Việt Nam mua lượng gạo khổng lồ từ Ấn Độ để làm gì?
Không chỉ nhập khẩu điều thô, tiêu từ Campuchia, năm 2021 ghi nhận việc Việt Nam nhập khẩu một lượng gạo khổng lồ từ Ấn Độ.
Việt Nam nhập lượng gạo khổng lồ từ Ấn Độ
Mặc dù là nước xuất khẩu gạo top đầu thế giới nhưng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu lượng lớn gạo từ Ấn Độ.
Theo số liệu của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam đã đạt gần 247.000 tấn, trị giá 74,8 triệu USD.
Con số này tăng đột biến hơn 3.250 lần về lượng và tăng gần hơn 554 lần về trị giá so với 76 tấn, trị giá 135 triệu USD của cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là lượng gạo nhiều nhất từ trước đến nay mà Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam.
Đáng chú ý, từ năm 2019 trở về trước, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sang Việt Nam chỉ đạt mức khiêm tốn nhưng từ năm 2020 Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn trong những tháng đầu năm 2021.
Trong khi đó, theo Reuters, năm 2021, Ấn Độ có thể xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn tạo, nhiều hơn số lượng gạo của 3 nhà xuất khẩu gạo lớn trên thế giới là Thái Lan, Việt Nam và Pakistan cộng lại.
Mặc dù là nước xuất khẩu top đầu thế giới nhưng năm 2021, Việt Nam nhập khẩu lượng lớn gạo từ Ấn Độ. Trong ảnh: Thương lái thu mua lúa cho nông dân tại Cần Thơ. Ảnh: H.Xây.
Chỉ tính riêng trong 7 tháng năm 2021, xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã đạt 12,84 triệu tấn, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2020.
Tiết lộ với Reuters, ông Nitin Gupra, Phó Chủ tịch Công ty Kinh doanh gạo Olam India cho biết, sở dĩ xuất khẩu gạo của Ấn Độ tăng là do năm nay Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh cũng mua gạo từ Ấn Độ.
Video đang HOT
Với ưu thế giá rẻ, gạo Ấn Độ đang được nhiều nhà nhập khẩu.
Việt Nam mua gạo của Ấn Độ có phải là điều bất thường?
Bày tỏ quan điểm về việc Việt Nam tuy là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới nhưng cũng nhập khẩu lượng lớn nông sản về chế biến, GS.TS Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần phải nêu rõ các con số nhập khẩu để định hướng phát triển cho từng ngành một cách phù hợp.
Theo ông Bộ, không chỉ nhập lượng lớn điều thô từ Campuchia, Việt Nam cũng đang nhập khẩu lượng lớn gạo từ Ấn Độ.
Tuy nhiên, dưới góc độ thương mại, nhiều chuyên gia trong ngành lúa gạo cho rằng, điều này là bình thường vì gạo Ấn Độ rẻ hơn gạo Việt Nam nên các doanh nghiệp thường nhập về để chế biến các sản phẩm từ gạo và phục vụ nhu cầu chăn nuôi.
Đại diện một doanh nghiệp cho rằng, việc doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gạo từ Ấn Độ cũng như doanh nghiệp Ấn Độ nhập khẩu gạo của Việt Nam, trong xu thế hội nhập việc này không có gì là bất thường.
Trong khi Việt Nam đang hướng đến sản xuất những loại gạo thơm, chất lượng cao thì loại gạo phục vụ chế biến các sản phẩm từ gạo, chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ thiếu hụt, trong khi gạo Ấn Độ giá rẻ hơn nên các doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu
Theo dự báo của Tổng cục Hải quan, số lượng gạo xuất khẩu cả năm 2021 nhiều khả năng không đạt 6,5 triệu tấn, dừng lại ở mức 6-6,2 triệu tấn, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo có thể vẫn đạt trên 3 tỉ USD nhờ giá gạo Việt Nam thuộc top đầu thế giới.
Điều này cũng đúng với định hướng phát triển ngành lúa gạo của Bộ NNPTNT là giảm sản lượng và tăng giá trị.
Bà Bùi Kim Thùy, đại diện cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN cũng cho rằng, trong quan hệ thương mại, việc nhập khẩu việc nhập khẩu nguyên liệu nông sản về chế biến là hoàn toàn bình thường.
Theo bà Thùy, không nên quá quan ngại khi nhìn vào lượng kim ngạch nhập khẩu vì chúng ta đang sử dụng các yếu tố nhập khẩu như yếu tố đầu vào để gia công, chế biến, xuất khẩu đến những thị trường có FTA và những thị trường đó cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt thì tại sao lại không làm?
Ra mắt Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, ngày 27/11, Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam đã chính thức được ra mắt, mở thêm một kênh kết nối giao thương mới cho doanh nghiệp hai nước.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại bang New South Wales, bang Nam Australia và bang Queensland Nguyễn Đăng Thắng phát biểu tại sự kiện ra mắt Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam. Ảnh: Diệu Linh, P/v TTXVN tại Australia
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Australia vừa hoàn tất ký kết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế, hướng tới mục tiêu đưa hai nước trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng gấp đôi đầu tư hai chiều.
Phát biểu tại sự kiện, ông Francis Wong, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam chia sẻ, với tư cách là người đại diện cho Tập đoàn Becamex IDC tại Australia, ông Wong đã có nhiều cơ hội đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Ông nhận thấy nhiều doanh nhân tại bang Nam Australia mong muốn tìm hiểu thị trường Việt Nam, nhưng chưa tận dụng được tốt nhất các cơ hội và tiềm năng.
Ông Wong cho rằng không gian thương mại - đầu tư giữa Australia và Việt Nam còn nhiều triển vọng. Theo ông, Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế sẽ là cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế giữa hai nước và bang Nam Australia cần nhanh chóng tận dụng cơ hội này, vì hầu hết các bang khác của Australia hiện đã có văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Chủ tịch Francis Wong tại sự kiện ra mắt Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam. Ảnh: Diệu Linh, P/v TTXVN tại Australia
Ông Wong dự đoán, trong hai năm tới, số lượng doanh nghiệp Australia đầu tư, kinh doanh với Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể, thể hiện qua hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa song phương. Để các doanh nghiệp tại bang Nam Australia không bỏ lỡ thời cơ, ông Wong đã quyết định cần nhanh chóng tạo lập một cơ sở kết nối giao thương hai nước. Việc thành lập Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam sẽ đóng vai trò rất quan trọng, thúc đẩy các khu vực tư nhân ở bang Nam Australia tận dụng tốt hơn các cơ hội hợp tác, xây dựng mối quan hệ bền chặt với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù mới được thành lập, nhưng Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam hiện có khoảng 70 hội viên, trong đó phần lớn là các doanh nghiệp tại bang Nam Australia, hoạt động trên đa dạng các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Hội đồng kỳ vọng sẽ đạt 200 hội viên trong vòng 18 tháng tới.
Về mục tiêu và phương hướng hoạt động, các thành viên của Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam sẽ hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Australia, như nông nghiệp, thủy sản, giáo dục, kinh tế kỹ thuật số, du lịch, khoa học, công nghệ và đổi mới, sản xuất, năng lượng và tài nguyên, cũng như một số dịch vụ thế mạnh khác.
Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá tiềm năng Việt Nam sẽ là một trung tâm mới của nhóm các nước thuộc khu vực sông Mekong, cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á và châu Á, Hội đồng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nam Australia đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, hướng tới mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Trước mắt, Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam sẽ tập trung vào các hoạt động giới thiệu thông tin về thị trường Việt Nam tới các hội viên, thông qua các cuộc hội thảo, diễn đàn, tạo kênh kết nối với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Australia và mở rộng mạng lưới gắn kết doanh nghiệp.
Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia Nguyễn Phú Hòa tiếp thị nhãn và thanh long của Việt Nam tới các hội viên của Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam. Ảnh: Diệu Linh, P/v TTXVN tại Australia
Tham dự sự kiện ra mắt Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam, Tổng lãnh sự Việt Nam tại bang New South Wales, bang Nam Australia và bang Queensland Nguyễn Đăng Thắng hoan nghênh sáng kiến của Chủ tịch Wong và mong muốn Hội đồng sẽ đóng góp lâu dài cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia, cụ thể là bang Nam Australia.
Ông Nguyễn Đăng Thắng cho biết Chiến lược tăng cường gắn kết kinh tế Việt Nam và Australia xác định 9 lĩnh vực chính mà hai nước có thế mạnh đặc biệt để hợp tác chặt chẽ, nhằm mục đích làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Theo Tổng lãnh sự, cả 9 lĩnh vực này đều tương đồng với các lĩnh vực đã được chính quyền bang Nam Australia, thông qua các cuộc thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp, xác định là trọng tâm ưu tiên phát triển của địa phương.
Trên cơ sở bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam sẽ là "mái nhà" giúp doanh nghiệp hai nước xúc tiến tiếp cận thị trường và trao đổi hàng hóa. Tổng lãnh sự Nguyễn Đăng Thắng kêu gọi các doanh nghiệp bang Nam Australia tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam ngày nay không đơn thuần chỉ là một điểm đến, mà là nơi hội tụ cho thương mại, đầu tư và nghỉ dưỡng.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại bang New South Wales, bang Nam Australia và bang Queensland và Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia tiếp thị nhãn và thanh long Việt Nam tới các hội viên của Hội đồng Kinh doanh Nam Australia - Việt Nam. Ảnh: Diệu Linh, P/v TTXVN tại Australia
Cũng tại sự kiện này, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại bang New South Wales, bang Nam Australia và bang Queensland đã phối hợp cùng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia tổ chức tiếp thị dùng thử quả nhãn Việt Nam, giới thiệu quả dừa tươi, thanh long với đông đảo doanh nghiệp Australia. Các sản phẩm chất lượng do Công ty 4 Ways Fresh nhập khẩu và phân phối.
Cũng vào tối ngày 27/11, Hội Doanh nhân Việt Nam tại Sydney (VEAS) đã tổ chức buổi gặp gỡ cuối năm để tổng kết các hoạt động trong năm 2021 và ra mắt Ban chấp hành mới khóa 2. Mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, trong năm qua, VEAS tiếp tục duy trì nhiều hoạt động kết nối, hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệp kinh doanh giữa các doanh nghiệp thành viên và kết nạp thêm nhiều thành viên mới hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng tổng số hội viên lên gần 70 doanh nghiệp.
Các thành viên của Hội cũng đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ủng hộ bà con trong nước gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, đóng góp vào Quỹ phòng chống COVID-19 ở Việt Nam, quảng bá, tiếp thị và tiêu thụ nhiều loại nông sản Việt Nam tại thị trường Australia... Ông Nguyễn Minh Hoàn, tân Chủ tịch của VEAS, bày tỏ tin tưởng, trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục lớn mạnh, tổ chức thêm nhiều hoạt động thúc đẩy cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Australia, góp phần vào việc tăng cường gắn kết quan hệ kinh tế giữa hai nước nói chung.
Doanh nghiệp Cần Thơ trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang Hàn Quốc Doanh nghiệp Cần Thơ trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang Hàn Quốc Ngày 17/11, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) cho biết, doanh nghiệp này vừa trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc với giá tốt. Chuyển gạo vào container...