Việt Nam mong muốn được bày tỏ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng ASEAN
Chiêu 12-5, tại TP Đà Lạt, Lâm Đông, Hôi nghị lân thứ 5 Nhóm Tư vân Hôi đông Liên nghị viên Hiêp hôi các quôc gia Đông Nam Á ( AIPA Caucus 5) đã được khai mạc với sự tham dự của hơn 60 đại biêu đên từ 9 nghị viên thành viên AIPA, Ban Thư ký AIPA, Ban Thư ký ASEAN và môt sô tô chức quôc tê. Phó Chủ tịch Quôc hôi Viêt Nam Tòng Thị Phóng và Tông Thư ký ASEAN Lê Lương Minh dự phiên khai mạc.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ Hội nghị Nhóm Tư vấn AIPA lần thứ 5 này là diễn đàn để các nghị sĩ AIPA xem xét kết quả thực hiện các Nghị quyết đã được thông qua tại Đại hội đồng AIPA lần thứ 33, đồng thời thảo luận về hai lĩnh vực quan trọng của khu vực và toàn cầu là tăng trưởng xanh và giảm nghèo vì sự phát triển bền vững.
Bà Tòng Thị Phóng khẳng định Việt Nam mong muốn được bày tỏ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng ASEAN, góp phần vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển.
Tối cùng ngày, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đã tiếp trưởng đoàn các nước, các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị Nhóm tư vấn AIPA lần thứ 5.
Hội nghị Nhóm tư vấn AIPA được tổ chức thường xuyên giữa các thành viên AIPA, giữa các quan sát viên đặc biệt, cũng như giữa AIPA và ASEAN. Nhiệm vụ chung là đưa ra những sáng kiến về sự tham gia hiệu quả hơn và có hệ thống hơn của AIPA vào các hoạt động của ASEAN. Hội nghị AIPA Caucus lần thứ nhất được tổ chức tại Malaysia vào tháng 4-2009, tập trung vào vấn đề hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh chống hiểm họa ma túy và buôn bán người. Hội nghị lần thứ 2 được tổ chức tại Singapore vào tháng 6-2009 xem xét thảo luận các sáng kiến về năng lượng sạch và hệ thống thương mại đa phương. Hội nghị lần thứ 3 được tổ chức tại Philippines vào tháng 6-2011 thảo luận về chủ đề Quản lý ứng phó với thiên tai và chủ đề Phúc lợi, bảo vệ trẻ em. Hội nghị lần thứ 4 tổ chức tại Thái Lan vào tháng 6-2012 thảo luận các sáng kiến về chủ đề quản lý thiên tai và thành lập Nhóm nòng cốt AIPA. Hội nghị lần thứ 5 ở Việt Nam kéo dài đến 13-5.
Theo vietbao
Việt Nam tiếp tục bàn về Biển Đông tại Úc
Việt Namvừa tham dự hội thảo vềbiển Đôngtại Úc với chủ đề "Biển Đông và môi trườngan ninhkhu vực của Úc" với sự tham dự của khoảng 50 học giả, chuyên gia luật, quân sự, an ninh, ngoại giao, nhà bình luận quốc tế ... ngày 28/3 vừa qua.
Video đang HOT
Báo Thanh Niên ngày 4/1 cho biết, Việt Nam tham gia với bài tham luận về quá trình đòi chủ quyền lãnh hải tại biển Đông và những văn bản pháp lý chứng minh chủ quyền lãnh hải của Việt Nam tại biển Đông.
Hội thảo đã nghe các diễn giả trình bày về nguồn gốc tranh chấp ở Biển Đông, vai trò của luật pháp và quản trị quốc tế, quan điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các bên tranh chấp về vấn đề Biển Đông, lợi ích của Mỹ tại Biển Đông, sự liên quan của Úc tại Biển Đông và một số đề xuất giải pháp.
Thủy phi cơ, trực thăng vũ trang hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận đổ bộ chiếm "đảo D" trên Biển Đông
Sau các phần hỏi đáp, Hội thảo cũng đã đề xuất một số giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Trong đó nhấn mạnh sự ổn định, tránh xung đột tại Biển Đông là rất cần thiết trước khi có thể tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp.
Các bên cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhất trí với đề xuất của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) cũng như các đề xuất về ngăn chặn xung đột, hợp tác thể chế hàng hải. Hội thảo nhấn mạnh rằng quá trình tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông rất cần sự tham gia tích cực của Trung Quốc.
Trước đó, tại Mỹ, từ ngày 13 tới 15/3 cũng đã diễn ra do Hội Châu Á - trụ sở tại New York - phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức. Việt Nam có hai học giả từ trong nước là tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Khoa Luật quốc tế thuộc Học viện Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao tham gia.
Đặt dưới lăng kính "Biển Đông là nhân tố trung tâm cho hòa bình và an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương", các chuyên gia tham gia hội thảo đã phân tích xem phải chăng tranh chấp khu vực này đang là một quả bom nổ chậm, đòi hỏi phải nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
Báo Đất Việt dẫn bài viết của TS Vũ Quang Việt (Nguyên chuyên viên cao cấp của LHQ) cho biết, các chuyên gia Luật quốc tế, trừ giáo sư Luật ở Đại học Thanh Hoa TQ tham dự hội thảo cho rằng, việc Philippines kiện Trung Quốc là đúng và theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS = Luật Biển), Chủ tịch Tòa án Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ phải cử ra 5 thành viên để xét xử, bất chấp việc Trung Quốc từ chối tham gia.
Các chuyên gia uy tín về luật quốc tế tham dự hội thảo, như GS Jerome Cohen ở Đại học New York và GS Robert Beckman ở NUS ủng hộ vụ kiện này của Philippines. Ông Cohen còn nói rằng Việt Nam cũng nên làm thế.
Tuy nhiên Giáo sư người Singapore lại cho rằng việc Philippines không tham khảo ý kiến của ASEAN trước khi kiện có thể gây tổn hại cho sự thống nhất của tổ chức này. Đại sứ Philippines đã phản bác quan điểm này và cho rằng Phi phải vệ quyền lợi của đất nước họ, không thể chờ đợi ASEAN đi đến đồng thuận, điều có thể không bao giờ xảy ra.
Tại hội thảo, các học giả Mỹ đã nhấn mạnh về tuyên bố Wasinhton trung lập trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và chỉ muốn bảo đảm tự do đi lại cho tàu thuyền của các nước mà thôi. Phía Mỹ nhấn mạnh rằng hiện nay Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được quan hệ chặt chẽ, chưa thiết lập được đường dây nóng giữa các lãnh đạo cấp cao, kể cả cấp bộ trưởng quốc phòng hai nước, nên nguy cơ hiểu lầm, tính toán sai lầm, biến đụng độ nhỏ trở thành đụng độ lớn, vẫn còn cao.
Trái với mong mỏi của dư luận, Thiếu tướng Chu Thành Hổ (Zhu Chenghu), Hiệu trưởng Học viện Quốc phòng, Trường Đại học Quốc phòng, Trung Quốc cho rằng hiện không phải là thời điểm phù hợp để đi tới thoả thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Ông Chu cũng nói lấp lửng rằng đa số dân chúng Trung Quốc muốn Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, nhưng né tránh nói rõ quan điểm của Bắc Kinh.
Tướng Chu cũng nói rằng Trung Quốc muốn "giữ hiện trạng", nhưng nhiều người cho rằng cần phải xác định rõ "giữ hiện trạng" là gì. Ví dụ việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, đơn phương ra lệnh cấm đánh cá gần Hoàng Sa, Trường Sa có phải là "giữ hiện trạng" không? Trung Quốc đã từng chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma từ tay Việt Nam năm 1988 rồi nay lại kêu gọi "giữ hiện trạng" thì có hợp lý không?
Trung Quốc liên tiếp gây rối ở Biển Đông
Tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 23/3 nhận định, Bắc Kinh đang tiếp tục leo thang gây hấn trên Biển Đông, củng cố yêu sách (phi pháp) của mình trên Biển Đông bằng các cuộc tuần tra hàng hải trên mặt biển, trên không ở khu vực tranh chấp.
Dẫn nguồn tin Tân Hoa Xã, hôm thứ Hai một chiếc trực thăng Trung Quốc cất cánh từ tàu Hải tuần 31 để thực hiện cái gọi là "tuần tra, giám sát" không phận khu vực Đá Tư Nghĩa nằm trong cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Đá Tư Nghĩa đang bị lính Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV).
Giới truyền thông Trung Quốc cũng liên tục đưa tin rằng đây là lần đầu tiên Trung Quốc phái máy bay trực thăng hàng hải đến khu vực quần đảo Trường Sa. Không đừng lại ở đây, Hải tuần Trung Quốc còn thả hoa tiêu trái phép tại khu vực Đá Tư Nghĩa, Bãi Đá Bắc thuộc cụm Bình Nguyên và Bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang, quần đảo Trường Sa.
Ngày 22/3, một chiếc tàu Ngư chính "to nhất" Trung Quốc tiếp tục được phái tới Trường Sa để thực hiện cái gọi là "tuần tra, bảo vệ ngư dân" trong khi 4 tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải đang tập trận trên vùng biển "X", đổ bộ đánh chiếm "đảo D" trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cho hay, Manila đang theo dõi chặt chẽ mọi động thái của Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các khu vực hàng hải thuộc "chủ quyền" của Philippines.
Trước đó, chiều 8/3, một đội tàu hải giám của Trung Quốc đã rời Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là "tuần tra định kỳ" ở Biển Đông.
Đội tàu trên gồm ba chiếc mang số hiệu Hải giám 83, Hải giám 262 và Hải giám 263, cùng một trực thăng mang số hiệu Hải giám B-7103, được giao nhiệm vụ tiến hành tuần tra các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong 9 ngày.
Cách đó 5 ngày, (3/3), 3 tàu Hải tuần Trung Quốc chở theo 1 chiếc trực thăng đã kéo ra quần đảo Trường Sa thực hiện cái gọi là "tuần tra chấp pháp".
Theo vietbao
Mỹ tạm thời vắng Tổng thống và Phó Tổng thống Chủ tịch Nghị viện John Bonaire trong một khỏang thời gian ngắn có thể là nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất ở nước Mỹ, theo Tiếng nói nước Nga. Lý do của việc này là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama công du đến Trung Đông còn Phó Tổng thống Joseph Biden tới Vatican dự lễ đăng quang của tân Giáo hoàng....