Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí “khủng” của Pháp?
Trong vài năm trở lại đây, ngoài đối tác truyền thông Nga, Việt Nam đã mở rộng mua sắm vũ khí từ nhiều nước khác, trong đó có Pháp.
Trong hàng chục năm, Việt Nam là đối tác truyền thông với Liên Xô (sau này là Nga) ở lĩnh vực hợp tác kĩ thuật – quân sự. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nguồn cung vũ khí từ nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Á. Tiêu biểu là các công nghệ vũ khí từ Ấn Độ, Israel và mới đây nhất là Pháp với hàng loạt hợp đồng. Trong ảnh, xe thiết giáp trinh sát BRDM-2 do Liên Xô sản xuất, diễu hành trong lễ ra quân bảo vệ IPU 132 tại Hà Nội.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 2013, Việt Nam đã ký mua 25 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 để trang bị cho 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại Sigma 9814 do hãng Damen (Hà Lan) thiết kế chế tạo. Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới và hiện đại nhất của thế hệ tên lửa MM40 thuộc dòng tên lửa diệt hạm huyền thoại nước Pháp Exocet.
Tên lửa hành trình chống hạm MM40 Block 3 nặng 780kg, dài ít hơn 6m, thân đạn được thiết kế tối ưu cơ động G cao, giảm tín hiệu radar và hồng ngoại. Biến thể này được nâng cấp động cơ giúp tăng tầm bắn lên tới 180km (so với thế hệ Block 2 đạt 70km), lắp đầu đạn nặng 165kg, dùng radar dẫn đường chủ động Super ADAC J-band.
Trên mỗi tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 của Việt Nam có thể mang theo 8 quả đạn MM40 Block 3. Trong ảnh là bệ phóng của MM40 Block trên tàu hộ vệ của một quốc gia nước ngoài.
Đi kèm với thương vụ Exocet, Việt Nam còn ký với Pháp mua 2 hệ thống tên lửa phòng không trên hạm VL-MICA kèm theo 40 quả đạn tên lửa cho 2 tàu hộ vệ Sigma 9814. Trong ảnh, bệ phóng thẳng đứng VL-MICA được bố trí sau tháp pháo 76mm trên mô hình tàu hộ vệ Sigma dành cho Việt Nam.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không VL-MICA có khả năng đánh chặn, phá hủy các loại tên lửa hành trình diệt hạm, máy bay, trực thăng với độ chính xác cao, tốc độ phản ứng rất nhanh, kháng nhiễu tốt.
Hệ thống VL-MICA được trang bị 2 loại đạn tên lửa phòng không gồm: MICA RF dùng đầu dò radar chủ động với chóp nhọn bảo vệ đầu và MICA IR sử dụng đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem với nắp kính ở đầu tên lửa. Khối lượng đầu nổ chiến đấu của MICA nặng 12kg, nó được đặt ngay sau đầu dò sử dụng cơ chế chạm nổ hay radar kích nổ. Tên lửa MICA có thể cơ động với khả năng chịu lực lên tới 50G.
Tốc độ được cung cấp bởi động cơ nguyên liệu rắn giúp tên lửa MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa là 20km với tầm độ cao tối đa là 9km, tốc độ bắn giữa hai loạt cách nhau chỉ 2 giây.
Và mới đây nhất, theo báo Pháp TTU Online, Việt Nam có thể ký hợp đồng trước mắt mua 18 pháo tự hành Caesar 155mm từ công ty Nexter Systems (Pháp), mục tiêu sau đó có thể tăng lên 108 khẩu.
Caesar 155mm được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành hiện đại hàng đầu thế giới. Caesar trang bị pháo 155mm với hệ thống đạn bán tự động cho tốc độ bắn 6-8 phát/phút hoặc 3 phát/15 giây. Theo tính toán, một khẩu đội 8 khẩu Caesar có thể rải hơn 1 tấn đạn trong vòng một phút; 1.500 đạn nhỏ hoặc 48 đạn chống tăng thông minh ở tầm xa đến 40km.
Đáng lưu ý, từ những năm 1990, Việt Nam đã có ý đồ mua sắm 24 chiếc tiêm kích Mirage 2000 của Pháp. Rất tiếc, do áp lực từ chính phủ Mỹ (khi đó Mỹ vẫn đang áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam), phía Pháp và Dassault Aviation sau cùng đã từ chối ký hợp đồng cung cấp Mirage 2000 cho Việt Nam.
Theo Kiến Thức
Sự đáng sợ của tên lửa VL MICA trên Sigma 9814
Theo thông tin mới nhất được SIPRI công bố, Việt Nam đã đặt mua 40 quả tên lửa phòng không tầm ngắn phóng thẳng đứng VL MICA để trang bị cho 2 khinh hạm Sigma 9814.
MICA là dòng tên lửa phòng không tầm ngắn được phát triển bởi Tập đoàn MBDA (Pháp), đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và trong tương lai sẽ có thêm cả Việt Nam.
Tên lửa VL MICA
Tên lửa MICA có khối lượng 112 kg, gồm phiên bản sử dụng radar chủ động MICA RF ra mắt năm 1996 và phiên bản đầu dò ảnh nhiệt MICA IR giới thiệu năm 2000.
Kết cấu gọn gàng của tên lửa rất dễ hiểu do nguồn gốc là tên lửa không đối không gắn trên máy bay, 4 cánh đuôi điều hướng của MICA có thể tháo lắp một cách dễ dàng.
Tên lửa MICA RF (Trái) và MICA IR (Phải)
Tên lửa MICA RF sử dụng đầu dò radar xung Doppler AD4A với chóp nhọn bảo vệ ở đầu, được cung cấp bởi liên doanh Thales và Alenia Marconi, hoạt động trong dải tần từ 10 - 20 GHz. Đây là loại đầu dò với thiết kế và hiệu suất đã được chứng minh và cũng được sử dụng trên tên lửa phòng không Aster mạnh hơn.
Trong khi đó, MICA IR trang bị đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem với nắp kính ở đầu tên lửa, các bộ phận còn lại tương tự MICA RF.
Đầu đạn có khối lượng 12 kg của MICA được đặt ngay sau đầu dò, sử dụng cơ chế chạm nổ hay kích nổ bằng sóng radar. Tên lửa MICA có thể cơ động với khả năng chịu quá tải lên tới 50G.
Dữ liệu về mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, nguồn dữ liệu được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học.
Sau khi phóng từ bệ phóng thẳng đứng, tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối đầu dò sẽ dẫn đường tên lửa bắn trúng mục tiêu.
Tốc độ được cung cấp bởi động cơ nhiên liệu rắn giúp MICA đạt vận tốc Mach 3, tầm bắn tối đa 20 km với trần bay 11 km, giãn cách giữa 2 loạt phóng chỉ là 2 giây.
Hệ thống VL-MICA-M cung cấp một chiếc ô phòng thủ đáng tin cậy cho chiến hạm
Phiên bản tên lửa phòng không VL-MICA-M lắp đặt trên chiến hạm như Sigma 9814 được tích hợp với hệ thống tác chiến của con tàu.
Thông tin mục tiêu được cung cấp qua radar hoặc cảm biến quang - điện tử và sau khi khai hỏa, tên lửa sẽ hoàn toàn tự động bay đến mục tiêu (phương thức "bắn và quên").
Theo Tri Thức
Việt Nam mua lượng lớn pháo tự hành diệt cả xe tăng Trang TTU Online (Pháp) ngày 10/3 cho biết, Việt Nam sẽ đặt mua tổng cộng 108 hệ thống pháo tự hành 155mm Caesar có khả năng diệt cả xe tăng hạng nặng. Theo nguồn tin trên, công ty quốc phòng Nexter Systems của Pháp dự kiến sẽ ký một hợp đồng cung cấp 18 hệ thống pháo tự hành Caesar 155mm cho Việt...