Việt Nam mua tên lửa Spike NLOS chống đổ bộ
Trang tin tức quân sự VPK của Nga cho biết, Việt Nam đang bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến tên lửa đa nhiệm Spike NLOS do Israel sản xuất.
Báo Nga cho biết, vũ khí Israel đang trở thành đối thủ trạnh canh tại những thị trường truyền thống của Nga, Mỹ trên toàn thế giới. Trong đó có khách hàng Việt Nam và Ấn Độ.
Theo ông Yevgeny Satanovsky, nhà phân tích quân sự thuộc Viện Trung Đông đã tổng hợp dữ liệu hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Israel với hai bạn hàng lớn của Nga ở châu Á là Việt Nam và Ấn Độ. Các số liệu đã cho thấy tầm ảnh hưởng của vũ khí Israel đối với quá trình hiện đại hóa quân đội các nước này.
Theo những thông tin được công khai, hiện nay Việt Nam đã nhập khẩu và nhận chuyển giao công nghệ khá nhiều vũ khí do Israel sản xuất, trong đó có súng trường Galil ACE, súng TAR-21, Uzi, tên lửa chống tăng MATADOR, hệ thống tên lửa ACCULAR…
Ngoài những vũ khí đã được chuyển giao, trang VPK của Nga cho hay, Việt Nam hiện đang bày tỏ sự quan tâm đến tên lửa đa nhiệm Spike NLOS.
Video đang HOT
Theo nhà sản xuất Israel giới thiệu, Spike NLOS có tầm bắn lên tới 25 km, phạm vi của Spike vượt xa các tên lửa chống tăng do Mỹ, Nga hay châu Âu sản xuất.
Spike NLOS là hệ thống tên lửa đa năng có tầm bắn xa tới 25km. Đây được xem là tên lửa chống tăng bắn xa nhất thế giới hiện nay. Đây là loại tên lửa dẫn đường quang điện với liên kết dữ liệu không dây thời gian thực.
Nó có thể tiến công các mục tiêu ở vị trí bị che khuất hoàn toàn nhờ hệ thống ống phóng thẳng đứng. Các tên lửa Spike NLOS có 2 chế độ tiến công gồm tiến công trực tiếp (đối với mục tiêu trong tầm nhìn thấy) hoặc tiến công mục tiêu nhờ xác định vị trí tọa độ sau khi đã được phóng lên (đối với mục tiêu bị che khuất hoặc ở xa).
Spike NLOS còn được trang bị hệ thống dẫn đường quang – hồng ngoại với hệ thống cảm biến kép nên nó dễ dàng phát hiện mục tiêu. Hệ thống dẫn đường này cũng giúp Spike NLOS tiến công chính xác các mục tiêu cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài công năng chính là diệt tăng và các phương tiện bọc thép, Spike NLOS còn được biết đến là tên lửa chống hạm cực mạnh mẽ. Tên lửa này rất hiệu quả trong nhiệm vụ tiêu diệt những tàu đổ bộ, tàu chiến cỡ nhỏ.
Vì vậy, nếu Spike NLOS được Việt Nam lựa chọn, tên lửa này sẽ rất thích hợp cho nhiệm vụ phòng thủ tại các đảo nhỏ của Việt Nam trên Biển Đông – nơi những tàu chiến cỡ lớn khó có thể tiếp cận. (Ảnh trong bài: Tên lửa Spike NLOS trong quân đội Hàn Quốc).
Theo Đất Việt
Israel đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa Quân đội Việt Nam?
Theo các chuyên gia Nga, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy Israel sẽ đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa Quân đội Việt Nam.
Theo tờ Expert của Nga, trong những năm gần đây Israel đã có những sự điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại, vì lợi ích dân tộc, động thái này được lý giải là do mối quan hệ đang "lạnh đi" với đồng minh thân cận Mỹ và tệ hơn là với Liên minh châu Âu do vấn đề Palestine và Iran.
Israel đã năng động hơn trong các hoạt động đối ngoại và đang hướng về phía đông. Tuy nhiên, hiện nay chính phủ Israel chỉ giới hạn các hoạt động của mình ở khu vực phía Nam của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Israel cho biết rằng họ đặc biệt chú trọng đến năm quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Singapore và Myanmar.
Sau Nga, có thể nói Israel là quốc gia xuất khẩu nhiều vũ khí nhất tới Việt Nam trong vài năm gần đây.
Không giống như Washington, Jerusalem dành ít sự quan tâm đến các mâu thuẫn trên Biển Đông. Mục đích của nhà nước Do Thái thực dụng hơn. Trong những năm gần đây, Jerusalem đã thực hiện nhiều cuộc trao đổi ở cấp cao nhất về quân sự với các quốc gia Đông Nam Á. Hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự có lẽ đang được ưu tiên trước tiên trong chính sách đối ngoại mới của Israel.
Ở hướng đông này, Israel cũng có các mối quan hệ khác với các nước như Ấn Độ và Hàn Quốc. Nhưng một trong những trọng điểm khác là sự phát triển của mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự. Cả Israel và Nhật Bản đã thấy rõ các tiềm năng lớn trong việc cùng phát triển hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng.
Nhưng trong khu vực Đông Nam Á, có một vài trường hợp ngoại lệ (Malaysia và Indonesia), có những quốc gia đang âm thầm phản đối các hành động của của Israel đối với Palestine.
Khi Israel chuyến hướng sang phía đông, thì các quốc gia châu Âu và Mỹ đang cắt giảm ngân sách quốc phòng. Trong những năm gần đây, Israel đã đã trở thành một nhà cung cấp trang thiết bị vũ khí và công nghệ quân sự cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Nhiều hệ thống radar hoạt động trong QĐND Việt Nam là do Israel sản xuất.
Như công ty Weapon Industries (IWI) của Israel đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất súng trường Galil ACE 31/32 cho Quân đội Việt Nam. Trong năm 2014, Jerusalem và Hà Nội đã ký một số thỏa thuận để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước. Năm ngoái, ở Việt Nam đã có một đại diện Tùy viên Quốc phòng người Israel. Tất cả những động thái trên đã cho thấy một thực tế rằng, Israel sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong giai đoạn 2005-15, Việt Nam đặt mua các hệ thống tên lửa phòng không Spyder tại Israel, các hệ thống radar ELM-2288ER và ELM-2022, cùng nhiều các trang thiết bị vũ khí khác. Với việc Mỹ đã loại bỏ lệnh cấm vận của Mỹ trong việc bán vũ khí cho Việt Nam, thì tình hình Việt Nam mua sắm các trang thiết bị vũ khí của Israel sẽ còn tiếp tục phát triển hơn.
Rất bất ngờ là Việt Nam đã nhập khẩu các hệ thống tên lửa phòng không phức tạp ngoài Nga.
Theo sau Việt Nam là Myanmar, tháng 9/2015, lần đầu tiên trong 55 năm qua, các lãnh đạo cao cấp quốc phòng Myanmar và Israel đã có các cuộc thảo luận và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Myanmar đang muốn mua các tàu tuần tra Super Dvora Mk III của Israel, để thay thế nguồn cung Trung Quốc, Israel đang là một nhà cung cấp rất tiềm năng cho Myanmar. Trong khi đó Thái Lan và Philippines cũng đang rất quan tâm đến các trang bị vũ khí của Israel.
Các quốc gia Đông Nam Á đang đóng một vai trò quan trọng đối với doanh thu của ngành công nghiệp quốc phòng Israel. Họ và các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành thị trường vũ khí chính của Israel trong bốn năm qua. Trong năm 2014, trên tổng số kim ngạch xuất khẩu trang thiết bị vũ khí của Israel đạt 5,6 tỷ USD, trong khi đó hơn một nửa trong số đó, 3 tỷ USD là của khu vực này. Xuất khẩu vũ khí của Israel đến châu Á trong những năm tiếp theo sẽ phát triển hơn nữa.
Theo Kiến Thức
Báo Nga nói về vũ khí Israel trong quân đội Việt Nam Theo tờ Expert (Nga), bất chấp những bất ổn trong khu vực gần đây, Israel đã tăng cường hợp tác quốc phòng với ĐNA, trong đó Việt Nam là ưu tiên. Bước đi của Israel Tờ Expert cho biết, trong những năm gần đây Israel đã có những sự điều chỉnh lớn về chính sách đối ngoại, đặc biệt là tại khu vực...