoke-E…
Video đang HOT
Radar Stoke-E vận chuyển bằng xe tải 6X6. Trong trường hợp không bị đối kháng điện tử trong hoặc với các máy bay chiến đấu SU-27, khoảng cách phát hiện tối đa của nó là 360 km, với các máy bay tàng hình F-117, máy bay ném bom tàng hình B-2, khoảng cách phát hiện mục tiêu của loại radar này tới 350 km. Với điều kiện gây nhiễu, tác chiến điện tử, Stoke-E vẫn có thể phát hiện trong khoảng cách 255 km máy bay chiến đấu F/A-18. Ngay với các máy bay tàng hình tiên tiến nhất F-22, radar này cũng có thể phát hiện ở khoảng cách ngắn nhất là 57 km.
Theo báo cáo, tại cuộc đàm phán, Belarus bán cho Việt Nam 20 bộ radar Stoke-E Vostok-E. Belarus không chỉ đồng ý với yêu cầu của phía Việt Nam, các lực lượng phòng không Việt Nam cũng được Minsk đào tạo để họ có thể sử dụng tốt hơn của radar này.
Vostok-E của Viêt Nam
Vostok-E sẽ là thay thế hoàn hảo cho loại radar thế hệ trước P-18 của Việt Nam.
Với cơ cấu thủy lực, cơ khí tiên tiến, đài radar Vostok E của Belarus triển khai và thu hồi 1 trạm chỉ trong vòng 6 phút, đáp ứng yêu cầu tác chiến cơ động trận địa. Do được lắp trên một xe quân sự nên trạm radar có tính việt dã cao.
Trạm Vostok E phát sóng VHF trong dải tần 175MHz, có tầm phát hiện máy bay tàng hình F-117A trong môi trường nhiễu tích cực là 72km, trong môi trường không nhiễu tới 340km.
Nếu phát hiện máy bay B-52 trong môi trường nhiễu tích cực, Vostok E có thể phát hiện từ 255km, không nhiễu là 720km.
Vostok E sử dụng ăng-ten mảng pha hoạt động phát-thu bằng cách bức xạ thông qua các mô-đun. Radar có tần số trung tâm 175 MHz, đổi tần linh hoạt với trên 50 kênh, sử dụng 1 trong 2 tần số nhảy ngẫu nhiên, Vostok E có khả năng kháng nhiễu và phát hiện được máy bay tàng hình.
Vostok E có tổ hợp cập nhật và xử lý phần tử số hoá giúp phát hiện và bám cùng lúc trên 120 mục tiêu. Vostok E khó bị phương tiện trinh sát điện tử của đối phương phát hiện ở tầm ngoài 203km. Sai số đo xa của trạm này chỉ là /- 25m; sai số phương vị /- 1độ; sai số tốc độ /- 1,8m/giây.
J – 20 của Trung Quôc
Radar Vostok E cho phép xử lý dữ liệu thu được hoàn toàn tự động. Nó liên kết với kênh RF datalink (truyền dữ liệu đi xa).
Khi triển khai trên địa hình, do có 4 chân kích mở rộng chân đế, nên anten Vostok E chịu được gió lên đến 35m/s, hoạt động tốt cả khi tuyết rơi, nhiệt độ xuống thấp. Radar Vostok E có thể điều khiển từ xa ở khoảng cách 500m. Toàn bộ trạm anten được lắp trên một xe quân sự nên tính việt dã cao.
Theo Xahoi
Bộ Quốc phòng Trung Quốc phủ nhận ngắm bắn tàu Nhật
Trung Quốc hôm nay bác bỏ thông tin hệ thống radar ngắm bắn của tàu chiến nước này nhắm vào tàu của Nhật Bản và chỉ trích Tokyo thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc".
Một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc. Ảnh: AFP
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trong cả hai ngày 19/1 và 30/1, radar của tàu Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động bình thường và "hệ thống điều khiển hỏa lực không được sử dụng".
"Nhận xét của phía Nhật Bản là trái với sự thật. Tokyo tạo ra căng thẳng và gây hiểu nhầm cho cộng đồng quốc tế", văn bản của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
"Việc Nhật Bản đơn phương công bố những thông tin không đúng sự thật với các phương tiện thông tin đại chúng và các quan chức cấp cao của chính phủ Nhật đưa ra các tuyên bố thiếu trách nhiệm đã thổi phồng lên cái gọi là 'mối đe dọa Trung Quốc'", bộ này nói thêm.
Trước đó, Nhật Bản cho biết tàu của Trung Quốc hướng radar ngắm bắn vào tàu của mình hồi tuần trước, đánh dấu lần đầu tiên hải quân hai nước trực tiếp "đối đầu" xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp trên biển Hoa Đông mà một số nhà phân tích lo ngại có thể xảy ra xung đột vũ trang.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản hôm qua phát biểu trước quốc hội Nhật rằng hành động ngắm bắn của radar tàu Trung Quốc là "sự đe dọa vũ lực" nhưng ông cũng kêu gọi xây dựng cơ chế để các nhà lãnh đạo quốc phòng hai bên trao đổi với nhau.
Đáp lại các phát biểu của Nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố rằng "Tokyo đang thực hiện chiến dịch bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc và việc này không giúp ích gì cho việc cải thiện mối quan hệ giữa hai bên".
Trong khi đó, thủ tướng Nhật Shinzo Abe nói rằng vẫn có "cửa sổ cho đối thoại" với Trung Quốc về vấn đề quần đảo tranh chấp, nhưng tái khẳng định sự phản đối của ông đối với việc đối đầu giữa đôi bên hải quân, hành động mà ông Abe đánh giá là "vô cùng đáng tiếc". Lãnh đạo Trunng Quốc Lý Khắc Cường, người được cho là sẽ lên làm thủ tướng vào tháng ba tới, kêu gọi các thành viên lực lượng hải giám tăng cường "thi hành pháp luật" trên các vùng lãnh thổ trên biển của Trung Quốc.
Căng thẳng Nhật - Trung lên cao kể từ tháng 9, khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa ba trong số các đảo ở Senkaku/Điếu Ngư. Kể từ đó Bắc Kinh liên tục cho các tàu và máy bay tiếp cận hải phận và không phận quần đảo, khiến lực lượng phòng vệ và tuần duyên Nhật phải điều tàu và máy bay ra xua đuổi.
Sau khi Nhật tuyên bố về việc tàu Trung Quốc đưa tàu Nhật vào tầm ngắm của radar, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta kêu gọi Trung Quốc tránh đối đầu mà nên tìm kiếm cuộc đối thoại hòa bình với Nhật.
Theo VNE
Đài Loan tăng cường đề phòng đại lục Ngày 3.2, AFP dẫn lời trung tướng không lực Đài Loan Ngô Vạn Giáo tuyên bố đảo này vừa đưa vào hoạt động một hệ thống radar cảnh báo sớm mua từ Mỹ với giá 1,38 tỉ USD. Được lắp đặt trên đỉnh núi ở huyện Tân Trúc, tây bắc Đài Loan, dàn khí tài mới được cho là có khả năng cảnh...